Nga sẽ đóng 12 chiến hạm mang tên lửa siêu vượt âm
Tàu hộ vệ Đề án 22350M có thể trang bị 48 tên lửa Zircon, chiếc đầu tiên dự kiến biên chế cho hải quân Nga vào năm 2027.
“Kế hoạch chế tạo loạt tàu hộ vệ có lượng giãn nước 7.000 tấn, mang được 48 tên lửa đa năng Kalibr, tên lửa diệt hạm siêu âm Oniks và siêu vượt âm Zircon sẽ hoàn tất trong năm nay”, nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga hôm qua tiết lộ.
Theo nguồn tin, tổng cộng 12 chiến hạm Đề án 22350M sẽ được chế tạo, chiếc đầu tiên dự kiến được đưa vào biên chế hải quân Nga năm 2027. Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin này.
Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov trong chuyến ra biển đầu năm 2019. (Ảnh: Livejournal).
Tên lửa chống hạm siêu vượt âm 3M22 Tsirkon (Zircon) có tầm bắn khoảng 400 km, đạt tốc độ Mach 8 (gấp tám lần vận tốc âm thanh), đã hoàn thành 10 vụ thử trên biển và được triển khai thử nghiệm cấp nhà nước trong năm nay. Nga có thể sản xuất hàng loạt tên lửa Tsirkon vào năm 2021 và biên chế tên lửa này vào năm 2022.
Tàu hộ vệ Đề án 22350M là phiên bản nâng cấp sâu của Đề án 22350, được Cục Thiết kế Phương Bắc Nga hoàn thiện thiết kế hồi tháng 3. “Tàu sẽ có hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động với mọi vũ khí được tích hợp, làm tăng đáng kể khả năng tác chiến”, nguồn tin giấu tên nhấn mạnh.
Đề án 22350 là lớp tàu hộ vệ tàng hình hạng nặng đầu tiên do Nga chế tạo sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cũng là mẫu chiến hạm hiện đại nhất trong biên chế nước này. Hải quân Nga mới biên chế chiếc đầu tiên mang tên Đô đốc Gorshkov, chiến hạm thứ hai là Đô đốc Kasatonov đang chạy thử nghiệm.
Video đang HOT
Các chiến hạm Đề án 22350 nguyên bản có lượng giãn nước 5.400 tấn, đảm nhận nhiều nhiệm vụ như tấn công tầm xa, săn ngầm và phòng không, nâng cao năng lực tác chiến biển xa của hải quân Nga trong thế kỷ 21. Tàu được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có 16 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks hoặc tổ hợp tên lửa đa năng Kalibr.
Nguồn: VnExpress
Hai tàu hải quân Australia mang theo 800 thủy thủ đến Việt Nam
Từ ngày 7 đến ngày 10.5.2019, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và trong khuôn khổ hợp tác giữa Hải quân hai nước.
Hai tàu Hải quân Hoàng gia Australia là HMAS Canberra và HMAS Newcastle, gồm hơn 800 thủy thủ, do Chuẩn tướng Richard Owen, Tư lệnh Nhóm Chuyên trách 661 dẫn đầu, có chuyến thăm thiện chí Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Hai tàu Hải quân Australia vừa ghé thăm Cảng Cam Ranh vào sáng nay (7.5)
Thượng tá Đỗ Minh - Phó Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 chào mừng Chuẩn tướng Richard Owen, chỉ huy nhóm tác chiến 661 - Nỗ lực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2019 cùng tàu Canberra và Newcastle đến Cam Ranh.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm.
Chuyến thăm cũng nằm trong khuôn khổ Chương trình Nỗ lực Thái Bình Dương (IPE) năm 2019 được Australia tổ chức tại một số nước trong khu vực như: Sri Lanka, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia (IPE được Australia tổ chức từ năm 2017 và đây là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam).
Tham gia đón đội tàu tại Cảng Quốc tế Cam Ranh có đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hoà. Trong thời gian chuyến thăm, chỉ huy đội tàu sẽ chào xã giao lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa và chỉ huy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Tàu HMAS Canberra và HMAS Newcastle sẽ thực hiện một số hoạt động giao lưu với Hải quân Nhân dân Việt Nam về CUES, PASSEX, hoạt động quản lý và điều hành tàu, trao đổi kinh nghiệm về các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa và giao hữu thể thao.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ban nhạc Quân Đội Australia sẽ buổi biểu diễn cho công chúng vào buổi tối ngày 7.5 tại Công viên Tuệ tĩnh, đường Trần Phú, Nha Trang. Thủy thủ đoàn cũng sẽ có các hoạt động giao lưu cộng đồng bao gồm việc giao lưu với các học sinh của trường Trung học Cơ Sở Thái Nguyên tại Nha Trang.
Họạt động bảo trì máy bay trực thăng trên boong tàu HMAS Canberra.
Đại sứ Australia tại Việt Nam, Ngài Craig Chittick phát biểu "IPE 19 đem đến cơ hội làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước, trong đó có quan hệ quốc phòng, trên cơ sở hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Đây cũng là một dịp tuyệt vời để củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa người dân hai nước. Australia luôn luôn chào đón các cơ hội mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam và chuyến thăm tàu lần này khẳng định Việt Nam là một đối tác quan trọng của Australia trong khu vực."
Tàu HMAS Canberra, một trong hai tàu đổ bộ lớp Canberra và là con tàu lớn nhất đươc đóng cho Hải quân Hoàng Gia Australia, có hai nhiệm vụ song song. Tàu HMAS Canberra được tích hợp các hệ thống đổ bộ từ trên không và đường biển phức tạp và mạnh nhất trên thế giới cũng như đem lại cho Chính phủ Australia năng lực thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tàu hộ vệ HMAS Newcastle đến thăm hữu nghị cảng Cam Ranh.
Tàu dài 230 mét, cao 30 mét và có lực dãn nước 27.000 tấn. Tàu có thể thực hiện chiến dịch đổ bộ bằng xuồng và trực thăng cho 1.000 quân cùng vũ khí, đạn dược, quân trang, xe bọc thép cũng như chuyên chở hàng hóa dành cho mục đích cứu trợ nhân đạo khi cần thiết. Tàu có tốc độ tối đa 20 hải lý (35km/h) và có thể hoạt động độc lập ở tầm xa 6.000km.
Tàu Hải quân Hoàng Gia HMAS Newcastle là tàu hộ vệ tên lửa và là loại tàu hộ vệ tầm xa. Tàu HMAS Newcastle có khả năng phòng không, tác chiến mặt nước và tác chiến ngầm, trinh sát, tuần thám và đánh chặn.
Theo Danviet
Chuyên gia : Tên lửa TQ đặt tàu sân bay Mỹ vào thế "ngàn cân treo sợi tóc" Quân đội Trung Quốc đang vượt trội Mỹ trong cuộc chạy đua tên lửa, đặc biệt là tên lửa diệt hạm và các tướng lĩnh Mỹ đang đề ra các phương án đối phó trước khi tàu sân bay trở nên lỗi thời. Tàu chiến Trung Quốc phong tên lửa trong một cuộc tập trận. "Chúng tôi biết Trung Quốc có lực lượng...