Nga sẵn sàng khôi phục quan hệ đối tác với NATO
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Moscow sẵn sàng làm mới lại quan hệ đối tác chiến lược với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đã nhận được tín hiệu tích cực từ liên minh quân sự.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) cùng người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier đặt vòng hoa tưởng niệm ở Volgograd. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi đang nhận được những tín hiệu từ đối tác NATO rằng họ không làm tổn thương quan hệ hợp tác mới giữa các cơ quan quân sự hai bên”,RT dẫn lời Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm qua phát biểu trước truyền thông sau khi cùng người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier tới thăm các ngôi mộ tập thể binh sĩ hai nước ở Volgograd.
Volgograd, tên gọi cũ là Stalingrad, là nơi diễn ra trận đánh đẫm máu nhất trong Thế Chiến II và có thể là trong lịch sử chiến tranh. Ngoại trưởng Lavrov nói trước đó ông nhận thông tin từ Brussels cho biết đường dây điện thoại liên lạc trực tiếp giữa NATO và Nga đã được phục hồi.
Ngoại trưởng Đức Steinmeier nhấn mạnh đường dây này là cần thiết. “Trong suốt thời gian khủng hoảng Ukraine diễn ra, chúng tôi đều gia tăng các hoạt động tập trận quân sự”, ông nói. “Một đường dây nóng để hai phía tiếp nhận thông tin là quan trọng”.
Video đang HOT
Steinmeier đã góp phần vào việc thiết lập đường dây nóng bằng nỗ lực cá nhân tại cuộc gặp ngoại trưởng các nước NATO năm ngoái. “Tất nhiên là vẫn có tiếng nói phản đối, gọi đây là “sự nhượng bộ”. Tôi cho rằng họ có quan điểm sai… Tôi rất vui vì giờ chúng ta đã nối lại trao đổi thông tin quân sự”, ông nói.
Ngoại trưởng Nga Lavrov còn nhận định đang có tiến triển, mặc dù còn chậm, trong nỗ lực ổn định tình hình cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông tái nhấn mạnh rằng cần thực thi thỏa thuận Minsk do lãnh đạo Nga, Đức, Pháp và Ukraine đạt được trong cuộc gặp hồi tháng 2. Ông tố Kiev đang cản trở thỏa thuận Minsk và nghi ngờ cam kết của các nước phương Tây.
Như Tâm
Theo VNE
Kinh tế Ukraine suy giảm nhanh nhất thế giới 2015
Nền kinh tế Ukraine suy sụp nhanh nhất thế giới trong 2015 với GDP giảm 6,5% kể từ tháng 4 năm ngoái đến nay, nhiều hơn cả Nga, Libya và đặc khu Macau (Trung Quốc).
Giấy bạc hryvnia của Ukraine - Ảnh: Reuters
Russia Today đưa tin dựa trên số liệu nghiên cứu được tờ The Economist (Anh) công bố hồi cuối tháng 4 cho biết kinh tế Ukraine suy thoái mạnh nhất so với nền kinh tế của các nước khác trên thế giới. Đây là nghiên cứu so sánh tăng trưởng GDP một năm của các nước kể từ tháng 4.2014.
Theo đó, Ukraine, Libya và đặc khu Macau (Trung Quốc) là ba nền kinh tế suy sụp nhanh nhất thế giới trong năm 2015. GDP của Ukraine giảm 6,5%, của Libya giảm 6,4% và đặc khu Macau giảm 6%.
Tiếp sau đó là các nước: Cộng hòa Guinea Xích Đạo, Nga, Venezuela, Sierra Leone, Yemen, Guinea, Puerto Rico, Đông Timor và Brazil. Trong đó, GDP nước Nga sẽ giảm 4%.
Số liệu trên cho thấy GDP của Hy Lạp, nước đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, giảm rất ít khi nước này đứng thứ 15 trong danh sách các nền kinh tế suy sụp nhanh nhất thế giới năm nay.
The Economist cũng dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Ukraine, bà Valeria Gontareva, cho biết tình trạng suy thoái của nước này đã chạm đáy và dự báo sự phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu từ quý 2/2015. Ngân hàng Quốc gia Ukraine dự báo GDP thực tế của Ukraine sẽ giảm 7,5% trong năm 2015 và tăng trưởng 3% trong năm 2016.
Với sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ukraine sẽ khôi phục dự trữ quốc tế đến 18 tỉ USD, đủ trang trải cho 3 tháng nhập khẩu trong tương lai, bà Gontareva nói.
Cuối tháng 4, Ngân hàng thế giới (WB) cũng hạ thấp dự báo về triển vọng nền kinh tế của Ukraine với nhận định GDP nước này sẽ giảm 7,5% trong năm 2015.
The Economist cũng công bố bảng xếp hạng các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, trong đó Papua New Guinea (châu Đại Dương) là nước đứng đầu.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nepal nhọc nhằn gượng dậy từ đổ nát Hôm 2-5, một tuần sau khi xảy ra trận đại địa chấn ở Nepal. Nhịp sống ở thủ đô Kathmandu đang dần dần trở lại. Tuy nhiên đường sá rất vắng vẻ so với bình thường bởi số lượng người di tản quá lớn. Số người ở tạm tại các lều lán tạm bợ tại các bãi đất trống vẫn còn nhiều, tuy...