Nga sẽ bán tên lửa R-73E cho Việt Nam?
Việt Nam và nhiều nước khác quan tâm đến loại tên lửa không đối không R-73E. Hợp đồng cung cấp loại tên lửa này sẽ được Nga chốt lại trong năm 2016.
Tin tức từ Sputniknews cho hay, Tổng giám đốc Nhà máy sản xuất tên lửa Duks thuộc Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga cho hay Việt Nam và nhiều nước khác quan tâm đến loại tên lửa không đối không R-73E. Hợp đồng cung cấp loại tên lửa này sẽ chốt lại trong năm 2016.
Tuyên bố được ông Yuri Klishin, Tổng giám đốc Nhà máy Duks phát biểu tại Triển lãm hàng không Moscow (MAKS 2015, ở Moscow từ 25 – 30/8 tại sân bay quân sự Zhukovsky).
Tên lửa không đối không R-73 – Nguồn: Duks
Video đang HOT
Trước mắt năm 2016 Duks sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp tên lửa R-73E với các nước Kazakhstan, Uzbekistan, Cuba và một số nước khác, số lượng là hàng trăm quả. Loại tên lửa R-73E sẽ được triển lãm tại MAKS-2015.
Tên lửa đối không R-73E là phiên bản xuất khẩu của R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60.
R-73E là tên lửa được đánh giá có khả năng hoạt động rất lớn, trên nhiều phương diện vượt trội so với thế hệ tên lửa không đối không hiện đại của Mỹ AIM-9M Sidewinder.
Điều này đã buộc Mỹ và các nước phương Tây nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các đời tên lửa không đối không như: AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python IV và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.
R-73 nặng 105 kg, dài 2.900 mm, đường kính 170 mm, sải cánh rộng 510 mm, sử dụng đầu nổ nặng 7,4 kg, hành trình với vận tốc 2,5M. R-73 sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại.
Tên lửa này sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế bao gồm nhiều module khác nhau, gồm: hệ thống dẫn đường, hệ thống điều khiển khí động lực, hệ thống tự động lái, hệ thống đầu nổ gần, đầu đạn, động cơ, hệ thống điều khiển khí động học và hệ thống lái đuôi.
Một ưu điểm vượt trội so với các loại tên lửa đối không khác của phương Tây đó là R-73 cho phép trang bị trên nhiều loại phương tiện bay khác nhau, kể cả những những máy bay có hệ thống thống ngắm bắn chưa tân tiến như: MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-24, Su-25, Su-27, Su-30 cho đến Su-35.
Thậm chí, R-73 có thể mang trên máy bay trực thăng tấn công của Nga, bao gồm Mi-24, Mi-28, và Kamov Ka-50.
Tên lửa cho phép có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng, dưới mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong môi trường tác chiến bình thường hoặc trong một môi trường bị gây nhiễu nặng. R-73 thực hiện cơ chế “bắn và quên”.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Infographic: Kho tên lửa mạnh mẽ của Việt Nam (6)
Nhiều loại tên lửa do Liên Xô sản xuất nhưng chúng được sử dụng thành công nhất là ở Việt Nam như S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2), tên lửa không đối không K-13.
Nhiều loại tên lửa do Liên Xô sản xuất nhưng chúng được sử dụng thành công nhất là ở Việt Nam như S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2), tên lửa không đối không K-13.
Mời độc giả xem Infographic:
Việt Hùng
Theo_Kiến Thức
Ukraine cải tiến tên lửa không đối không R-27 VN có dùng Ukraine đang phát triển phiên bản mới của tên lửa không đối không R-27 do Liên Xô phát triển, biến thể này có thể phóng từ mặt đất thay vì máy bay. Ukraine đang phát triển phiên bản mới của tên lửa không đối không R-27 do Liên Xô phát triển, biến thể này có thể phóng từ mặt đất thay vì máy...