Nga sẽ đi tiếp nước cờ nào sau Ukraine?
Cuộc trừng phạt kinh tế giữa Mỹ-EU và Nga như một trò chơi quanh đống lửa, càng vào gần càng nóng và tất cả đều khôn ngoan: Đừng đùa với lửa.
Nếu như sự manh động của Grudia đã tạo ra 2 cái tên Nam Ossetia và Abkhazia, thì sự manh động tiếp theo của Ukraine đã tạo ra 2 cái tên khác, Donetsk và Lugansk
Có thể nói, Ukraine và Grudia vừa là nạn nhân nhưng cũng là nguyên nhân của vấn đề. Nếu bạn có hành động “xỉa răng hổ” mà bị nó vồ thì rất khó để đánh giá là con hổ ấy nguy hiểm hay là bạn ngu ngốc.
Tất nhiên hành động đó không phải là thiếu cơ sở, nghĩa là do nguyên nhân chính trị, kinh tế…và từ kết quả đánh giá tương quan 2 lực lượng Nga và NATO. Vậy khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thời chiến tranh lạnh và ngày nay có gì khác nhau mà những quốc gia nhỏ yếu, ai chưa được gia nhập thì sẵn sàng “xỉa răng hổ” để mong được vào, ai được gia nhập rồi thì…hóa ra vẫn nơm nớp lo sợ, thiếu an toàn dưới cái ô NATO hiện nay?
NATO xưa và nay
NATO là sản phẩm của chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Trong cuộc chiến tranh này, NATO cực mạnh, sức răn đe cực lớn bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, Mỹ-NATO với Liên Xô là cuộc đối đầu ý thức hệ “ai thắng ai” nên sự đối kháng về quân sự là “một mất một còn”.
Thứ hai là về lực lượng, Mỹ có hơn 400 ngàn quân ở châu Âu, trong khi thành viên của NATO tuy ít, nhưng giàu mạnh, sự thống nhất cao.
Vì thế NATO mạnh cả về ý chí, tinh thần lẫn tổ chức, lực lượng.
Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên bang Xô viết tan rã, nước Nga không còn là XHCN mà phát triển theo mô hình TBCN hiện đại mà thể chế chính trị, cơ cấu kinh tế…không khác gì Mỹ và phương Tây. Lẽ ra NATO không còn cơ sở để tồn tại, tuy nhiên, nó vẫn tồn tại và phát triển thành viên cho đến ngày nay. Vấn đề đặt ra là, tại sao NATO vẫn tồn tại, vì mục đích gì và liệu sức mạnh, ý chí…của NATO có còn như xưa?
Video đang HOT
Trước hết, NATO vẫn tồn tại và vẫn dưới sự chỉ huy của Mỹ để triệt hạ Nga đến tận cùng (lẽ ra là Trung Quốc mới đúng chứ!), nhằm giành quyền thống trị thế giới tuyệt đối.
Mỹ sung sướng, mừng rỡ “không để đâu cho hết” khi Ukraine giải giáp vũ khí hạt nhân bao nhiêu thì ý muốn nung nấu là làm sao để Nga kiệt quệ, tan rã, buộc phải giải giáp VKHN như Ukraine, càng khát khao, cháy bỏng bấy nhiêu. Nga đã từng đề nghị được “gia nhập NATO”, đề nghị cùng tham gia hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ tại châu Âu để tránh đòn, nhưng đời nào Mỹ chấp nhận khi một thành viên dưới cái gậy chỉ huy của mình lại có một sức mạnh hạt nhân tương đương Mỹ.
Chính điều này đã cho NATO thấy, Mỹ không muốn bất kỳ ai, dù là đồng minh có lực lượng hạt nhân ngang Mỹ, đồng thời lộ rõ Mỹ đang chơi “con bài NATO” như thế nào. Và, NATO phó mặc an ninh châu Âu cho Mỹ với 70% chi phí của khối Mỹ phải gánh chịu, mặc dù Mỹ nhiều lần chỉ trích, yêu cầu tăng chi phí quốc phòng.
Mỹ dọa là sẽ giảm cam kết quân sự tại châu Âu, giảm quân số xuống thấp nhất…nhưng, ngay lúc tình hình Ukraine căng thẳng, trước cuộc họp thượng đỉnh NATO tại xứ Wales vừa qua, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố thẳng thắn với các đại biểu tại Hội đồng Nghị viện NATO (NATO PA) rằng, “Ở NATO, mục tiêu là kiềm chế chứ không phải khiêu khích nước Nga”, rồi, chẳng phải ngay lúc này Pháp vẫn bán tàu đổ bộ cỡ lớn cho Nga đấy thôi…
Trong hơn một thập niên qua, NATO đã chọn phương án thỏa hiệp, hợp tác an ninh, xây dựng đối tác hòa bình với Nga thông qua Hội đồng Hợp tác an ninh Nga- NATO.
Như vậy là tính đối đầu ý thức hệ giữa NATO và Nga không còn và sự đối kháng không cao bởi sự ràng buộc nhiều vấn đề mà cả hai đều quan tâm. Sự đối đầu ý thức hệ đã biến thành sự đối đầu về lợi ích quốc gia nên rất khó để xảy ra xung đột quân sự.
Sự nổi lên của NATO trên các phương tiện truyền thông những ngày qua không thể che giấu nổi một thực tế, đó là việc khối này hiện nay dường như chỉ tồn tại cho có, vai trò của nó đã gần như không còn sau Chiến tranh Lạnh và nhất là sau khi Nga và Mỹ thực hiện chính sách tái khởi động quan hệ vào năm 2009. Cỗ máy chiến tranh NATO thưở nào nay đã khô dầu nhớt, rất khó để khởi động.
Tất cả những điều trên là dữ liệu đầu vào cho chiến lược Nga.
Đáng tiếc, năm 2008, một nước nhỏ, làng giềng của Nga là Grudia, ngắn tầm nhìn, lại coi Mỹ-NATO là trời mà coi Nga như cái vung nên đã ăn quả đắng. Sự vụ xảy ra, Mỹ-NATO không động một ngón tay.
Nếu như năm 2008, Nga đã dám nói “không” với Mỹ-NATO, Nga đã nắn gân Mỹ-NATO và hiểu rõ Mỹ-NATO như thế nào, thì 6 năm sau, trong khi Nga đã mạnh hơn hàng trăm lần thì Ukraine không chịu hiểu, không chịu lấy Grudia làm bài học, lại trực tiếp đối đầu chống Nga, đe dọa lợi ích an ninh Nga…Và, bản đồ Ukraine không được vẽ lại mới là chuyện lạ. Mỹ-NATO cũng không động một ngón tay với Nga. Họ chỉ tập trận và EU thì bị Mỹ ép phải trừng phạt Nga về kinh tế như tự bắn vào chân.
Nỗi sợ lịch sử!
Cỗ máy NATO được Nga kích hoạt nhưng khởi động rất khó khăn. Nga không hoảng sợ khi các thành viên NATO (xanh dương) đã sát biên giới phía Đông.
Vần đề Ukraine, Crimea, miền Đông ly khai…không cần phải bàn ở đây, vì nó đã rõ, cờ đã tàn. Nói cách khác là chiến lược của Nga, đối sách của Nga với những quốc gia ngoài NATO đã rõ ràng. Nga đã chứng tỏ cho Mỹ-NATO một điều rằng, “tại phần này của thế giới không có cả Mỹ lẫn NATO, còn các qui tắc cơ bản ở đó là do Nga phân định” (USA Today). Qua đó, Nga cũng gửi một thông điệp sắc lạnh cho những quốc gia có ý đồ lăm le xin gia nhập NATO, chống Nga thì đừng có mơ Mỹ-NATO can thiệp khi bị Nga giáng trả.
Điều cần quan tâm tiếp theo là tại sao những thành viên mới gia nhập của NATO để mong thoát khỏi móng vuốt Nga lại hoang mang, lo sợ, một “nỗi sợ lịch sử” sau vụ Ukraine đến vậy?
Ba nước vùng Baltic gồm Latvia, Litva (Lithuania) và Estonia đã chớp thời cơ khi Nga đang đuối sức (năm 2004) đã biến mình thành một anh lính của NATO. Một anh “lính cơ quan” còn mong tránh được hòn tên mũi đạn, chứ một anh lính xung kích thì khó mong được ngày về. Latvia, Litva, Extonia cũng vậy, đã trở thành lính tiên phong của NATO, áp sát vào phía Đông nước Nga, thì không lo, không sợ sao được?
Vật tế thần đầu tiên của Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 là Ba Lan-một láng giềng phía Đông, huống chi, khi Nga-NATO xung đột thì 3 quốc gia này bình yên vô sự là chuyện không thể tin. Nhưng như trên đã phân tích, tính đối kháng giữa Nga-NATO không cao nên khó xảy ra Nga dùng vũ lực để “nuốt” 3 nước nhỏ bé vùng Baltic khi họ đã nằm trong cái ô NATO. Tuy nhiên, nếu Mỹ-phương Tây dùng phương thức “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ một chế độ không ưa thích thì Nga cũng không ngại làm chuyện đó.
Thông thường, để tiến hành một cuộc “cách mạng màu” phải có 2 điều kiện. Cần là phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài và đủ là có lực lượng bên trong.
Tại Ukraine, giai đoạn đầu là cách mạng màu kiểu Mỹ-phương Tây: Nỗi dậy, bạo loạn lật đổ chính quyền, bầu cử chính quyền mới. Giai đoạn sau, hiện nay là cách mạng màu kiểu Nga: Nổi dậy, công kích và tuyên bố ly khai, vì các quốc gia này sát biên giới Nga thay vì như Mỹ-phương Tây chỉ hỗ trợ từ xa. Tất nhiên, đây là cách duy nhất để Nga chứng tỏ với NATO là Nga không xâm lược các nước vùng Baltic mà sự thay đổi đó là do chính họ “đòi dân chủ” kiểu như các nước ở Trung Đông vậy.
Ba nước vùng Baltic tách ra từ Liên Xô cũ đều có những cộng đồng những người nói tiếng Nga mà phần đông trong họ ủng hộ Matxcơva. Riêng ở Estonia và Latvia, dân nói tiếng Nga rất đông.
Cuộc trừng phạt kinh tế nhau giữa Mỹ-EU và Nga như một trò chơi quanh đống lửa, càng vào gần càng nóng và tất cả đều thống nhất một quan điểm: Đừng đùa với lửa.
Tình hình sẽ bớt nóng hơn sau khi chia phần xong Ukraine bởi nhà nước hồi giáo IS, khủng bố…còn quan trọng hơn nhiều cái tên Ukraine.
Theo Đất Việt
Sân bay Donetsk lại bị tấn công bằng tên lửa và súng cối
Quân đội Ukraine ngày 9/9 cho biết sân bay gần thành phố Donetsk ở miền Đông Ukraine đã bị tấn công bằng tên lửa và súng cối trong bốn lần, nhưng không có ai bị thương vong.
Sân bay Donestk. (Nguồn: en.ria.ru)
Theo nguồn tin của quân đội Ukraine, sân bay này - từng bị phá hủy nặng nề trong các cuộc giao tranh hồi tháng Năm vừa qua, đã bị trúng tên lửa và đạn pháo trong đêm 8/9. Quân đội Ukraine cáo buộc các tay súng thuộc lực lượng đòi liên bang hóa đã tiến hành các cuộc tấn công này.
Trước đó, đụng độ vẫn nổ ra xung quanh thành phố cảng Marioupol, ở Đông Nam Ukraine. Cho đến nay, xung đột chưa đến mức bùng phát mạnh, nhưng tình trạng này đe dọa khả năng thực thi thỏa thuận ngừng bắn giữa chính quyền Kiev và lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông.
Bộ Quốc phòng Ukraine cũng thông báo đã có bốn binh sỹ Ukraine thiệt mạng và 29 binh sỹ khác bị thương kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 5/9 vừa qua./.
Theo Vietnam
Moscow Times: Phương Tây không giúp Ukraine, Trung Quốc sẽ nhảy vào Trung Quốc, trong đó có tuyên bố chủ quyền trên miền đông Siberia, sẽ rất vui khi thấy Nga vướng vào một cuộc xung đột quân sự. Tờ Moscow Times mới đây dẫn lời Alexei Bayer, một người gốc Moscow sống ở New York và là tác giả của cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng "Murder ở Dacha" xuất bản năm 2013,...