Nga sẵn sàng lắp Kalibr/Klub cho Gepard, Molnya Việt Nam
Nga sẵn sàng lắp đặt tên lửa Kalibr (còn gọi là Klub) trên các chiến hạm thuộc đề án Gepard và dành cho Việt Nam. Loại tên lửa hành trình này còn có thể được trang bị cho tàu tuần tra Molnya được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga.
Hãng tin Nga Sputnik đưa tin rằng, tên lửa trứ danh Kalibr không chỉ được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga mà còn đang hiện diện trong hệ vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam (phiên bản xuất khẩu thì loại tên lửa này mang tên Klub). Tên lửa này được trang bị cho các tàu ngầm kilo mà Moscow chế tạo theo đơn đặt hàng của Hà Nội.
Chiến hạm Báo đốm – Gepard của Hải quân Việt Nam
Bài báo khẳng định, Nga sẵn sàng lắp đặt tên lửa Klub trên các chiến hạm thuộc đề án Gepard dành cho Việt Nam. Hiện hai chiến hạm loại này đã về tới Việt Nam. Hai chiếc nữa đang trong quá trình lắp đặt vũ khí và dự kiến bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2017-2018.
Bên cạnh đó, tên lửa Klub còn có thể được trang bị cho tàu tuần tra Molnya được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga.
Một đặc điểm ưu việt của tên lửa Kalibr là có thể lắp đặt cho cả tàu ngầm và tàu nổi. Loại tên lửa này còn có thể sử dụng cả với chiến đấu cơ đa mục tiêu Su-35 và MiG-35.
Video đang HOT
Về tính năng chiến đấu, theo bài báo, tên lửa Klub bay ở độ cao 50 mét, sát theo những đỉnh cao trên địa hình, do đó nó gần như vô hình trước radar.
Khi tiếp cận mục tiêu đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc hơn ba lần so với vận tốc âm thanh. Đầu đạn tiếp cận mục tiêu ở tốc độ hơn 1km/s ở độ cao 5-10 mét, khiến cho nó trở thành bất khả xâm phạm đối với các hệ thống chống tên lửa của đối phương.
Trong một diễn biến liên quan ngày 07/10 vừa qua, tên lửa hành trình Kalibr của Nga phóng từ biển Caspi đã giáng đòn sấm sét vào các vị trí cứ điểm của IS ở tận Syria. Tất cả các mục tiêu nhắm bắn đều bị triệt hạ. Sai số chính xác của đòn đánh tầm xa như vậy chỉ chưa đầy 3 mét.
Đòn tấn công bất ngờ và vượt mức tưởng tượng đã làm tên lửa Kalibr trở nên nổi tiếng lẫy lừng vì tầm bắn xa và hiệu suất hoạt động cao. Trước đó có thông báo rằng tầm bay xa của Kalibr là 300 km. Hoạt động quân sự ngày 7/10 cho thấy Kalibr đủ sức vượt qua 1500km.
Tuy nhiên, đây chưa phải là giới hạn cuối cùng. Chuẩn Đô đốc Viktor Kochemazov, Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho biết, tên lửa từ căn cứ trên biển Kalibr có khả năng diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 2.000 km. Chuẩn Đô đốc Sergei Alekminsky, chỉ huy đội tàu Caspi có những con tàu đã phóng tên lửa vào ngày 07/10 thì nêu ra con số 2.600 km. Thế nhưng các chuyên gia quân sự giả thiết rằng phạm vi hoạt động của Kalibr có thể đạt đến 4.000 km.
Theo Chinhphu.vn
Chiến hạm Pháp đến Trung Quốc lúc 'nước sôi lửa bỏng'
Theo Reuters, ngày 28/10, khinh hạm Vendemiaire của Pháp đã cập cảng Trạm Giang miền Nam Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Hạm đội Nam Hải.
Theo nguồn tin trên, chuyến thăm Hạm đội Nam Hải của khinh hạm Vendemiaire sẽ kéo dài 4 ngày. Trong quá trình lưu lại Trung Quốc, khinh hạm Pháp sẽ thực hiện các hoạt động gồm: Diễn tập hàng hải mô phỏng các vụ chạm trán bất ngờ trên biển. Hải quân Pháp và Trung Quốc sẽ thăm tàu của nhau và giao lưu bóng đá.
Các hoạt động này sẽ "tăng cường hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa hải quân hai nước" - Reuters dẫn nguồn tin Hải quân Trung Quốc cho biết.
Biên đội tàu chiến Pháp do tàu đổ bộ chở trực thăng Dixmude dẫn đầu cập cảng Thượng Hải hồi tháng 5/2015.
Được biết, đây là lần thứ 8 chiến hạm Vendémiaire thực hiện thăm Trung Quốc, chuyến đi lần này diễn ra không lâu sau khi biên đội chiến hạm do tàu đổ bộ chở trực thăng Dixmude dẫn đầu, cập cảng Thượng Hải, Trung Quốc hồi tháng 5/2015.
Đặc biệt, chuyến thăm Hạm đội Nam Hải lần này của tàu Vendémiaire lại được thực hiện ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Franois Hollande từ ngày 02-03/11/2015 theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo thông cáo ngày hôm 26/10 của Phủ Tổng thống Pháp, nội dung chính của chuyến công du sẽ tập trung vào hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu được tổ chức tại Paris từ ngày 30/11 đến 11/12/2015.
Ông Franois Hollande nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất hành tinh và cũng gây ô nhiễm nhiều nhất, trong việc làm gương để các nước khác noi theo.
Các nhà quan sát nhận định có một điểm tích cực và có thể coi là một dấu hiệu thành công của hội nghị Paris, đó là lần đầu tiên, Trung Quốc tham gia ở cấp cao, trái với hội nghị về khí hậu năm 2009 tại Copenhagen (Đan Mạch).
Tại thượng đỉnh lần thứ 21 về khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức (COP21), 195 nước có thể sẽ đạt được một bản hiệp định chung đầu tiên về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Văn kiện này rất quan trọng nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ trên trái đất không quá 2 độ C.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu vượt quá ngưỡng này, sẽ xảy ra nhiều thiên tai cực kỳ nghiêm trọng, hiện tượng băng tan tại hai cực của Trái Đất, cũng như hiện tượng mực nước biển dâng lên.
Dù nội dung chính chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Franois Hollande bàn về vấn đề biến đổi khí hậu, tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng khẳng định hơn nữa mối quan hệ với Pháp của Trung Quốc - một mối quan hệ Bắc Kinh đang rất cần khi tình hình Biển Đông đang không ngừng tăng nhiệt.
Theo_Báo Đất Việt
Hải quân Mỹ muốn trang bị tên lửa cho các tàu tác chiến ven bờ Hải quân Mỹ muốn lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối đất cho tàu tác chiến ven bờ (LCS) sau khi các tàu này bị chê là có hỏa lực yếu hơn các tàu chiến khác của Trung Quốc hay Nga. Chương trình LCS được khởi động từ năm 2002 với hai phiên bản do Tập đoàn Lockeed Martin chế tạo và...