Nga sản xuất hàng loạt tên lửa siêu thanh “không thể đ.ánh chặn”

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Quốc phòng Nga tiết lộ nước này đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống vũ khí siêu thanh mới.

Nga sản xuất hàng loạt tên lửa siêu thanh không thể đ.ánh chặn - Hình 1

Hình ảnh minh họa của hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard.

Trong cuộc phỏng vấn với trang tin Krasnaya Zvezda, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov nói rằng hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard đã được khởi động sản xuất hàng loạt.

“Đây không phải là sự lừa gạt mà là thực tế”, ông Borisov nói về các loại vũ khí mới của Nga.

Trong thông điệp liên bang 2018 vào ngày 1.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo hàng loạt đột phá công nghệ được phát triển trong những năm gần đây để duy trì cân bằng sức mạnh, trong bối cảnh Mỹ mở rộng lá chắn tên lửa.

Theo ông Borisov, hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard đã được thử nghiệm. Thiết bị là một dạng của hệ thống vận chuyển hàng hóa và nó có thể được lắp đặt vào các tầng trên của tên lửa đạn đạo chiến lược.

Tổng thống Nga Putin miêu tả hệ thống Avangard giống như “thiên thạch hay quả cầu lửa” bay tới mục tiêu, trong khi duy trì khả năng cơ động cao và có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ nào.

Ông Borisov cho biết ngại chính trong quá trình phát hiện hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard là tạo ra vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cực cao, khoảng 2.000 độ C.

“Các cuộc thử nghiệm thực tế chứng minh được khả năng chịu đựng của mẫu tên lửa. Hiện tại, chúng tôi đã có hợp đồng sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa Avangard. Nên nó là một hệ thống vũ khí thực sự”, ông Borisov nói.

Theo Danviet

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên

Bình Nhưỡng và Washington từng nhiều lần nỗ lực đối thoại, song đều không đạt được kết quả như kỳ vọng. Tính đến nay, vẫn chưa có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng gặp, hoặc đơn giản là gọi điện, cho một nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/3 khiến nhiều người bất ngờ khi tuyên bố đồng ý gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nếu thực tế diễn ra đúng như vậy, đây sẽ là một trong những cuộc gặp ở cấp cao nhất giữa chính quyền Mỹ và Triều Tiên.

1994 - Bản thỏa thuận khung

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 1

Video đang HOT

Cựu Tổng thống Jimmy Carter gặp cố lãnh đạo Kim Nhật Thành năm 1994 (Ảnh: KCNA)

Mặc dù chưa có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng gặp mặt các nhà lãnh đạo Triều Tiên, song hai cựu Tổng thống Mỹ đã làm được điều này.

Cựu Tổng thống Jimmy Carter từng gặp nhà lập quốc Triều Tiên Kim Nhật Thành vào năm 1994. Ngược lại với mong muốn của đương kim tổng thống khi đó là ông Bill Clinton, ông Carter vẫn tới thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên sau khi các cơ quan tình báo Mỹ cho biết Triều Tiên có thể đang xử lý plutonium để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Cuộc gặp giữa ông Carter và ông Kim Nhật Thành, người qua đời 3 tuần sau đó, đã dẫn tới một Thỏa thuận khung. Theo thỏa thuận này, Triều Tiên nhất trí dừng việc xây dựng hai lò phản ứng có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Triều Tiên sẽ nhận được viện trợ về dầu và Mỹ sẽ giúp Bình Nhưỡng xây dựng hai lò phản ứng nước nhẹ để sản xuất năng lượng, thay vì nhiên liệu hạt nhân.

Ông Clinton sau đó nhất trí thông qua thỏa thuận với Triều Tiên, tuy nhiên Quốc hội Mỹ vẫn trì hoãn việc chuyển dầu cho Bình Nhưỡng và từ chối dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Theo đó, lời hứa hẹn về hai lò phản ứng nước nhẹ chưa bao giờ thành hiện thực.

2000 - Hàn - Triều đàm phán

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 2

Cố lãnh đạo Kim Jong-il nắm tay cố Tổng thống Kim Dae-jung tại Bình Nhưỡng năm 2000 (Ảnh: Yonhap)

Là người kế nhiệm cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông Kim Jong-il năm 2000 đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Kim Dae-jung tại thủ đô Bình Nhưỡng. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh liên Triều (1950-1953).

Cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, một đồng minh thân cận của Mỹ, đã mang đến tình hữu nghị chưa từng có giữa hai quốc gia láng giềng. Hàng loạt dự án chung giữa hai nước cũng đã được thiết lập, bao gồm một khu công nghiệp ở Kaesong.

Tuy nhiên, chính sách Ánh Dương của cố Tổng thống Kim Dae-jung, vốn hướng đến việc cải thiện quan hệ với Triều Tiên, không còn nhận được sự tin cậy sau khi một cuộc điều tra tiết lộ rằng chính phủ Hàn Quốc đã rót 450 triệu USD cho Bình Nhưỡng không lâu trước khi cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra.

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 3

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright gặp ông Kim Jong-il năm 2000 (Ảnh: NYT)

Cũng trong năm 2000, cố lãnh đạo Kim Jong-il đã mời cựu Tổng thống Bill Clinton tới Triều Tiên. Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Madeleine K. Albright đã đi thay nhà lãnh đạo Mỹ. Bà Albright tới Bình Nhưỡng với nỗ lực mở rộng Thỏa thuận khung, bao gồm việc thuyết phục Triều Tiên dừng các vụ thử tên lửa đạn đạo mà nước này đang phát triển và bán ra bên ngoài.

Các quan chức chính quyền Clinton cho biết một thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên đã đạt được, song không có văn kiện nào được ký kết trước khi cựu Tổng thống Clinton rời Nhà Trắng và người kế nhiệm ông là cựu Tổng thống George W. Bush nhậm chức năm 2001.

Từ 2002-2006 - Thử bom hạt nhân

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 4

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp tại New York hồi tháng 10/2006 sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên (Ảnh: Getty)

Thỏa thuận Khung sụp đổ vào năm 2002 sau khi Mỹ căng thẳng với Triều Tiên vì phát hiện chương trình làm giàu uranium bí mật của Bình Nhưỡng với trang thiết bị từ Pakistan. Mỹ cũng dừng việc vận chuyển dầu cho Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng tái khởi động chương trình vũ khí hạt nhân.

Cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã diễn ra với các đại diện của Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ. Năm 2005, Triều Tiên tuyên bố sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân đang phát triển để đổi lấy sự đảm bảo về an ninh. Tới năm 2006, Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên của nước này.

Từ 2007-2011 - Đàm phán 6 bên sụp đổ

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 5

Cựu Tổng thống Bill Clinton gặp ông Kim Jong-il năm 2009 (Ảnh: KCNA)

Vào năm 2007, cố lãnh đạo Kim Jong-il và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh Moo-hyun đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai. Hội nghị kết thúc bằng một thỏa thuận với mục tiêu tăng cường quan hệ liên Triều và giảm căng thẳng ở khu vực lãnh hải tranh chấp ở bờ biển phía tây của bán đảo Triều Tiên. Tuy vậy, thỏa thuận này được đưa ra vào cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Roh Moo-hyon và nhanh chóng đổ vỡ dưới thời chính quyền kế nhiệm.

Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên rốt cuộc đã sụp đổ vào năm 2009, phần lớn liên quan tới những nghi vấn về việc cho phép các thanh sát viên quốc tế tới các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Cũng trong năm 2009, ông Bill Clinton tới Triều Tiên gặp cố lãnh đạo Kim Jong-il với tư cách là cựu Tổng thống Mỹ. Mục đích của chuyến đi nhằm đảm bảo việc trả tự do cho 2 nhà báo Mỹ là Euna Lee và Laura Ling.

Năm 2011, ông Kim Jong-il qua đời và con trai út của ông là nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền điều hành đất nước.

2012 - Sự kiên nhẫn của Obama

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 6

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một vụ phóng vũ khí năm 2012 (Ảnh: KCNA)

Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama theo đuổi chiến lược tăng cường trừng phạt Triều Tiên và gọi đây là sự kiên nhẫn chiến lược. Mặc dù vậy, các cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao hai nước vẫn được tiếp tục.

Một thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên dường như đã đạt được vào ngày 29/2/2012. Theo thỏa thuận này, Bình Nhưỡng sẽ cho phép các thanh tra viên quốc tế về vũ khí hạt nhân quay trở lại Triều Tiên và nhất trí dừng các chương trình vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa tầm xa. Đổi lại, Triều Tiên sẽ nhận được viện trợ lương thực từ Mỹ.

Tuy nhiên, thỏa thuận này nhanh chóng "chết yểu" sau khi Triều Tiên phóng tên lửa để mang vệ tinh lên quỹ đạo - điều mà Mỹ cho là nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa.

Từ 2016-2017 - Lãnh đạo khẩu chiến

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 7

Tổng thống Donald Trump chỉ trích Triều Tiên ngay trong bài phát biểu đầu tiên trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9/2017 (Ảnh: NYT)

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ứng viên tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un để thuyết phục Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân. Tuy nhiên sau cái c.hết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, người bị Triều Tiên bắt giữ và kết án 17 năm tù trước khi trả về Mỹ năm 2017, ông Trump đã lên án mạnh mẽ chính quyền ông Kim Jong-un.

Cũng trong năm đầu nhậm chức của ông Trump, Triều Tiên thử hàng loạt tên lửa với tầm phóng xa hơn, có thể đe dọa lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng cũng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và là vụ thử mạnh nhất từ trước đến nay của nước này.

2017 cũng là năm chứng kiến cuộc "khẩu chiến" giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tổng thống Mỹ gọi ông Kim Jong-un là "Người tên lửa", còn nhà lãnh đạo Triều Tiên mô tả ông Trump là "ông già lẩm cẩm loạn trí".

Ông Trump thậm chí dọa trút "hỏa lực và thịnh nộ" và "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu nước này đe dọa Mỹ. Đáp lại, Bình Nhưỡng cảnh báo đang lên kế hoạch tấn công đảo Guam - nơi Mỹ triển khai căn cứ không quân trọng yếu.

2018 - Đảo chiều sau Olympic

Chặng đường đàm phán chông gai giữa Mỹ và Triều Tiên - Hình 8

Phó Tổng thống Mike Pence (phải) ngồi phía trước em gái ông Kim Jong-un tại lễ khai mạc Thế vận hội ở Hàn Quốc hôm 9/2 (Ảnh: NYT)

Những ngày đầu năm 2018, ông Kim Jong-un tuyên bố sở hữu nút bấm hạt nhân có thể phát động một cuộc tấn công nhằm vào lục địa Mỹ. Tổng thống Trump sau đó đáp trả bằng tuyên bố có nút bấm "to và uy lực hơn" của ông Kim Jong-un.

Hồi tháng 2, nhà lãnh đạo Triều Tiên nhất trí cử đoàn vận động viên và quan chức cấp cao sang Hàn Quốc dự Thế vận hội mùa Đông. Động thái này đã giúp giảm nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, Mỹ cũng cử hai đoàn quan chức cấp cao do Ivanka Trump, con gái Tổng thống Trump, và Phó Tổng thống Mike Pence dẫn đầu tới Hàn Quốc.

Sự cải thiện trong quan hệ Hàn - Triều đã kéo theo những tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ - Triều. Hiện tại, cả thế giới đang trông chờ cuộc gặp mặt lịch sử giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, dự kiến diễn ra trong tháng 5.

Thành Đạt

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar
19:58:58 28/06/2024

Tin đang nóng

Hai nam nghệ sĩ đưa t.iền cho vợ giữ: Người mất trắng, người giàu có, dinh thự trải từ Việt Nam sang Mỹ
22:55:25 28/06/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt thực hiện ước mơ bằng cách mua nhà triệu đô tại Mỹ nhưng không ở
22:58:01 28/06/2024
2 quý tử nhà Jeon Ji Hyun lần đầu lộ diện, visual ra sao mà gây bão mạng?
20:51:26 28/06/2024
Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời
21:34:01 28/06/2024
'Dương Quá' Lý Minh Thuận đáp trả khi bị chê già nua, tàn tạ
21:16:20 28/06/2024
Loạt ảnh "tình bể hình" của NSƯT Vũ Luân ở t.uổi 52 với bạn gái là hoa hậu
23:04:18 28/06/2024
Nữ ca sĩ 12 giờ đêm vẫn được chồng cho đi chơi với Quang Lê: Sở hữu 4 căn nhà, chục triệu USD
22:52:49 28/06/2024
Anh Jae Hyun sau 5 năm ly hôn Goo Hye Sun
21:12:45 28/06/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Azerbaijan giải tán quốc hội - Ấn định thời điểm tiến hành bầu cử sớm

06:27:31 29/06/2024
Quyết định giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm được ông Aliyev đưa ra sau khi Quốc hội chính thức đệ trình yêu cầu này lên tổng thống trong phiên họp toàn thể ngày 21/6 vừa qua. Quyết định được thông qua với 105 phiếu thuận và chỉ...

Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng khôi phục quan hệ với Syria

06:13:49 29/06/2024
Trước đó, giới chức Syria từng nhiều lần tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ cần phải chấm dứt sự hiện diện quân sự ở Tây Bắc Syria để hai bên có thể hướng tới bình thường hóa quan hệ.

Trong tháng 7, CH Séc và Ukraine sẽ ký thỏa thuận an ninh

06:11:36 29/06/2024
Thỏa thuận sắp ký hứa hẹn việc Praha sẽ tiếp tục viện trợ quân sự và các hỗ trợ khác cho Kiev, theo thỏa thuận đã được Ukraine và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ký kết hôm 27/6.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc thăm Cuba

06:08:54 29/06/2024
Chủ tịch ĐHĐ LHQ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm, góp phần chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, dự kiến được tổ chức vào tháng 9 tới.

Việt Nam được tín nhiệm trong hoạt động giảm thiểu rủi ro từ bom mìn

06:07:18 29/06/2024
Nội dung phiên họp tập trung trao đổi, rà soát tình hình hoạt động của GICHD trong thời gian qua, thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, đóng góp của các nhà tài trợ và đề ra các định hướng lớn cho hoạt động của GICHD thời gian t...

Nga cảnh báo về máy bay do thám không người lái của Mỹ

06:03:51 29/06/2024
Các chuyến bay này làm tăng khả năng xảy ra các sự cố trong không phận liên quan đến máy bay quân sự của Nga và nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa NATO với Liên bang Nga , tuyên bố nêu rõ.

Lực lượng Israel tiến sâu hơn vào phía Nam và phía Bắc Gaza

05:54:03 29/06/2024
Trước đó, các bác sĩ cho biết một số người Palestine đã t.hiệt m.ạng và bị thương trong cuộc pháo kích của Israel. Lực lượng y tế không thể tiếp cận tất cả những người thương vong do giao tranh ác liệt.

Mỹ phá hủy thiết bị bay không người lái của Houthi

05:51:45 29/06/2024
Trên mạng xã hội X, CENTCOM cho biết thêm các cuộc không kích này diễn ra vài giờ sau khi lực lượng Houthi thừa nhận thực hiện cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu buôn nước ngoài đi qua biển Arab và Biển Đỏ.

Indonesia: Núi lửa Ibu phóng ra đám mây tro nóng cao tới 7 km

05:48:30 29/06/2024
Ngày 28/6, núi lửa Ibu, trên đảo Halmahera, tỉnh Bắc Maluku, miền Đông Indonesia, đã phun trào hai lần, phóng ra đám mây tro nóng cao tới 7 km lên bầu trời.

Bolivia: Tổng thống Luis Arce khẳng định không liên quan âm mưu đảo chính

21:00:07 28/06/2024
Đến ngày 27/6, Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Carlos Eduardo Castillo xác nhận cảnh sát nước này đã bắt giữ ít nhất 17 sĩ quan quân đội dính líu đến hành vi tổ chức âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ.

Nam Phi thử nghiệm tiêm chất phóng xạ vào sừng tê giác để ngăn săn trộm

20:33:23 28/06/2024
Giáo sư Nithaya Chetty tại Đại học Witwatersrand cho biết liều lượng phóng xạ đưa vào sừng tê giác rất thấp và tác động tiêu cực tiềm tàng đối với động vật đã được thử nghiệm rộng rãi.

Người Palestine tại Liban lo sợ xảy ra xung đột Israel - Hezbollah

20:30:53 28/06/2024
Tại trại tị nạn Shatila của người Palestine ở Beirut, nhiều người lo sợ cho gia đình và những người Palestine khác. Họ lo ngại cho các khu dân cư đông đúc ở Liban, trong đó có trại tị nạn của người Palestine.

Có thể bạn quan tâm

Lisa cùng 100 vũ công nhảy nhót khắp Thái Lan trong MV Rockstar

Nhạc quốc tế

06:48:25 29/06/2024
Sau 4 giờ phát hành, MV Rockstar đ.ánh dấu sự comeback của Lisa (BlackPink) trong hoạt động solo đã lọt vào top 10 ca khúc thịnh hành YouTube.

S.T Sơn Thạch: "Tôi đã từng công khai tình yêu, nhưng nhiều điều tiêu cực đến với bạn ấy"

Sao việt

06:33:42 29/06/2024
S.T Sơn Thạch đã có nhiều chia sẻ thú vị về quyết định tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng như chặng đường 25 năm làm nghề.

Cặp đôi bùng nổ visual gây bão MXH: Nhà trai là tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp như "búp bê sống"

Hậu trường phim

06:14:59 29/06/2024
Theo Sohu, bộ phim Hãy Để Tôi Tỏa Sáng do Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình đóng chính gây chú ý từ khi mới khai máy. Mỗi ngày, tạo hình của hai diễn viên chính lại gây sốt với khán giả.

Nếu nhà có t.rẻ e.m, đặc biệt là b.é g.ái, phụ nữ và người thiếu m.áu thì nên nấu món canh này 3 đến 5 lần một tháng, ăn rất tốt!

Ẩm thực

06:14:01 29/06/2024
Món canh này không chỉ có màu sắc hấp dẫn mà còn có hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng rất đáng để xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của gia đình.

T.iền truyện 'Vùng đất câm lặng' ồn ào, choáng ngợp nhưng mất chất riêng

Phim âu mỹ

06:05:47 29/06/2024
Bối cảnh rộng lớn, hiệu ứng cháy nổ là điểm nhấn, song không khí ngột ngạt đặc trưng của loạt phim bị gia giảm trong tác phẩm lần này.

Lợi dụng khoảnh khắc "mát mẻ" của Quỳnh Alee, một người nhận cái kết phũ phàng

Netizen

05:49:41 29/06/2024
Đến thời điểm hiện tại, cô quyết định đổi luôn ảnh của Quỳnh Alee thay thế bằng một hình ả.nh n.óng bỏng không kém để tránh phiền phức nhất có thể.

Nhiều hoạt động du lịch ở Tuần Du lịch Quảng Bình năm 2024

Du lịch

00:55:09 29/06/2024
Tuần du lịch Quảng Bình sẽ được tổ chức từ ngày 6 - 13/7 với nhiều hoạt động về du lịch, văn hóa, nghệ thuật độc đáo, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới.

11 ngôi sao gây thất vọng sau vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

23:44:34 28/06/2024
Câu chuyện của các bảng đấu của EURO 2024 đã khép lại với những bất ngờ thú vị từ những ngựa ô, cũng như sự sa sút khó hiểu của những ông lớn.

Khai quật ngôi mộ cổ bí ẩn tìm thấy 'kho báu' chứa đầy vàng

Lạ vui

23:18:26 28/06/2024
Một nhóm khảo cổ học người Ba Lan và Armenia đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng trong quá trình khai quật ở Metsamor, Armenia.

Review The Secret Of Us tập 2: Earn xin lỗi bác sĩ, tình địch xuất hiện

Phim châu á

23:14:13 28/06/2024
Đoạn đối thoại giữa bà Russamee Thananusak và Earn là nút thắt kịch tính bởi tạo thêm tình huống để diễn viên thể hiện tâm lý nhân vật. Khi hay tin Fahlada đang hẹn hò, Earn rơi vào trạng thái băn khoăn, ngờ vực.

Chông gai đầu tiên của các "Anh tài": Dài cổ chờ 2 tiếng chưa thấy MV đâu!

Tv show

23:12:59 28/06/2024
Vào tầm lúc 19h30, fanpage chương trình đã đưa ra thông báo MV hoãn giờ công chiếu nhưng không nói cụ thể cột mốc thời gian mới, chỉ khẳng định vẫn sẽ lên sóng trong tối 28/6.