Nga sẽ đàm phán với Ukraine và phương Tây
Lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine nổ ra, Mátxcơva hôm qua 8/4 đã chấp nhận sẽ đàm phán với quốc gia láng giềng, cùng với sự tham dự của Mỹ và EU. Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra trong tuần tới.
Người biểu tình thân Nga xuống đường tại Donetsk
Cuộc họp sẽ có sự tham dự của bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của EU, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp phía Ukraine Andriy Deshchytsia.
Đây là lần đầu tiên cuộc họp 4 bên được tổ chức sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước mình hồi tháng 2 vừa qua, đồng thời bị cho là huy động nhiều binh sỹ đóng quân dọc biên giới với Ukraine.
Kiev và Washington cáo buộc Mátxcơva kích động bạo loạn tại khu vực phía Đông Ukraine, vốn có nhiều người nói tiếng Nga sinh sống, nhằm tạo đà cho khả năng chiếm đóng thêm nhiều lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên Nga đã bác bỏ cáo buộc này một cách mạnh mẽ.
Đến nay Mátxcơva vẫn từ chối công nhận chính quyền mới tại Kiev sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga bị lật đổ cách đây 2 tháng.
Thời gian và địa điểm chính xác cho cuộc gặp chưa được công bố, mặc dù một quan chức châu Âu xác nhận cuộc họp sẽ diễn ra tại châu Âu.
Video đang HOT
Một người phát ngôn của bà Ashton cho biết bà “sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Trong bối cảnh đó, bà sẽ gặp Bộ trưởng ngoại giao các nước Mỹ, Nga và Ukraine trong tuần tới”.
Trong ngày thứ Ba, NATO cảnh báo Nga rằng việc can thiệp sâu hơn vào Ukraine sẽ là một “sai lầm lịch sử” với hậu quả xấu.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định Mátxcơva phải rút quân đang đồn trú tại biên giới phía Đông của Ukraine. “Tôi hối thúc Nga rút lui và không leo thang tình hình tại Đông Ukraine”, ông Rasmussen nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố không có ý định xâm chiếm Ukraine nhưng ông bảo lưu quyền bảo vệ các lợi ích của Nga tại đây.
Ông kêu gọi nước Nga “tham gia vào một cuộc đối thoại thực chất với giới chức Ukraine”.
Căng thẳng đã leo thang từ cuối tuần qua, khi những người biểu tình thân Nga chiếm tòa nhà chính quyền địa phương tại Donetsk, Luhansk và Kharkiv, ở phía Đông Ukraine. Họ dựng rào chắn và cắm cờ Nga tại những địa điểm này.
Trong ngày hôm qua, giới chức Ukraine cho biết đã giành lại quyền kiểm soát tòa trụ sở tại Kharkiv, bắt giữ khoảng 70 người.
Còn tại Luhansk, các quan chức cáo buộc “những kẻ cực đoan” đang chiếm giữ tòa nhà an ninh quốc gia đã đặt thuốc nổ và bắt giữ khoảng 60 người.
Người biểu tình bác bỏ việc đặt thuốc nổ hay bắt giữ con tin, nhưng họ khẳng định đã thu giữ một kho vũ khí đầy súng trường tự động.
Tại Donetsk, người biểu tình vẫn còn chiếm đóng tòa nhà chính quyền vùng và kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine.
Theo Dantri
Mỹ dọa cấm vận Ukraine vì trấn áp người biểu tình
Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định đang cân nhắc mọi lựa chọn, bao gồm cả các biện pháp cấm vận chống lại Ukraine trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại quốc gia này tiếp tục kéo dài.
Cảnh sát Ukraine đã đụng độ với người biểu tình trong ngày 11/12
Thông tin trên được đưa ra giữa lúc cảnh sát chống bạo động Ukraine xô xát với người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Kiev.
Mỹ cảnh báo Ukraine không được dùng vũ lực đối với dân thường.
Các quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng quốc phòng Ukraine Pavlo Lebedyev đã nói rằng chính phủ của ông sẽ không dùng quân đội để trấn áp người biểu tình. Thông tin được ông Lebedyev khẳng định trong cuộc điện đàm với người đồng cấp tại Lầu năm góc.
Các cuộc biểu tình tại Kiev đã kéo dài nhiều tuần, khiến quốc gia 46 triệu dân này hầu như tê liệt.
Cả người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đều đã tới Kiev hôm thứ Tư để gặp gỡ người biểu tình và các thành viên chính phủ của Tổng thống Victor Yanukovych.
"Chúng tôi đang cân nhắc các lựa chọn chính sách, bao gồm cả cấm vận, nhưng tôi sẽ không nêu cụ thể", người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói. "Có nhiều lựa chọn còn để ngỏ, nhưng chúng tôi chưa có lựa chọn nào ở thời điểm này".
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ sự "ghê tởm" trước quyết định của chính quyền Ukraine trong việc "đáp lại cuộc biểu tình hòa bình...bằng cảnh sát chống bạo động, xe ủi và dùi cui, thay vì bằng sự tôn trọng các quyền dân chủ và nhân phẩm".
Trong sáng sớm qua, cảnh sát đã tiến vào khu trại chính của người biểu tình tại quảng trường Độc Lập. Các lực lượng chức năng tháo dỡ một số rào chắn và lều trại với lí do họ chỉ đang giải tỏa lối vào quảng trường để giao thông được thông suốt.
Người biểu tình đội mũ cứng đã khoác tay nhau tạo thành bức tường sống để chống lại cảnh sát. Ít nhất 9 người đã bị bắt giữ và có một số thông tin cho rằng cảnh sát sử dụng vũ lực. Cuối cùng các lực lượng chức năng đã rút lui khỏi cả quảng trường Độc Lập cũng như hội trường thành phố.
Tổng thống Viktor Yanukovych một lần nữa mời tất cả các bên tham gia đối thoại nhằm giải quyết khủng hoảng.
Căng thẳng bắt đầu lên cao sau khi chính phủ Ukraine từ chối ký thỏa thuận gia nhập EU. Thủ tướng Mykola Azarov ngày hôm qua khẳng định nước này muốn được hỗ trợ 20 tỷ euro từ EU trước khi ký vào thỏa thuận gia nhập.
Theo Dantri
EU, Nga, Mỹ và Ukraine đàm phán giải quyết khủng hoảng Các quan chức cấp cao của Liên minh Châu Âu ( EU), Nga, Mỹ và Ukraine sẽ đàm phán vào tuần tới để thảo luận về tình hình ngày càng bất ổn ở Kiev. Đây sẽ là cuộc họp bốn bên đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Những người tham gia cuộc đàm phán quan trọng này gồm có...