Nga sắp ra mắt tên lửa RS-26 khiến hệ thống phòng thủ Mỹ ‘bất lực’?
Nga sắp hoàn thiện quá trình sản xuất hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới mang tên RS-26, loại vũ khí được cho là “khắc tinh” với mọi tên lửa của Mỹ
Theo Military Today, hệ thống tên lửa RS-26 mới nhất của Nga sẽ sớm gia nhập vào hệ thống lực lượng tên lửa chiến lược của Nga và hệ thống phòng thủ hùng mạnh của các cường quốc châu Âu trong năm nay. RS-26 được biết đến là tên lửa đạn đạo xuyển lục địa với nhiều tính năng ưu việt. Trong tương lai, tên lửa này sẽ từng bước thay thế các hệ thống tên lửa lỗi thời.
RS-26 là tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị đầu đạn tân tiến nhất có khả năng tự phân tách thành 3-4 đầu đạn chùm (khác với các tên lửa phiên bản RS-24 Yars trước chỉ có một đầu đạn hạt nhân). Nó được thiết kế tại Viện Công nghệ Nhiệt Moscow với chiều dài khoảng 12m và được phóng đi bởi động cơ đẩy 3 tầng dẫn đường độc lập.
Mẫu tên lửa đạn đạo RS-24, thế hệ đi trước có trọng lượng nặng hơn RS-26.
Dù có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn, trọng lượng của RS-26 lại nhẹ hơn thế hệ đi trước RS-24. Đặc biệt, mỗi đầu đạn tên lửa của nó có thể bay với tốc độ cực cao, tránh được mọi tên lửa đánh chặn bởi quỹ đạo không thể đoán trước được bởi tốc độ siêu vượt âm. Sức công phá của mỗi đầu đạn khoảng 150-300 kiloton và tầm bắn hơn 6.000 km.
Phó Thủ tướng Nga, ông Dmitry Rogozin ví RS-26 chính là “khắc tinh của mọi hệ thống tên lửa”. Ông Rogozin nhấn mạnh: “Bất kể trong thời điểm hiện tại hay tương lai, không loại tên lửa nào có thể đánh chặn được RS-26 đến mục tiêu, kể cả hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ. Đầu đạn của RS-26 sau khi bắn và tách ra ở tầng cuối cùng, không thiết bị nào có thể xác định được quỹ đạo và vận tốc siêu cao của nó”.
Đồng tình với ý kiến trên, Tư lệnh đơn vị phòng không Andre Cheburin (thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga) tuyên bố lực lượng chiến lược hạt nhân Nga có thể đánh bại những hệ thống phòng thủ trên không của bất kỳ đối thủ tiềm năng nào trên thế giới.
Video đang HOT
Nga phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26
“Nếu như các đối thủ tiềm năng của Nga cho rằng họ có thể chặn thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bằng việc triển khai các hệ thống phòng thủ dưới mặt đất lẫn trên không thì họ đã nhầm. Những thành tựu phát triển về khoa học tân tiến nhất của Nga đã giúp chúng tôi có khả năng công phá bất kỳ hệ thống phòng thủ nào”, ông Cheburin nói.
Lá chắn phòng ngự của Mỹ “bất lực”
Vào những ngày cuối năm 2015, RT đưa tin lục quân Mỹ đã tuyên bố thành công trong những cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa có tên Patriot. Theo thông cáo báo chí của nhà sản xuất, những tên lửa trong hệ thống Patriot là tên lửa đánh chặn tốc độ cao được thiết kế để tiêu diệt những tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các mối đe dọa khác trong khu vực chiến trường.
Thượng tướng Sergey Karakaev, chỉ huy quân đoàn chiến lược tên lửa Nga khẳng định: “Các lá chắn tên lửa của Mỹ không có khả năng chịu được một cuộc tấn công quy mô lớn với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga. Điển hình là RS-26 sắp được tiến hành nhiệm vụ trực chiến”.
Ông Karakaev cũng chỉ ra rằng cấu tạo của hệ thống Patriot Mỹ đang phát triển vẫn còn chưa đạt đủ tiêu chuẩn của một hệ thống phòng thủ tên lửa theo dự toán của chính các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ. Họ tin rằng một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả phải bao gồm nhiều phương tiện đánh chặn tên lửa khác nhau (như hệ thống động lực hoặc tia laser, triển khai được trong mọi điều kiện địa hình và môi trường, kể cả trong không gian).
Thượng tướng Karakaev cho biết trong quá trình Nga phát triển các chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chuyên gia quân sự Nga luôn lập kế hoạch lâu dài và chi tiết, trong đó có cả việc xem xét quy mô và tốc độ phát triển của lá chắn phòng thủ các nước (bao gồm Hoa Kỳ). Ông cũng nhấn mạnh rằng trong tương lai, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.
Trong năm 2015, một đại diện quân sự cho biết Nga đã thực hiện nhiều thử nghiệm bắn thành công tên lửa đạn đạo RS-26 từ trung tâm phóng Kapustin Yar phía nam nước này. Việc Nga thử nghiệm thành công loại tên lửa tần trung này đã gây nhiều tranh cãi khi Mỹ cho rằng loại tên lửa này đã vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung của Liên Hợp Quốc. Hiệp ước này cấm các tên lửa đạn đạo có tầm bắn hơn 5000km. Tuy nhiên Nga lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
(Theo Người Đưa Tin)
'Vũ khí Nga khiến phòng thủ thế giới bất lực'
Theo tờ Jyllands-Posten của Đan Mạch, loại tên lửa siêu thanh Nga đang phát triển có thể đe dọa hệ thống phòng thủ toàn thế giới.
Tuyên bố trên được người đứng đầu bộ phận Không quân của Học viện quân sự Đan Mạch Carsten Marrupe cho biết, Nga phát triển tên lửa hạt nhân siêu thanh đe dọa toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của thế giới, bởi vì tốc độ của những tên lửa này sẽ đạt khoảng Mach 12.
Việc phát triển tương tự như vậy sẽ không tránh khỏi dẫn đến cán cân quyền lực toàn cầu nghiêng về phía Nga, tuyên bố trên tờ Jyllands-Posten đồng thời cho biết thêm:
"Những tên lửa siêu thanh này hoàn toàn có thể bắn trúng mọi mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tốc độ của nó khiến những người luôn sẵn sàng phòng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa cũng không thể kịp trở tay".
Tên lửa RS-24 của Nga.
Dù vị quan chức này không cho biết cụ thể về loại vũ khí siêu thanh này tuy nhiên theo nhận định của tờ Daily Star hồi đầu tháng 8/2016, đây chính là vũ khí Yu-74 thuộc Project 4202.
Báo Anh nhận định, Yu-74 sẽ kết hợp với tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới (ICBM) RS-28 Sarmat có thể mở đợt tấn công hạt nhân từ Nga tới London chỉ mất 13 phút và không hệ thống phòng thủ tên lửa nào của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nào có thể ngăn chặn nó.
Hồi tháng 4/2016, giới chức quân sự Mỹ đã khẳng định về sự tồn tại của thiết bị bay Yu-74, cũng như Project 4202 với vai trò là vũ khí tối mật của Nga và chưa thể có biện pháp đối phó thích hợp.
Ngoài Nga, Mỹ và Trung Quốc cũng đang theo đuổi các chương trình phát triển phương tiện lượn siêu thanh trong bầu khí quyển Trái đất để trang bị trên ICBM. Động thái này là để đối phó với công nghệ phòng thủ tên lửa ngày càng phát triển.
Tờ Daily Star đánh giá, việc thông tin về Project 4202 xuất hiện trong thời điểm quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp chưa từng có, cũng như cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra là nằm trong sự tính toán của Moskva.
Cùng với đó, sự kiện quân sự mang tính toàn cầu này cũng giảm sự quan tâm của Mỹ và phương Tây tới cuộc nội chiến ở Syria và căng thẳng giữa Moskva và Kiev gần đây.
Liên quan tới vấn đề này, giới phân tích quân sự quốc tế đánh giá, thông tin do Daily Star có phần mang tính phóng đại. Đây có thể là một phần trong chiến dịch truyền thông của phương Tây, NATO thổi phồng tiềm lực quân sự của Nga để buộc giới chức châu Âu và các quốc gia đồng minh gia tăng chi tiêu quốc phòng.
Tuy nhiên, những thông tin được công khai cũng mang lại những thông tin đáng kinh ngạc về thiết bị bay Yu-74, loại vũ khí khiến "lá chắn tên lửa" của Mỹ trở lên vô dụng.
Theo Dân Việt