Nga sẵn sàng “thế chỗ” Ukraine cung cấp lương thực cho thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nước này sẵn sàng thay thế nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine cho thế giới, bao gồm việc cung cấp chúng miễn phí cho các quốc gia khó khăn.
Interfax hôm nay (24/7) dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, Moscow “có thể thay thế ngũ cốc Ukraine trên cả phương diện thương mại và cung cấp miễn phí”, trong bối cảnh năng suất cây lương thực ở Nga dự kiến đạt mức kỷ lục trong năm 2023.
Nga là nhà cung cấp nông sản và phân bón hàng đầu thế giới trước khi chiến sự ở Ukraine nổ ra hồi năm ngoái. Ảnh: GettyImages
Theo Tổng thống Nga, việc duy trì các thỏa thuận liên quan đến Sáng kiến ngũ cốc biển Đen là vô nghĩa. Ông nhấn mạnh, các điều khoản liên quan đến việc dỡ bỏ rào cản xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga, như đã nêu trong thỏa thuận, đã không được dỡ bỏ.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Nga cũng đánh giá, trong gần một năm thực hiện thỏa thuận, có đến 70% trong tổng số 32,8 triệu tấn hàng hóa được xuất khẩu từ Ukraine được chuyển tới các quốc gia có thu nhập trung bình cao và cao, bao gồm Liên minh châu Âu (EU).
“Trong khi đó, các nước Ethiopia, Sudan, Somalia, Yemen và Afghanistan chiếm chưa đến 3%”, ông Putin nêu, nhắc đến các quốc gia đang đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực. “Thực tế đó cho thấy mục đích nhân đạo của thỏa thuận ngũ cốc đã mất đi ý nghĩa”.
Sáng kiến ngũ cốc biển Đen được Nga và Ukraine hồi tháng 7/2022 kí kết với Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ để mở đường cho Kiev nối lại xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen. Ở chiều ngược lại, LHQ cam kết vận động phương Tây dỡ bỏ rào cản để Nga cũng được xuất khẩu ngũ cốc và phân bón.
Ngày 17/7, Nga không gia hạn văn kiện khi nó hết hạn. Ba ngày sau, Bộ Quốc phòng Nga thông báo hành lang ngũ cốc ở biển Đen đã được đóng cửa từ 0h sáng 20/7 và “toàn bộ tàu bè hướng đến các cảng của Ukraine ở biển Đen được coi là phương tiện có thể chuyên chở hàng quân sự”.
Một năm qua, Nga nhiều lần tuyên bố họ sẵn sàng cung cấp miễn phí ngũ cốc và phân bón đang mắc kẹt ở các cảng biển tại châu Âu cho các quốc gia châu Phi gặp khó khăn. Tuy nhiên, phương Tây dùng nhiều lí do để trì hoãn trả tự do cho các lô hàng nêu trên.
Theo Tổng thống Putin, trong tổng số 262.000 tấn phân bón của Nga kẹt ở các cảng châu Âu, chỉ một lô hàng 20.000 tấn được chuyển đến Malawi, một lô hàng 34.000 tấn được chuyển tới Kenya.
Nga khẳng định tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc
Nga sẵn sàng quay trở lại thực thi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với điều kiện các điều khoản cuối cùng phải được đáp ứng.
Đồng thời, Moskva tiếp tục xuất khẩu lương thực, có tính đến các mối quan tâm của các quốc gia có nhu cầu. Trên đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergei Vershinin trong một cuộc họp ngắn ngày 21/7 tại Moskva.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin sau khi dự cuộc đàm phán về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 13/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin TASS, Thứ trưởng Vershinin đã nêu ra một số các điều kiện của Nga, đó là đảm bảo việc di chuyển an toàn và có thể kiểm chứng của các con tàu đến các cảng trên Biển Đen, hoạt động bình thường của đường ống khí amoniac Togliatti - Odessa, kết nối lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga - Rosselkhozbank - với hệ thống SWIFT. Ông khẳng định "sau khi các điều kiện mà Tổng thống (Vladimir Putin) nêu ra được đáp ứng, chúng tôi sẵn sàng xem xét các lựa chọn khác nhau để tiếp tục cung cấp ngũ cốc cho thị trường thế giới". Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Nga nhấn mạnh "hiện tại không có liên hệ nào về giải pháp thay thế cho thỏa thuận ngũ cốc."
Theo Thứ trưởng Vershinin, Nga đã vạch ra đã các tuyến đường mới để xuất khẩu ngũ cốc sau khi chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và Ukraine đe dọa đánh chìm tàu đến Nga. Ông nhấn mạnh bằng cách này hay cách khác, hoạt động xuất khẩu nông sản của Nga sẽ tiếp tục.
Quan chức Nga bày tỏ Moskva chia sẻ những lo ngại có thể có của các nước châu Phi sau khi chấm dứt Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Ông khẳng định phía Nga không chỉ hiểu những lo ngại này mà còn sẽ cố gắng giải quyết vấn đề. Lãnh đạo các quốc gia châu Phi sẽ nhận được những đảm bảo cần thiết tại hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi vào tuần tới. Ông cho biết Nga đã chuyển hơn 900.000 tấn ngũ cốc tới các nước châu Phi đang cần nhất. Hiện các cuộc tiếp xúc và các nỗ lực đang được tiến hành, bao gồm cả việc giao hàng miễn phí cho các nước ở "Lục địa Đen".
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực ngày 17/7 vừa qua mà các bên tham gia không thể đạt thỏa thuận gia hạn. Thỏa thuận nhằm duy trì hoạt động xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua các cảng ở Biển Đen trong thời điểm xung đột, được Nga và Ukraine ký kết với sự trung gian của Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 và đã được gia hạn nhiều lần.
Ngày 17/7, Nga đã không nhất trí gia hạn thỏa thuận với lý do các yêu cầu của Moskva liên quan hoạt động xuất khẩu phân bón và thực phẩm của nước này trong khuôn khổ thỏa thuận không được tuân thủ. Nga khẳng định chỉ quay lại tham gia thỏa thuận khi các yêu cầu về việc tạo điều kiện cho các loại thực phẩm và phân bón của nước này tiếp cận thị trường toàn cầu dễ dàng hơn được đáp ứng.
Nga coi mọi tàu bè cập cảng Ukraine là "phương tiện chở hàng quân sự" Bộ Quốc phòng Nga thông báo, mọi tàu bè đến các cảng biển của Ukraine từ sáng 20/7 là phương tiện có thể chuyên chở hàng hóa quân sự, 3 ngày sau khi Moscow rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc biển Đen. Interfax dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, hành lang nhân đạo liên quan đến Sáng kiến ngũ...