Nga sẵn sàng cứu hộ trong mùa cá heo ‘tự sát’
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, chính quyền vùng Krasnodar gần Biển Đen của Nga đã bố trí xe cứu thương để cứu những chú cá heo mắc cạn khi bơi vào bờ.
Tháng 2 hằng năm là thời điểm bắt đầu mùa hay xảy ra hiện tượng kỳ lạ của loài cá heo, khi hàng nghìn chú cá heo lao lên bờ và mắc cạn.
Giám đốc khoa học Trung tâm nghiên cứu khoa học cứu hộ cá heo “Delfa”, bà Tatyana Denisenko cho biết chiếc xe cứu thương đầu tiên đã được triển khai ở khu vực bờ Biển Đen, trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ, sẵn sàng cứu những chú cá mắc cạn. Trên xe cứu thương đặc biệt này còn có đầy đủ các thiết bị để thực hiện các thí nghiệm sinh hóa và huyết học đối với máu cá heo, máy siêu âm cầm tay, thuốc cho cá heo, trang bị cho tình nguyện viên, cáng, bình oxy. Ngoài ra, trên xe còn có bồn tắm gấp gọn để thực hiện các công việc thú y và vận chuyển động vật đến trung tâm chuyên điều trị động vật biển.
Theo bà Denisenko, mùa “tự sát” của cá heo ở Biển Đen bắt đầu từ mùa Xuân và kéo dài đến giữa Hè. Năm 2022, bờ Biển Đen đã trở thành “nghĩa địa” của 600 chú cá heo xấu số mà nguyên nhân được xác định sau này là do bệnh virus. Trong số đó, các bác sĩ thú y Nga cứu được 20 con cá, 6 con đã được thả trở về biển cả.
Hiện tượng cá heo “tự sát” được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới và có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân môi trường ô nhiễm và mức độ ô nhiễm tiếng ồn.
Pháp tạm thời cấm đánh bắt cá ở Vịnh Biscay
Chính phủ Pháp sẽ tạm thời cấm hầu hết các hoạt động đánh bắt cá vì mục đích thương mại ở Vịnh Biscay để bảo vệ cá heo.
Tàu cá neo tại cảng Le Guilvinec, miền Tây Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đó, lệnh cấm kéo dài một tháng này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/1 và sẽ được áp dụng đối với cả các ngư dân Pháp và ngư dân nước ngoài. Việc ban hành lệnh cấm trên được thực hiện theo lời kêu gọi của các nhà hoạt động môi trường nhằm bảo vệ các loài động vật có vú trên biển sau khi chính quyền Pháp xác nhận sự gia tăng số cá heo chết tại bờ biển của nước này giáp Đại Tây Dương.
Với lệnh cấm trên, từ tỉnh Finistere ở vùng cực Tây Brittany của Pháp tới khu vực biên giới giữa nước này và Tây Ban Nha, việc đánh bắt cá sẽ gần như ngừng hoàn toàn cho đến ngày 20/2 tới.
Hôm 18/1, Chính phủ Pháp đã mở rộng lệnh cấm đánh bắt cá vì mục đích thương mại đối với tất cả các tàu, thuyền bất kể xuất xứ từ đâu, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ các ngư dân và người bán cá. Lệnh cấm này ban đầu do Hội đồng Nhà nước của nước này đưa ra.
Theo CIEM, một cơ quan khoa học giám sát các hệ sinh thái ở khu vực Bắc Đại Tây Dương, có khoảng 9.000 con cá heo chết mỗi năm ngoài khơi nước Pháp ở Đại Tây Dương do vô tình bị đánh bắt.
Lệnh cấm nêu trên liên quan đến những chiếc tàu đánh cá có chiều dài hơn 8 mét và sẽ ảnh hưởng đến khoảng 450 tàu của Pháp. Các ngư dân và các tập đoàn công nghiệp của nước này đã chỉ trích lệnh cấm trên. Các công ty chế biến cá của Pháp ước tính có thể thiệt hại hơn 60 triệu euro (65 triệu USD) do lệnh cấm này.
Myanmar phát hiện 3 cá heo con thuộc loài động vật cực kỳ nguy cấp Truyền thông Myanmar ngày 29/12 đưa tin người dân địa phương đã phát hiện 2 cá heo con Irrawaddy tại sông Ayeyarwady, thuộc khu vực miền Trung nước này. Cá heo nước ngọt Irrawaddy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Những con cá heo con này được hai ngư dân phát hiện khi đang đánh cá trên sông Ayeyarwady, đoạn giữa thành phố Mandalay và...