Nga sẽ “đắc lợi” nếu Thổ Nhĩ Kỳ “bắt tay” Mỹ giải phóng Raqqa
“Không thể loại trừ khả năng ông Erdogan và Tổng thống Nga Putin đã thảo luận về vấn đề này trong lần gặp gỡ tại Trung Quốc”.
Nga – Mỹ – Thổ có lợi gì trong tình huống này?
Đối với Washington, sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ chính là cách để nước này sửa đổi chính sách tại Syria. Mỹ đã phụ thuộc vào lực lượng người Kurd ở Syria và giờ đây, Ankara có thể trở thành đồng minh chính trong cuộc chiến.
Về phần mình, Nga có lẽ sẽ không chỉ trích Ankara bởi việc Ankara hợp tác với Mỹ hoàn toàn có lợi cho Moskva.
“Có vẻ như Moskva đã ngấm ngầm ủy quyền cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chiến dịch quân sự tại biên giới Syria”, Stanislav Tarasov, người đứng đầu trung tâm phân tích Middle East-Caucasus đánh giá.
“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cản trở kế hoạch của Nga nếu tham gia giải phóng Raqqa. Mục đích chính của Nga là đánh bại lực lượng khủng bố IS. Và việc giải phóng thành phố này có lợi đối với Moskva”, ông Mikhail Alexandrov, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Moskva nhận định.
Ankara đã khôi phục mối quan hệ với Moskva. Điều đó có nghĩa là nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát Raqqa thì tình huống ấy còn có lợi đối với Moskva hơn là khi thành phố do Mỹ kiểm sooát.
“Moskva sẽ đồng ý với trường hợp này. Tôi không thể loại trừ khả năng ông Erdogan và Tổng thống Nga Putin đã thảo luận về vấn đề này trong lần gặp gỡ tại Trung Quốc”.
Theo trang phân tích Svobodnaya Pressa của Nga, không phải vô cớ mà Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tham gia cùng Mỹ.
“Hoàn toàn hợp lý khi cho rằng: Với việc hỗ trợ chiến dịch giải phóng Raqqa, Erdogan sẽ đòi Washington giải quyết vấn đề người Kurd. Bảo vệ quyền tự trị của người Kurd là vấn đề sống còn đối với Ankara”, trích một bài báo trên Svobodnaya Pressa.
Tuy nhiên, quyết định này không phải là không có rủi ro. Nhiều nhà quan sát nhận định: Sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, một mặt có thể mở ra triển vọng xử lý IS, nhưng mặt khác sẽ khiến giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Syria trở nên phức tạp.
Video đang HOT
Raqqa được xem là thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Theo ông Tarasov, chiến dịch đã làm nảy sinh các vấn đề giữa Ankara, Washington và Moskva: “Thổ Nhĩ Kỳ là một phần trong liên quân do Mỹ dẫn đầu. Ông Erdogan có thể gia nhập lực lượng cùng Mỹ giải phóng Raqqa. Đồng thời, Ankara và Washington hiểu rằng Nga cũng có lợi ích riêng”.
Nhà phân tích cho rằng: Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria sẽ không làm tổn hại tới vị trí của Nga và Mỹ trong khu vực nhưng sẽ có nguy cơ kéo nước này lún sâu vào một cuộc xung đột chính trị nghiêm trọng.
Bước ngoặt
Ankara đã sẵn sàng tham gia vào chiến dịch giải phóng Raqqa, nơi được xem là thủ phủ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
“Raqqa là một trung tâm chủ chốt của IS. (Tổng thống Mỹ) Obama muốn chúng tôi hợp tác tại Raqqa. Tôi đã nói với ông ấy rằng về phía chúng tôi thì chẳng có vấn đề gì. Những gì chúng tôi có thể làm tại đó sẽ được xác định rõ ràng sau các cuộc trao đổi”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết.
Ông nói thêm rằng Ankara phải thể hiện sự hiện diện của mình trong khu vực và sẽ không chọn cách quay lưng lại với Syria, cũng như chiến dịch chống khủng bố.
Raqqa đã nằm trong tay các phần tử cực đoan kể từ năm 2013. Lực lượng Dân chủ Syria và quân đội Syria đã nỗ lực giải phóng thành phố này nhưng thất bại.
Tuy nhiên, cán cân sức mạnh đã thay đổi sau khi Thổ Nhĩ Kỳ khởi động chiến dịch Lá chắn sông Euphrates tại miền Bắc Syria vào 24/8. Sự tham gia của Ankara có thể là bước ngoặt cho cuộc khủng hoảng bởi nước này là một nhân tố chủ chốt trong chiến dịch chống IS trên bộ.
Thỏa thuận đột phá về Syria của Nga – Mỹ
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã đạt thỏa thuận đột phá về vấn đề Syria. Đây là bước tiến gần nhất cộng đồng quốc tế có được trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, hiện thực hóa thỏa thuận này cũng là một thách thức to lớn.
Giai đoạn 1 là: Thiết lập và duy trì lệnh ngừng bắn trên toàn đất nước. Không ai được phép vi phạm. Giai đoạn này sẽ kéo dài 48 giờ kể từ lúc hoàng hôn ngày 12/9 và sẽ tiếp tục kéo dài thêm 48 giờ nữa nếu được duy trì hiệu quả.
Giai đoạn 2 là: Các bên thiết lập một Trung tâm Thực thi Chung để cùng nhau tấn công nhằm vào Mặt trận al-Nursra, nhánh của Al-Qaeda tại Syria và IS.
Theo Soha News
Putin ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông: Chuyên gia Nga phân trần
Tuyên bố của ông Putin về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài được một số chuyên gia Nga lý giải.
Sau Hội nghị bàn tròn do Hiệp hội quốc tế Các Quỹ Hòa bình tại Moscow tổ chức ngày 8/9 với chủ đề: "Biển Đông - Con đường pháp lý đến hòa bình và ổn định", ông Pavel Gudev, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, cho rằng, phát biểu trong tổng kết Hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 6/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin hoàn toàn không có ý phản đối phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan).
Ông giải thích, thực chất nhà lãnh đạo Nga muốn tuyên bố rằng ông không nhất trí với cách thức Tòa đưa ra phán quyết trong một vụ kiện khi bên bị vắng mặt.
Tổng thống Nga Putin
Theo chuyên gia Gudev, tuyên bố của Tổng thống Putin không có nghĩa một sự thay đổi trong quan điểm của Nga về vấn đề tranh cãi lãnh thổ trên Biển Đông. Nga đã và sẽ không đánh giá về ai đúng ai sai, hay ai đúng hơn, cho dù đó là Philippines, Việt Nam hay Trung Quốc, thêm vào đó Việt Nam và Trung Quốc đều là đối tác chiến lược của Nga tại châu Á. Còn về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Nga luôn nhất quán với quan điểm không quốc tế hóa tranh chấp, cũng như sẽ không tham gia vào các tranh chấp quốc tế như vậy.
Từ góc độ luật quốc tế, chuyên gia chỉ ra rằng, một trong ba điều kiện cần thiết để một nước có thể đưa ra yêu sách chủ quyền đối với vùng lãnh hải trên cơ sở nguồn gốc lịch sử đó là phải có sự "đồng ý im lặng" của các quốc gia khác. Trong khi đó, tranh chấp tại biển Đông đã xảy ra từ lâu nên những yêu sách của Trung Quốc không có tính hợp pháp. Ông Gudev khẳng định, đa số các chuyên gia, quan sát viên tại Nga đều đồng ý với đánh giá ở góc độ pháp lý này.
Trước đó, nhà phân tích chính trị Nga- Giáo sư Dmitry Mosyakov cũng chỉ ra rằng, tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về phán quyết của Tòa đòi hỏi phải xem xét chăm chú trong tất cả các sắc thái, các mối quan hệ.
Trước hết, từ tuyên bố này cần hiểu rằng Nga không công nhận quyết định của Tòa, không phải là về bản chất, mà là về hình thức. Và điều đó tuyệt nhiên không tác động gì đến tầm nhìn của Nga đối với việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Theo vị chuyên gia, nhà lãnh đạo Nga không ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực vì nội dung của nó nhắc tới "đường chín đoạn" hay kết luận về hòn đảo hoặc các ngư dân Philippines.
"Tổng thống Nga không nói như thế. Ông đã nhấn mạnh rằng đây không phải là lập trường chính trị mà thuần túy là dưới nhãn quan pháp lý", vị chuyên gia nhận định.
Ông Mosyakov nói rằng: Tổng thống đã nói rằng Nga không công nhận phán quyết của Tòa án vì trong một phiên tòa cần có sự tham gia của cả hai bên, thế nhưng đã chỉ có một bên hiện diện. Trung Quốc không tham gia vào phiên tòa này và đã không thể bảo vệ lập trường của nước mình theo đúng thể thức".
Nhưng những lời nhận xét đó - theo nhà phân tích Nga - tuyệt nhiên không có nghĩa là Nga công nhận toàn bộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Đây là điểm rất quan trọng.
"Tổng thống không hề phản bác Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 13/7, nêu chính xác lập trường của Moscow và là bản Tuyên bố được đón nhận với phản ứng hoàn toàn giống nhau từ phía Việt Nam và các nước ASEAN khác", ông Mosyakov lưu ý.
Nga đã nhiều lần khẳng định quan điểm của nước này đối với những tranh chấp trên Biển Đông, đó là "không phải là một bên tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông" và "không đứng về phía nào". Tuy nhiên, phía Trung Quốc nhiều khi lại "lèo lái", sử dụng từ nghĩa đồng nghĩa để làm sai lệch phát ngôn của phía Nga theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Phân tích của các chuyên gia Nga được đưa ra trong bối cảnh có các thông tin từ một số báo chí quốc tế nói rằng Tổng thống Nga Puin đã có tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông nhân sự kiện nhà lãnh đạo Nga đến Hàng Châu, Trung Quốc tham gia hội nghị G20.
Theo Báo Đất Việt
Bà Clinton 'nổi đóa' vì ông Trump chê ông Obama không bằng ông Putin "Đó không chỉ là hành động không yêu nước mà còn xúc phạm đến người dân của nước Mỹ, xúc phạm đến người lãnh đạo nước ta. Điều này thật đáng sợ!", nữ ứng viên đảng Dân chủ nhấn mạnh. Ngày 8/9, ứng cử viên đảng Dân Chủ, Hillary Clinton đã cho rằng lời khen ngợi ông Vladimir Putin của ứng cử của...