Nga sắp có “sát thủ diệt máy bay” uy lực hơn S-300
Quân đội Nga dự kiến sẽ đưa vào biên chế các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 9K317M Buk-M3 trong tháng tới với sức mạnh thậm chí còn có phần nhỉnh hơn dòng S-300.
Hình ảnh được cho là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 biên chế cho lục quân Nga.
“Nga có kế hoạch cung cấp các tổ hợp phòng không Buk-M3 và tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S cho lực lượng lục quân và không quân vũ trụ. Các hệ thống này đã trải qua quá trình thử nghiệm cuối cùng”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói trên TASS.
Trang thiết bị vũ khí mới sẽ được chuyển giao cho quân đội ngay trong tháng 11 tới, theo National Interest. Tuy vậy, có thông tin nói rằng tổ hợp phòng không Buk-M3 đầu tiên đã đi vào hoạt động trong biên chế lục quân tại vùng Ulyanovsk, nơi hệ thống này được sản xuất.
Hệ thống phòng không 9K317M Buk-M3 hoàn chỉnh bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 xe radar, 2 xe phóng tự hành 9A317M với mỗi xe mang 6 đạn tên lửa 9M317M, 1 hoặc 2 xe chở đạn kiêm xe phóng 9A316M với mỗi xe mang 12 đạn 9M317M và 1 xe vận tải 9T243M.
Giới phân tích đánh giá Buk-M3 có năng lực phòng không thậm chí còn mạnh hơn cả S-300P và có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn. “Kết quả thử nghiệm đặc tính chiến đấu của Buk-M3 hoàn toàn đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra và tương đương S-300, thậm chí có một số đặc tính còn vượt qua hệ thống này”, quan chức Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trên TASS.
Video đang HOT
Mỗi xe phóng Buk-M3 mang theo 6 đạn tên lửa 9M317M.
“Đầu tiên, Buk-M3 đạt tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu đến 99%. S-300 chưa đạt được kết quả ấn tượng như vậy. Điều đó có nghĩa là hệ thống này đủ sức phá hủy mục tiêu chỉ với một quả tên lửa”, quan chức Nga nói thêm.
Buk-M3 có khả năng khóa 36 mục tiêu đồng thời và tiêu diệt mục tiêu trên bầu trời với tốc độ lên đến 3km/giây, ở khoảng cách từ 2,5 – 70 km, độ cao 15 m – 35 km.
Tên lửa sử dụng đầu đạn phân mảnh, có thể tấn công cả mục tiêu trên mặt đất trong tình huống khẩn cấp. Tóm lại, Buk-M3 là hệ thống vũ khí hết sức đáng sợ.
Chỉ mới sắp chính thức biên chế cho quân đội Nga nhưng nhiều đối tác đã bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống tên lửa phòng không này.
“Ai Cập đã gửi yêu cầu chính thức qua Cơ quan Hợp tác Kĩ thuật – Quân sự liên bang Nga. Tuy nhiên, 2 bên vẫn phải thương lượng về số lượng, các điều khoản cũng như giá trị của hợp đồng”, báo Nga Izvestia đưa tin.
Phiên bản tên lửa Buk-M1 được cho là bắn rơi máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines khi bay qua không phận Ukraine năm 2014. Kiev tố Nga bắn rơi máy bay Malaysia còn Moscow lại tuyên bố có bằng chứng ngược lại.
Theo Đăng Nguyễn – National Interest (Dân Việt)
Trung Quốc giết 180.000 con chó lấy da đổi tiêm kích Nga?
Trung Quốc tận dụng cơ hội Nga gặp khó khăn về kinh tế trong những năm 1990, để ký hợp đồng đổi 10.000 áo khoác da chó lấy chiến đấu cơ Su-27.
Chiến đấu cơ Su-27 của Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế của Nga rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình khó khăn buộc người Nga phải bán nhiều khí tài quân sự để đổi lấy nhu yếu phẩm thường ngày. Một trong những thương vụ nổi tiếng nhất là hợp đồng đổi tiêm kích Su-27 Nga lấy áo khoác da chó Trung Quốc.
Phòng Thiết kế Sukhoi sau quá trình đấu tranh với quân đội Nga đã xuất khẩu dòng tiêm kích Su-27 ra nước ngoài để đảm bảo nguồn tài chính, duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật trước nguy cơ phá sản.
Tình cảnh chung ở Nga cũng khá khó khăn, đòi hỏi cần tới áo lông thú, đèn pin và bình thủy cách nhiệt để vượt qua mùa đông lạnh giá và tình trạng cắt điện trên diện rộng. Trong khi đó, Trung Quốc thiếu tốn tiền mặt nhưng rất muốn sở hữu các máy bay Nga.
Đại tá Du Wenlong, chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cho rằng, thỏa thuận cũng khiến Bắc Kinh gặp "không ít khó khăn". "Những con chó đã đóng vai trò lớn trong nỗ lực hiện đại hóa không quân Trung Quốc", ông Du Wenlong nói. Chính quyền ở 3 tỉnh Trung Quốc khi đó đã ra lệnh "bắt giết tất cả những con chó".
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Du Wenlong.
Thực tế đúng là trong giai đoạn từ năm 1991-2009, Trung Quốc nhận từ Nga 18 chiếc Su-27SK và 6 chiếc Su-27UBK theo Đề án 906. Đây là lần đầu tiên Nga xuất khẩu ra nước ngoài loại máy bay này. Trong lô hàng đầu tiên (1991-1995), 70% số máy bay Su-27 được trao đổi bằng "lương thực và các sản phẩm công nghiệp nhẹ".
Sau này, Nga chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng USD. Ước tính khoảng 14 chiếc Su-27 đã được trao đổi bằng các hiện vật thay vì tiền mặt. Nhưng số lượng Su-27 đổi lấy áo da chó vẫn là điều bí ẩn.
Ông Du Wenlong nói, Trung Quốc cần 18 con chó để làm ra một áo da chó. Những chiến đấu cơ Su-27 được trao đổi bằng 10.000 áo da chó, tức là số con chó bị giết lên tới "180.000 con".
Đây được coi là thương vụ khá hời mà Bắc Kinh nhanh tay nắm bắt được. Nhờ sở hữu tiêm kích Su-27 mà Trung Quốc đã sao chép công nghệ, chế tạo 205 chiếc J-11 cho đến nay.
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider (Dân Việt)
TBN: Xác mực khổng lồ dài 9m dạt bờ sau trận tử chiến Xác mực khổng lồ nặng cả tạ với nhiều thương tích nặng, dạt vào bờ biển Tây Ban Nha sau trận tử chiến với đồng loại, các nhà nghiên cứu kết luận. Mực khổng lồ dài 9 mét, nặng 105 kg. Theo Earth Touch News, mực khổng lồ (Architeuthis dux) nặng 105 kg, dài 9 mét dạt vào bờ biển Galicia (Tây Ban...