Nga sẵn sàng đáp trả mọi bước đi của NATO liên quan Hiệp ước INF
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 26/6 cho biết, Moscow đã sẵn sàng đáp trả mọi bước đi của NATO mà Liên minh quân sự này dự định thực hiện liên quan đến việc đình chỉ Hiệp ước về các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (hiệp ước INF).
Nga sẵn sàng đáp trả mọi bước đi của NATO liên quan Hiệp ước INF (trong ảnh: Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov)
Hãng RIA Novosti dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 26/6 cho biết, Moscow sẵn sàng đáp trả tương tự mọi bước đi của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên quan quyết định của Nga đình chỉ hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn năm 1987.
“Chúng tôi sẽ nghiên cứu những gì các quốc gia thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương xây dựng về chủ đề này, chúng tôi sẵn sàng cho mọi phương án lựa chọn”, Thứ trưởng Ryabkov nói.
Theo ông, đầu tiên, NATO đã buộc tội Moscow vi phạm hiệp ước này một cách vô căn cứ, và sau đó, liên minh đã sử dụng việc này như một cái cớ để mở rộng sự hiện diện quân sự ở các khu vực tiếp giáp với Nga”.
Trước đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 25/6 cho biết trong tuần này, NATO sẽ quyết định cách phản ứng với việc Nga vi phạm một hiệp ước vũ khí quan trọng thời Chiến tranh Lạnh (hiệp ước INF), đồng thời khẳng định bất kỳ biện pháp nào cũng sẽ mang tính chất phòng thủ.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Phát biểu với báo giới, ông Stoltenberg cho hay các Bộ trưởng Quốc phòng NATO sẽ nhất trí những biện pháp đáp trả trong các cuộc hội đàm vào ngày 26-27/6.
Ông Stoltenberg khẳng định: “Sự đáp trả của chúng tôi sẽ mang tính chất phòng thủ, thận trọng và phối hợp. Chúng tôi sẽ không phản chiếu điều Nga đã làm. Chúng tôi không muốn một cuộc chạy đua vũ trang mới nhưng vì Nga đang phát triển những tên lửa mới, chúng tôi phải đảm bảo sự cản trở và phòng thủ của chúng tôi vẫn đáng tin và hiệu quả”.
Lãnh đạo Liên Xô và Mỹ ký kết Hiệp ước INF. (Ảnh tư liệu)
Hiệp ước INF
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (500 – 5.500km). Tuy nhiên, ngày 21/10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729″ và bóng gió về khả năng Mỹ rút khỏi INF.
Đến ngày 4/12/2018, Mỹ đã đặt thời hạn cho Nga trong vòng 60 ngày phải hủy bỏ các loại tên lửa mà nước này cho là vi phạm INF hoặc Washington sẽ bắt đầu tiến trình chính thức rút khỏi INF trong vòng 6 tháng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 1/2 tuyên bố Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Ông Pompeo nêu rõ, Mỹ sẽ gửi thông báo chính thức cho Nga rằng Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước INF trong vòng 6 tháng. Theo Ngoại trưởng Pompeo, Mỹ sẽ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2.
Trí Đức (Lược dịch)
Theo Infornet
Nga công khai tên lửa bị Mỹ cáo buộc vi phạm INF
Quân đội Nga ngày 23.1 giới thiệu tên lửa hành trình mới nhằm mục đích bác bỏ cáo buộc vi phạm Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF) do Mỹ đưa ra.
Buổi giới thiệu tên lửa 9M729 hôm 23.1 - Ảnh: Getty Images
Nội dung chính của INF cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất. Washington cùng nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xác định Moscow không tuân thủ do phát triển một tổ hợp tên lửa hành trình mang tên 9M729.
Trong buổi giới thiệu 9M729 đến các tùy viên quân sự nước ngoài, chỉ huy lực lượng tên lửa và pháo binh Nga Mikhail Matveevsky khẳng định tên lửa này có tầm bắn tối đa 480km, nằm ngoài ngưỡng bị cấm.
9M729 sở hữu đầu đạn cùng hệ thống dẫn đường được cải tiến hơn so với mẫu 9M728. Động cơ đẩy, hệ thống kiểm soát hành trình cùng bình nhiên liệu không có gì thay đổi. Bệ phóng lớn hơn đủ sức triển khai 4 quả tên lửa cùng lúc.
Ông Matveevsky tuyên bố buổi giới thiệu này cho thấy Nga minh bạch trong vấn đề tuân thủ INF. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng lưu ý rằng Mỹ chưa hề công bố dữ liệu nào cho thấy Moscow thử 9M729 ở tầm bắn vi phạm hiệp ước.
Tổng thống Trump vào cuối tháng 10.2018 gây bất ngờ khi quyết định rút Mỹ khỏi INF vì Nga vi phạm thỏa thuận. Chính quyền Washington mới đây đe dọa sẽ thực hiện bước đi này vào ngày 2.2.2019, nếu Moscow không tái tuân thủ.
Giới phân tích lo ngại một khi INF đổ vỡ và Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược Mỹ - Nga (New Start) hết hạn vào năm 2021, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ nổ ra do các cường quốc hạt nhân không còn chịu giới hạn nào nữa.
Cẩm Bình (theo USA Today)
Theo Motthegioi.vn
Đức phản đối Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu Nhà ngoại giao hàng đầu của Đức mạnh mẽ phản đối việc triển khai các tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở châu Âu trong trường hợp Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Đức lên tiếng phản đối Mỹ triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Âutrong trường hợp Washington...