Nga sẵn sàng hợp tác với Philippines sau tuyên bố ‘chia cắt’ với Mỹ
Đại sứ Nga tại Philippines cho biết Moscow sẵn sàng hợp tác với Manila tại bất kỳ khu vực, lĩnh vực nào có thể.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
“Hãy lập danh sách các mong muốn của các bạn. Philippines muốn Nga hỗ trợ gì, chúng tôi sẵn sàng thảo luận về những gì có thể làm”, RT hôm nay dẫn lời đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev.
Ông Khovaev cho biết Nga mở cửa hợp tác với Philippines ở “bất kỳ khu vực, lĩnh vực nào có thể”. Ông cũng tuyên bố Moscow sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền, và nước Nga “thực sự rất khác với những gì được mô tả trong các bộ phim Hollywood”.
Đại diện chính quyền Nga tại Philippines cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte đã gây ấn tượng cho Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN cuối tháng trước ở Lào. Đại sứ Nga nói Moscow ủng hộ chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy gây nhiều tranh cãi của ông Duterte.
Bộ trưởng Tài chính Philippines tuyên bố Manila đón nhận mọi hình thức viện trợ nhưng sẽ chọn điều gì mang lại “nhiều lợi ích nhất cho đất nước”.
Tuyên bố của Nga được đưa ra sau khi Tổng thống Duterte tuyên bố “tách khỏi Mỹ” trong chuyến thăm Trung Quốc hôm qua. Ông nói rằng sẽ gặp Tổng thống Nga Putin để nói rằng Trung Quốc, Philippines và Nga sẽ cùng chống lại thế giới.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của tổng thống Philippines hôm nay ra thông cáo cho biết tuyên bố “chia cắt” quan hệ với Mỹ chỉ nhằm nhấn mạnh đường lối đối ngoại độc lập của nước này.
Văn Việt
Video đang HOT
Theo VNE
Tuyên bố cắt đứt của Duterte đẩy Mỹ vào thế bối rối
Tuyên bố cắt đứt quan hệ kinh tế, quân sự với Mỹ của Tổng thống Duterte khiến nhiều quan chức ở Washington không thể hiểu được ý định thực sự của ông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AFP
Việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bất ngờ tuyên bố sẽ "cắt đứt" quan hệ kinh tế và quân sự với Mỹ trong chuyến thăm tới Trung Quốc hôm qua đã đẩy chính quyền của Tổng thống Barack Obama vào thế khó xử, đồng thời làm dấy lên nghi ngờ về vai trò của Mỹ trong khu vực và chính sách tái cân bằng châu Á của họ, theo CNN.
Bình luận viên Nicole Gaouette và Elise Labott cho rằng tuyên bố bất ngờ này của ông Duterte là nhằm xác định lại đồng minh thân cận nhất của đất nước, theo hướng rời xa Mỹ và ngả về phía Trung Quốc.
"Mỹ giờ đây đã thua rồi. Tôi đã thay đổi bản thân theo dòng chảy tư tưởng của các bạn, và tôi cũng có thể sẽ tới Nga, trò chuyện với Putin và nói với ông ấy rằng ba chúng ta có thể chống lại cả thế giới - Trung Quốc, Philippines và Nga. Đó là cách duy nhất", ông Duterte nói trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày tới Bắc Kinh.
Đòn giáng vào Mỹ
Theo các chuyên gia phân tích, tuyên bố mạnh mẽ này của ông Duterte là một đòn nặng nề giáng vào chính sách đối ngoại của Mỹ, không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Philippines mà còn tác động tiêu cực đến hình ảnh của Washington trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, khu vực được coi là trọng tâm trong chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama.
Bình luận viên Yeganeh Torbati của Reuters cho rằng Mỹ giờ đây có trong tay rất ít lựa chọn để có thể đối phó với giọng điệu ngày càng quyết liệt và thể hiện rõ sự thù địch của ông Duterte đối với Washington, cũng như thiện cảm ngày một lớn mà ông dành cho Bắc Kinh.
Trong nhiều tháng qua, Mỹ đã không quá bận tâm đến những tuyên bố nhiều khi là xúc phạm của ông Duterte, khẳng định điều đó sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết các nhà lãnh đạo nước này trong nhiều tháng qua đã tranh cãi gay gắt về mức độ chỉ trích chiến dịch chống ma túy đẫm máu ở Philipines mà không khiêu khích ông Duterte.
"Có vẻ như chúng ta tốt nhất là không nói gì vì ngay khi bạn vừa nói thứ gì đó, ông ấy lập tức tung ra một loạt lời lẽ tục tĩu", Murray Hiebert, phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói. "Tôi cho rằng việc Mỹ liên tục chỉ trích ông ấy là rất không hiệu quả".
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Tổng thống Philippines công khai tuyên bố "cắt đứt" với Mỹ trong chuyến thăm tới Trung Quốc, khiến Mỹ không còn thể tiếp tục phớt lờ.
Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: Reuters
Nếu Philippines cắt đứt quan hệ kinh tế, quân sự với Mỹ, nạn nhân đầu tiên sẽ là Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường, được Washington ký với người tiền nhiệm của ông Duterte. Theo thỏa thuận này, Mỹ được phép triển khai luân phiên tàu chiến, máy bay, binh sĩ tại 5 căn cứ quân sự ở Philippines nhằm đối phó với Trung Quốc ở châu Á.
"Câu hỏi chủ chốt là liệu Duterte có ngăn chặn Mỹ tiếp cận các căn cứ ở Philippines hay không", Robert Manning, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói. "Việc mất các căn cứ này sẽ là đòn giáng nặng nề, làm dấy lên nghi vấn về chiến lược tổng thể của chúng ta".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby hôm qua đã nhanh chóng tuyên bố yêu cầu ông Duterte giải thích về tuyên bố "cắt đứt" của mình, tuy nhiên ông không đưa ra những lời lẽ chỉ trích nặng nề, mà chỉ bình luận rằng phát ngôn đó là "không thể giải thích nổi" và "mâu thuẫn với quan hệ rất gần gũi" giữa hai nước.
Không thể lường trước
Đến nay, các quan chức ở Washington dường như vẫn chưa thể hiểu rõ ý định của ông Duterte trong tuyên bố này. Một số quan chức nói với CNNrằng ông Duterte có thể đang thể hiện hành động "nổi loạn" với Mỹ ở Trung Quốc, nhưng họ chưa rõ hướng đi sắp tới của ông.
Theo các quan chức này, hành động của ông Duterte có thể bị thúc đẩy bởi cảm thấy tức giận rằng sự hiện diện của Mỹ ở Philippines làm suy yếu vị thế của đất nước ông, cũng như cảm thấy bị đe dọa bởi những lời chất vấn về nhân quyền của Mỹ đối với chiến dịch chống ma túy do ông phát động.
Sandy Pho, chuyên gia tại Trung tâm Wilson, cũng cho rằng ông Duterte cảm thấy không hài lòng với ảnh hưởng của Mỹ hiện nay ở Philippines. "Tôi cho rằng ông Duterte nhậm chức tổng thống với cách nghĩ này. Ông ấy nghĩ rằng Mỹ đang sa lầy ở Trung Đông, và không thể tập trung vào nơi nào khác, nên việc đặt cược quá nhiều vào quan hệ đồng minh với Mỹ không phải là khôn ngoan nhất", bà nói.
Lính Mỹ được triển khai huấn luyện quân sự tại Philippines. Ảnh: US Army
Một số quan chức Mỹ cho rằng ông Duterte có thể sẽ quay trở lại với Mỹ nếu ông cho rằng điều đó phù hợp với lợi ích của mình. "Rõ ràng là ông Duterte đang tìm cách chơi trò chơi cũ rích, đó là đánh đu giữa Mỹ và Trung Quốc", một quan chức giấu tên nói.
Có vẻ như không chỉ giới chức Mỹ, mà ngay cả các quan chức cấp cao của Philippines cũng bất ngờ với những tuyên bố của Tổng thống Duterte.
Trong một phiên điều trần trước Quốc hội Philippines diễn ra mới đây, khi bị các nghị sĩ chất vấn về việc chấm dứt các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ vốn mang lại nhiều lợi ích cho quân đội Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana thừa nhận rằng ông không được biết trước quan điểm này của Tổng thống.
"Tôi thực sự không biết đến việc đó, bởi Tổng thống đưa ra các tuyên bố mà không hề tham vấn Nội các", ông Lorenzana thừa nhận.
Trí Dũng
Theo VNE
Philippines chưa thể diễn giải bình luận 'tách khỏi Mỹ' Philippines chưa thể diễn giải bình luận "Manila sẽ tách khỏi Washington" của tổng thống nước này do còn phải chờ chỉ thị. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters. "Chúng tôi không vội vàng diễn giải bài phát biểu của tổng thống do phải chờ chỉ thị từ ông ấy, từ Bộ Ngoại giao, khi phái đoàn về nước", Reutersdẫn lời Maria...