Nga sắp biên chế “rồng lửa” S-500 có thể tiêu diệt vũ khí siêu vượt âm
Nga tiết lộ nhiều tính năng “khủng” trên hệ thống phòng thủ S-500, vũ khí mà nước này đã hoàn thành thử nghiệm và sắp đưa vào biên chế chính thức.
Hình ảnh radar Yenisei, được cho là sẽ được tích hợp trên S-500 (Ảnh: Rossiya-1).
Theo Tư lệnh lực lượng phòng phủ tên lửa của không quân Nga, Thiếu tướng Sergei Babakov, lá chắn S-500 Prometheus do nhà thầu Almaz-Antey sản xuất, đã hoàn thành hàng loạt thử nghiệm, bao gồm cả phóng tên lửa tấn công.
Quan chức trên cho hay, S-500 hiện là hệ thống phòng không hoàn toàn mới có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm trung và cả tên lửa đạn đạo liên lục địa ở giai đoạn cuối của đường bay. Ngoài ra, S-500 cũng có thể tiêu diệt mục tiêu siêu vượt âm và máy bay không người lái (UAV).
“Lá chắn S-500 có khả năng tiêu diệt mọi loại vũ khí siêu vượt âm, kể cả ở độ cao cận không gian. Nga tự tin nói rằng hệ thống này rất độc đáo”, ông Babakov cho hay.
Trước đó, truyền thông Nga đưa tin, S-500 có thể tấn công mục tiêu tên lửa đạn đạo đối thủ trong khoảng cách 600 km và máy bay ở khoảng cách 500 km.
Ông Babakov nói rằng, cuộc tập trận tấn công mà Nga thực hiện đã nhằm vào các mục tiêu sở hữu thông số kỹ thuật tương tự như các vũ khí tấn công hàng không vũ trụ hiện đại.
Ông Babakov tiết lộ, S-500 đã thử nghiệm đánh chặn cả mục tiêu cỡ nhỏ, bay chậm, bay thấp cho tới UAV, cũng như mục tiêu mô phỏng vũ khí bay nhanh, bay cao, tương tự như tên lửa siêu vượt âm.
Ngoài ra, Nga cũng áp dụng kinh nghiệm thực chiến thu được tại Syria để thử nghiệm S-500.
Video đang HOT
Năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết, hệ thống S-500 và radar cảnh báo sớm tầm xa Voronezh có thể gia nhập biên chế quân đội vào năm nay, khi các thử nghiệm được hoàn tất.
Hôm 28/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, S-500, tên lửa đạn đạo liên lục đại Sarmat, tên lửa siêu vượt âm phóng từ tàu Zircon sẽ sớm được đưa vào tác chiến cùng các tổ hợp vũ khí hiện đại khác.
Giới chuyên gia nhận định, S-500 sẽ giúp bảo vệ khu vực biên giới Nga với NATO khỏi các mối đe dọa tên lửa đạn đạo. Họ cũng cho rằng, S-500 không thể được xem là hệ thống “kế nhiệm” S-400 một cách thuần túy, vì nó là vũ khí hoàn toàn mới, được thiết kế để thực hiện hàng loạt hoạt động tác chiến chiến lược.
Cuộc chạy đua âm thầm dưới lòng đại dương của tàu ngầm Mỹ - Nga - Trung
Hình ảnh các tàu ngầm Mỹ - Nga - Trung lần lượt xuất hiện trong thời gian qua được cho phản ánh một cuộc chạy đua mới dưới lòng đại dương giữa quân đội 3 nước lớn.
Theo Forbes , trong thời gian qua, các Mỹ, Nga và Trung Quốc đều có các động thái liên quan tới tàu ngầm - vũ khí chiến lược vốn được biết đến với khả năng hoạt động âm thầm dưới lòng biển.
Gần đây, một tàu ngầm tấn công của Trung Quốc xuất hiện bất ngờ ở Thượng Hải; Nga thử tàu ngầm mang ngư lôi "ngày tận thế" Poseidon; và Mỹ phát đi tín hiệu rằng đội tàu ngầm của họ đang hiện diện khắp nơi trên thế giới.
Theo các chuyên gia, các động thái này cho thấy tín hiệu từ các nền hải quân lớn rằng họ đang chi tiêu ngày càng mạnh mẽ cho các vũ khí dưới lòng đại dương, ngoài những siêu chiến hạm và tàu sân bay nổi trên mặt nước.
Tàu ngầm bí ẩn của Trung Quốc
Tàu ngầm bí ẩn được xem là biến thể Type 039 của Trung Quốc nổi ở Thượng Hải (Ảnh: Forbes).
Hồi giữa tháng 5, tàu ngầm tấn công mới của Trung Quốc là Type 039 xuất hiện ở một xưởng đóng tàu tại Vũ Hán, Hồ Bắc. Vài tuần sau, con tàu này đã đi về phía nam tới sông Hoàng Phố ở Thượng Hải. Hình ảnh đăng tải trên mạng internet cho thấy tàu ngầm mới có phần thân như Type 039 nhưng có phần vây có cấu tạo khác biệt.
Hiện chưa có nhiều thông tin về loại tàu ngầm diesel điện này. Nó được xem là biến thể thứ 3 hoặc thứ 4 của Type 039 - loại chiếm gần một nửa hạm đội tàu ngầm Trung Quốc. Mỗi chiếc này có lượng choán nước từ 2.200 tới 3.500 tấn.
Chuyên gia quân sự H.I. Sutton nhận định phần vây của tàu ngầm Trung Quốc có thể giúp giảm tiết diện radar khi nó nổi trên bề mặt và giúp vũ khí này ẩn mình tốt hơn khi đến hoặc rời cảng.
Siêu tàu ngầm của Nga
Tàu ngầm Belgorod (Ảnh: Telegraph).
Tuần trước, Nga đã lần đầu thử nghiệm ở ngoài khơi siêu tàu ngầm khổng lồ Belgorod, có thể mang 6 quả ngư lôi hạt nhân "ngày tận thế" Poseidon, trong đó mỗi quả có sức công phá đủ "thổi bay" một nhóm tác chiến tàu sân bay.
Belgorod được cho là tàu ngầm lớn nhất thế giới được phát triển trong 30 năm qua với chiều dài 150 m, có thể mang 118 thủy thủ, tốc độ đối đa 61 km/h, lượng choán nước 23.860 tấn.
Ngoài khả năng mang ngư lôi Poseidon, Belgorod cũng được thiết kế để mang theo tàu lặn do thám biển sâu Losharik, có chiều dài 60 m và vận hành bằng năng lượng hạt nhân.
Sức mạnh của Belgorod mạnh tới mức, nó có thể phóng ra Poseidon khi đang ở trong vùng biển ven bờ Nga và vẫn quả ngư lôi này vẫn có thể di chuyển xuyên lòng đại dương tới tấn công các mục tiêu ở khoảng cách rất xa.
Mỹ "khoe" tàu ngầm khủng
Tàu ngầm Mỹ USS Seawolf di chuyển cùng tàu sân bay USS Carl Vinson (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Hải quân Mỹ hiếm khi công khai lịch trình hoạt động của đội tàu ngầm uy lực do họ sở hữu. Tuy nhiên, vào tháng 6, sau khi các tàu ngầm Trung và Nga nổi lên, Mỹ đã có hàng loạt hành động ngoại lệ với các siêu vũ khí bí mật của nước này.
Hải quân Mỹ đăng ảnh của tàu USS Seawolf di chuyển cùng tàu sân bay USS Carl Vinson ở ngoài khơi Hawaii vào ngày 22/6, vào cùng thời điểm Nga tổ chức tập trận ở Thái Bình Dương.
USS Seawolf dài 108 m, chạy bằng năng lượng hạt nhân, và là tàu dẫn đầu trong nhóm 3 tàu ngầm chuyên nhận nhiệm vụ tác chiến đặc biệt của hải quân Mỹ. Tàu cùng nhóm với USS Seawolf, USS Jimmy Carter hồi đầu tháng 6 cũng xuất hiện một cách hiếm hoi ở San Diego, California.
Seawolf và tàu chị em USS Connecticut nhanh và lớn hơn tàu ngầm tấn công lớp Virginia, và cũng được xem là đại diện cho năng lực tấn công dưới lòng đại dương của hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ vốn tối ưu hóa các tàu lớp Virginia cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất với tên lửa hành trình Tomahawk, đánh đổi lại khả năng chống ngầm của nó. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc và Nga đang gia tăng năng lực của đội tàu ngầm, người Mỹ muốn tàu ngầm của họ phải nhanh và có khả năng mang hàng loạt những vũ khí uy lực như ngư lôi và mìn để tác chiến hiệu quả hơn dưới đáy biển.
"Việc hải quân Mỹ tăng cường đăng tải ảnh tàu ngầm trong thời gian qua là đáng chú ý", chuyên gia quân sự Chris Cavas nhận định. Giới quan sát, động thái của Mỹ dường như ngầm phát đi thông điệp rằng đội tàu ngầm của họ hiện diện ở khắp nơi trên thế giới.
Nga cam kết củng cố quan hệ quân sự cùng Myanmar Theo Hãng tin RIA của Nga ngày 23-6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing rằng Matxcơva sẵn sàng cam kết củng cố quan hệ quân sự cùng Myanmar. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing tại Matxcơva, Nga, ngày 22-6 - Ảnh: REUTERS "Chúng tôi quyết...