Nga sắp hoàn thành bản thiết kế chiến hạm Mistral
Giới chức Nga tiết lộ công tác thiết kế tàu sân bay trực thăng lớp Mistral đang bước vào giai đoạn cuối cùng, đồng thời khẳng định, từ 6 năm trước, Nga đã sở hữu công nghệ đóng tàu tương tự Mistral của Pháp.
Bản thiết kế chiến hạm Mistral đang được hoàn thành. (Ảnh: Sputnik)
Hãng tin Sputnik dẫn lời Đại tá Hải quân Vladimir Tryapichnikov, Cục trưởng Cục đóng tàu thuộc Hải Quân Nga, ngày 30/5 cho biết việc thiết kế tàu sân bay trực thăng lớp Mistral đang bước vào giai đoạn cuối cùng.
Phát biểu trên đài Echo Moskvy của Nga, ông Tryapichnikov nói: “Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga hoàn toàn có thể đóng con tàu như vậy”. “Hiện nay, bản thiết kế của tàu sân bay trực thăng đang bước vào giai đoạn cuối và sẽ sớm được công bố”.
Đại tá Tryapichnikov cũng cho hay quyết định mua tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp được đưa ra “trong những hoàn cảnh đặc biệt”, và rằng ngay từ 6 năm trước, công nghệ của Nga đã cho phép nước này tự đóng tàu sân bay trực thăng và tấn công đổ bộ.
Sputnik mới đây cũng dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga Vladimir Kozhin tuyên bố Nga sở hữu công nghệ chế tạo tàu sân bay không thua kém gì Mistral của Pháp.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Ủy ban công nghiệp của Duma quốc gia Nga Vladimir Gutenev nhận định: “Từ quan điểm kỹ thuật, không khó để đóng một con tàu như Mistral, nhất là trong bối cảnh chúng tôi có thể tiếp cận các thiết kế của các tàu sân bay và các hệ thống vũ khí thích ứng với các đặc trưng của các tàu này”.
Ông Gutenev cho biết nếu Các lực lượng vũ trang Nga cần phải đóng một con tàu giống tàu Mistral của Pháp, đó sẽ là một con tàu cùng kích thước nhưng chạy bằng năng lượng hạt nhân, đồng thời được trang bị hệ thống phòng không và chống ngầm”.
Pháp từng ký kết hợp đồng trị giá 1,12 tỷ euro (khoảng 1,3 tỷ USD) với điều khoản đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, tên gọi Vladivostok và Sevastopol, cho Nga vào năm 2011. Hồi tháng 11 năm ngoái, Pháp tuyên bố hoãn chuyển giao tàu cho Nga sau những diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo Military, với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, Mistral là chiến hạm lớn hai của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule, đồng thời là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại tại châu Âu hiện nay. Khoang chứa máy bay trên tàu có thể chứa 16 máy bay trực thăng hạng nặng hoặc 35 chiếc hạng nhẹ.
Mistral còn có khoang chứa chuyên dụng với diện tích 2.650 m2m vận chuyển trang thiết bị phục vụ các chiến dịch của hải quân. Con tàu có thể chở một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, hoặc một thiết đội 13 xe tăng hạng nặng Leclerc và 46 xe các loại khác. Các tàu Mistral có thể vận chuyển tới 450 quân, có thể tăng gấp đôi lên 900 quân trong các chiến dịch ngắn hạn.
Tàu Mistral đặc biệt ưu việt trong tác chiến thuỷ lục phối hợp, bởi sở hữu khả năng đổ quân nhanh và đưa được nhiều xe chiến đấu hạng nặng tới nhiều dạng địa hình bờ biển phức tạp. Đồng thời, các máy bay trực thăng phóng từ tàu Mistral có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ phức tạp từ khoảng cách xa hay đảm nhiệm những hoạt động nằm sâu trong đất liền.
Trong một diễn biến mới, Cục đóng tàu thuộc hải quân Nga tuyên bố sẽ đóng và đưa vào sử dụng tàu sân bay mới thay thế tàu Đô đốc Kuznetsov từ nay đến năm 2027.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Sputnik, Military
Nga hạ thủy tàu phá băng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân
Hãng đóng tàu Baltic ngày 25/5 thông báo mẫu tàu phá băng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga sẽ được hạ thủy tại Saint Petersburg.
Hình mô phỏng tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân (Ảnh: Sputnik)
Hãng đóng tàu Baltic , một đơn vị của tập đoàn United Shipbuilding, đã ký thỏa thuận trị giá 1,68 tỷ USD để đóng hai tàu phá băng thuộc dự án Project 22220 với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nga (Rosatom) hồi tháng 5/2014.
Theo kế hoạch, các mẫu tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2019 và 2020.
Thông báo được đăng tải trên trang mạng chính thức của hãng đóng tàu Baltic khẳng định: "Lễ hạ thủy chính thức của tàu phá băng đầu tiên trong dự án Project 222220 sẽ diễn ra vào ngày 26/5 trên đường trượt A tại công ty đóng tàu Baltic".
Nếu được đưa vào hoạt động, tàu phá băng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, hay còn gọi là "Arktika", sẽ trở thành con tàu lớn nhất thế giới và có nhiều tính năng độc đáo nhất.
Theo hợp đồng giữa hai bên, quá trình đóng và thử nghiệm tàu Arktika thế hệ mới sẽ được hoàn thành vào tháng 12/2017.
Những mẫu tàu phá băng mới nhất sẽ được Nga sử dụng trên các vùng biển ở Bắc Cực cũng như các khu vực ở sông Polar.
Dự án Project 22220 là những chiếc tàu phá băng có chiều dài khoảng 175 mét, chiều rộng 34 mét và lượng giãn nước 33.540 tấn.
Những mẫu tàu thuộc dự án Project 22220 sẽ được trang bị các lò phản ứng thế hệ mới là RITM-200.
Ngọc Anh
Theo dantri/Sputnik
Nga tự đóng tàu đổ bộ chở trực thăng, không cần sao chép tàu Mistral Ngày 26-5, một quan chức cao cấp thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố, nước này có kế hoạch sẽ đóng các tàu sân bay chở trực thăng của riêng mình, nhưng là một lớp khác chứ không phải là bản sao của các tàu lớp Mistral của Pháp. "Chúng tôi có kế hoạch đóng những loại tàu như vậy, nhưng...