Nga sẽ cản trở mọi nghị quyết dùng vũ lực ở Syria
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ghennady Gatilov chiều 13/12 tuyên bố tại Mátxcơva rằng Nga sẽ cản trở mọi nghị quyết mới cho phép can thiệp bằng vũ lực vào Syria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nga gửi tàu chiến đến căn cứ hải quân tại Syria. (Nguồn: Internet)
Theo Thứ trưởng Gatilov, là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết để không cho phép thông qua mọi nghị quyết mới nhằm can thiệp bằng vũ lực trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ của Syria./.
Theo TTXVN
Có cách lật đổ chế độ Iran mà không cần vũ lực?
Abolhassan Bani-Sadr, Tổng thống đầu tiên của Iran cảnh báo, các biện pháp trừng phạt kinh tế hay đe dọa quân sự chỉ càng khiến cho Chính phủ Tehran thêm đoàn kết và vững mạnh. Vì vậy, cựu lãnh đạo này đề xuất những cách khác giúp phương Tây "dân chủ hóa" các nước Hồi giáo nói chung và Iran nói riêng.
Theo ông Abolhassan Bani-Sadr, dường như chiến thắng của chiến dịch không kích Libya tạo cảm hứng rất lớn cho các nước phương Tây thực hiện cuộc tấn công quân sự nhằm chặn đứng sự phát triển của chương trình hạt nhân Iran cũng như lật đổ chế độ này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những mối đe dọa quân sự cũng như trừng phạt kinh tế chỉ càng khiến người dân Iran khiếp đảm và căm ghét phương Tây. Cùng lúc đó, họ sẽ đặt trọn niềm tin vào Chính phủ và vô hình chung củng cố thêm quyền lực cho chính quyền Iran hiện tại.
Đó là lý do vì sao cựu Tổng thống Iran khẳng định, giải pháp vũ lực đối với Iran sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Theo ông Abolhassan Bani-Sadr, phương Tây không nên can thiệp quân sự vào Iran. Ảnh minh họa: Infowars.
Ông Abolhassan Bani-Sadr cho rằng, dân chủ là thành quả có được phần lớn nhờ quá trình đấu tranh của người dân. Điều đó có nghĩa là nó không thể ngăn chặn hay du nhập từ quốc gia khác. Đặc biệt, can thiệp quân sự sẽ chỉ làm giảm tiến độ phát triển của quá trình dân chủ hóa.
Ngược lại, vì chính quyền Iran không thể duy trì quyền lực mà không có quan hệ với nước ngoài nên phương Tây có thể tìm cách thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa bên trong Iran.
Về khía cạnh quân sự và chính trị, Chính phủ các nước có thể tuyên bố không công nhận chính quyền Iran hoặc ít nhất là hạ cấp quan hệ ngoại giao và chỉ duy trì ở mức lãnh sự.
Đồng thời, phương Tây cũng không nên công nhận các nhóm đối lập chính tại Iran và chấm dứt viện trợ cho họ về mặt tài chính, chính trị hay quân sự bởi nếu làm vậy sẽ cản trở những nhóm hoạt động độc lập phát triển, nhân tố rất quan trọng cho tiến trình dân chủ.
Ngoài ra, Chính phủ các nước cần tránh đưa giải pháp quân sự vào quá trình triển khai chính sách đối với Iran, đặc biệt là không nên tính đến một cuộc xâm lược quân sự bởi một xã hội phải sống dưới sự đe dọa xâm lấn của thế lực bên ngoài chắc chắn sẽ không đứng dậy chống lại chế độ, ngoại trừ phe đối lập.
Thêm vào đó, các nước cũng tuyệt đối không được bán vũ khí cho Iran, đặc biệt những thứ vũ khí có thể sử dụng trong các cuộc đàn áp lực lượng biểu tình.
Còn xét về mặt kinh tế, giới chức phương Tây cũng có thể chấm dứt hoạt động cho vay đối với Iran; đồng thời làm mọi cách để ngăn cản ngân hàng cũng như các thể chế tài chính tiếp cận các nguồn vốn khác nhau.
Nhiều nước phương Tây "đóng băng" tài chính của các ngân hàng Iran. Ảnh: NYtimes.
Ngoài ra, các nước cần ngăn chặn ngân hàng và các công ty tài chính quản lý tài sản cho giới lãnh đạo các quốc gia Hồi giáo, trong đó có Iran và luôn theo sát "tung tích" tài sản của các lãnh đạo này để có thể lấy lại trao trả cho người dân trong trường hợp dân chủ hóa thành công.
Một giải pháp khác mà các nước phương Tây có thể thực hiện là buộc các ngân hàng và tổ chức tài chính khác công khai minh bạch tất cả các giao dịch của mình nhằm tránh hoạt động tẩu tán tài sản hoặc mua bán vũ khí bí mật.
Bên cạnh đó, Chính phủ các nước cần lưu ý công khai mức giá hàng hóa bán cho Iran nhằm tránh tình trạng cố tình hạ thấp giá thành các mặt hàng tiêu dùng của Chính phủ nước này nhằm tạo cuộc sống ấm no giả cho người dân, ngăn chặn sự bất mãn trong dân chúng.
Đây là vấn đề mà các nước thường rất ít lưu tâm nhưng thực tế cho thấy, nhìn nhận được căn nguyên của sự phẫn nộ trong dân chúng là do giá cả leo thang, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên Chính phủ Iran hạ thấp mức giá các sản phẩm nhập khẩu tới ba lần khi bán cho người dân.
Không chỉ vậy, theo ông Abolhassan Bani-Sadr, phương Tây phải giải quyết triệt để tình trạng buôn bán ma túy xuyên biên giới bởi đây là nguồn thu lớn của Iran, giúp nước này ổn định được đời sống cho người dân. Nếu vậy, dân chúng sẽ không còn giờ có động lực đứng dậy chống lại chính quyền.
Giải pháp cuối cùng mà ông Abolhassan Bani-Sadr đưa ra là công khai các hợp đồng khai thác dầu mỏ, sử dụng công nghệ hiện đại để biết được lượng dầu được bán ra là bao nhiêu, bao nhiều tiền và dầu được giấu kín và bao nhiêu tiền rơi vào tay các nhà lãnh đạo.
"Các bạn thấy đấy, những chính sách này đâu cần giải pháp can thiệp quân sự hay trừng phạt kinh tế. Nó cũng không tốn kém quá nhiều tiền của mà vẫn có thể mang lại tiến trình dân chủ cho Iran. Nếu phương Tây thực sự có thiện chí dân chủ hóa Iran thì họ hoàn toàn có thể thành công nhờ triển khai những chính sách này", cựu Tổng thống Iran Abolhassan Bani-Sadr kết luận.
Theo Báo Đất Việt
"Ai Cập không dùng vũ lực với người biểu tình" Quân đội Ai Cập ngày 12/10 đã bác bỏ thông tin nói rằng họ dùng vũ lực nhằm vào những người biểu tình theo đạo Cơ đốc khiến 25 người thiệt mạng và hơn 300 người khác bị thương hồi cuối tuần qua. Hàng trăm người Copts theo đạo Cơ đốc biểu tình tại thủ đô Cairo. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phát biểu trước báo...