Nga sẽ đánh bại mọi lá chắn phòng thủ phương Tây
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin ngày 29/6 cho biết nước này sẽ thiết lập một hệ thống có thể đánh bại cũng như ngăn chặn bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào nhằm đảm bảo an ninh thực sự của mình.
Trả lời một đài phát thanh, ông Rogozin nêu rõ: “Nhiệm vụ của chúng tôi là thiết lập sự đảm bảo thực sự về an ninh cho Liên bang Nga bằng việc vũ trang cho quân đội Nga các thiết bị có thể giáng trả mọi âm mưu phá vỡ sự cân bằng chiến lược.”
Ông Rogozin, người phụ trách việc cung cấp kỹ thuật phòng không, nói rằng Nga đang cân nhắc hai cách để thực thi nhiệm vụ này gồm thiết lập hệ thống phòng thủ có khả năng đánh chặn tên lửa bay tới hoặc nâng cấp các lực lượng răn đe hạt nhân nhằm vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.
Ông cho biết tất cả các quyết định về quân đội và kỹ thuật cho việc phát triển này đã được hoàn tất.
Trước đó ngày 28/6, Tổng Tham mưu Trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov cho biết hiện đàm phán Nga-Mỹ về vấn đề phòng thủ tên lửa chưa đạt được tiến triển nào./.
Theo TTXVN
Hàn Quốc chính thức gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Khu vực Đông Bắc Á tiếp tục nóng lên với việc Hàn-Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật-Mỹ.
Video đang HOT
Tên lửa NHK hiện có của Hàn Quốc, tầm phóng chỉ đạt 250 km.
Ngày 18/6, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc cho rằng, đối với Hàn Quốc, mặc dù mối đe dọa lớn nhất đến từ CHDCND Triều Tiên là hàng chục nghìn khẩu pháo ở sát "vĩ tuyến 38", nhưng tên lửa của CHDCND Triều Tiên (đưa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và tầm bắn) cũng được Hàn Quốc xác định là mối đe dọa to lớn.
Hội đàm 2 2 Hàn-Mỹ vừa kết thúc đã rõ ràng cho biết, phải tăng cường "phương án thế trận phòng thủ tổng hợp" đối với tên lửa của CHDCND Triều Tiên, tức là Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa riêng. Báo Hàn Quốc cho biết, cùng với việc nhập radar cảnh báo sớm từ sớm, hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Theo hãng Yonhap, hai nước Hàn, Mỹ sẽ cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa có phạm vi phòng thủ tên lửa trong bán đảo Triều Tiên, hệ thống này sẽ kết nối khả năng phòng thủ tên lửa của Quân đội Hàn Quốc và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc (mà hai bên đã có trước đây), xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc.
Nhân sĩ cấp cao Chính phủ Hàn Quốc cho biết, tại cuộc hội đàm 2 2 Hàn-Mỹ tổ chức tại Washington vừa qua, hai nước Hàn-Mỹ đều đồng ý tăng cường "phương án thế trận phòng thủ tổng hợp", điều này thực tế chính là chuẩn bị cho việc tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội hai nước Hàn-Mỹ.
Trong tương lai, Hàn-Mỹ sẽ cùng hợp tác trên các phương diện như tăng tầm phóng cho tên lửa của Quân đội Hàn Quốc, tăng số lượng tên lửa đánh chặn, do thám căn cứ tên lửa, cơ quan nghiên cứu phát triển, hệ thống nhận biết tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Máy bay do thám chiến lược U-2 của Không quân Mỹ.
Nguồn tin này cho biết, thông qua chia sẻ vệ tinh do thám, máy bay do thám U-2 và các biện pháp do thám khác của quân Mỹ, Quân đội Hàn Quốc có thể "nhìn thấy" khu vực biên giới Trung Quốc-CHDCND Triều Tiên như núi Trường Bạch (thuộc ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang của Trung Quốc).
Nguồn tin trên tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa do Hàn Quốc và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc cùng xây dựng khác với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực mà Mỹ-Nhật xây dựng để đánh chặn tên lửa tầm xa. Hệ thống đánh chặn và theo dõi của hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc sẽ giới hạn ở bán đảo Triều Tiên.
Tờ "Chosun Ilbo" Hàn Quốc cho biết, phương thức vận hành của hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc là, sau khi radar cảnh báo sớm ban đầu Green Pine Block-B (do Israel sản xuất, khoảng cách dò tìm là 900 km) dò tìm được tên lửa của CHDCND Triều Tiên, sẽ sử dụng tên lửa dòng Iron Hawk-II và Patriot để tiến hành đánh chặn.
Tháng 12 năm nay, Hàn Quốc và Mỹ sẽ thiết lập "Sở chỉ huy tác chiến tên lửa đạn đạo", đây sẽ là trung tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc.
Radar Green Pine do Israel sản xuất.
Tờ "Tin tức Seoul" cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc chủ yếu dùng để phòng thủ tên lửa Scud (tầm phóng 300-500 km) và tên lửa Nodong (tầm phóng 1.300 km) của CHDCND Triều Tiên, hệ thống này sẽ xây dựng xong trong năm nay.
Tờ "Nhật báo Trung ương" Hàn Quốc cho biết, Mỹ luôn mời Hàn Quốc tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng Chính phủ Hàn Quốc luôn do dự vì lo ngại kích động Trung Quốc và phải chi phí khổng lồ.
Lần này Hàn Quốc chính thức tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ giúp Hàn Quốc có khả năng phòng thủ tên lửa CHDCND Triều Tiên tấn công.
Ngày 17/6, hãng Yonhap dẫn lời chuyên gia phân tích cho rằng, mặc dù hệ thống phòng thủ tên lửa phiên bản Hàn Quốc khác với hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ-Nhật xây dựng, nhưng vẫn có thể kích động Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt cho rằng, việc Hàn Quốc và Mỹ tổ chức diễn tập liên hợp trên biển Hoàng Hải có sử dụng tàu sân bay là "quay trở lại Chiến tranh Lạnh".
Theo hãng Yonhap, ngày 17/6, Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuyên bố, sẽ tiến hành cuộc diễn tập tổng hợp tại khu vực Ganghwa - Incheon và Gimpo - Gyeonggi từ ngày 18-20/6 nhằm ứng phó với sự "gây hấn" cục bộ của kẻ thù.
Tên lửa phòng không tầm trung của Hàn Quốc.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.
Mỹ-Nhật tập trận ngày 3/12/2010.
Theo GDVN
Mỹ "rót mưa tiền" cho tên lửa Vòm Sắt của Israel Mỹ có kế hoạch cung cấp thêm cho Israel 70 triệu USD trong năm nay để nước này tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa Vòm Sắt tối tân, các quan chức Mỹ hôm qua (18/5) cho biết. Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Tổng thống Barack Obama đã chỉ đạo ông thực hiện yêu cầu của phía Israel...