Nga sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ các tàu ngầm kỵ khí
Ngày 21-1, một quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Hợp tác kỹ thuật- quân sự Liên bang Nga cho biết, nước này có thể cung cấp cho hải quân Ấn Độ các tàu ngầm “tàng hình”, được trang bị hệ thống khí đẩy độc lập (AIP) nếu Ấn Độ trao thầu cho họ.
“Phía Nga sẵn sàng cung cấp cho khách hàng nước ngoài một loại tàu ngầm được tân trang để đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về ngoại thất và trang thiết bị khác theo ý muốn của khách hàng”, nguồn tin cho hãng thông tấn RIA Novosti của Nga biết.
Từ năm 2007, New Delhi đã cân nhắc mở rộng hạm đội tàu ngầm bằng các tàu ngầm diesel-điện, mà một trong những yêu cầu quan trọng là các tàu ngầm này phải được trang bị động cơ kỵ khí (AIP).
Tàu ngầm diesel-điện Saint Petersburg (lớp Lada) của hải quân Nga
Video đang HOT
Các tàu ngầm khí độc lập (chu kỳ khép kín) chạy yên tĩnh hơn so với các tàu ngầm diesel-điện thông thường và không phải nổi lên mặt nước để nạp không khí, từ đó dễ bị radar và các hệ thống cảm biến khác phát hiện.
Cục thiết kế Rubin của Nga hiện đang chạy thử nghiệm hệ thống AIP để dự kiến lắp đặt trên các tàu ngầm diesel-điện lớp Lada (Dự án 677) của hải quân Nga trong năm 2015, với một lớp tàu ngầm phi hạt nhân mới trang bị động cơ AIP sẽ bước vào giai đoạn chế tạo trong 2 năm tới.
Thông tin này được đưa ra đúng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới thăm New Delhi để đàm phán về các dự án hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước với người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar. Hai bộ trưởng đã nhất trí “đẩy nhanh” một loạt các dự án chung, trong đó có dự án phát triển chung máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Ấn Độ là đối tác hợp tác quân sự-kỹ thuật lớn nhất của Nga. Theo ước tính của Cơ quan Hợp tác kỹ thuật-quân sự Liên bang Nga, nước này đã cung cấp cho Ấn Độ số vũ khí và trang thiết bị quân sự trị giá 4,78 tỷ USD trong năm 2013. Ngoài ra, Ấn Độ còn thuê vũ khí của Nga, như tàu ngầm hạt nhân Chakra thuộc lớp Akula.
Theo_An ninh thủ đô
Ấn Độ thuê tiếp tàu ngầm hạt nhân Nga
Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định thuê của Nga tàu ngầm nguyên tử thứ hai lớp Projekt 971 Shchuka-B, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri Manohar Parrikar cho biết.
INS Chakra của Hải quân Ấn Độ
Khả năng thuê tàu ngầm này đã được thảo luận trong thời gian chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 11/12/2014. Tàu ngầm này sẽ cho phép Hải quân Ấn Độ tăng cường sự hiện diện trên đại dương thế giới và tăng cường công tác huấn luyện thủy thủ tàu ngầm.
Theo ông Parrikar, quyết định cuối cùng về việc thuê tàu ngầm Projekt 971 thứ hai còn chưa được thông qua. Bộ Quốc phòng Ấn Độ hiện đang xem xét 2 phương án: thuê tàu ngầm lớp Shchuka-B thứ hai hay gia hạn thuê tàu ngầm Chakra (K-152 Nerpa) mà Ấn Độ nhận được vào tháng 1/2012 theo hợp đồng thuê tàu 10 năm. Hiện chưa rõ khi nào Bộ Quốc phòng Ấn Độ đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ muốn thuê tàu ngầm Irbis lớp Projekt 971I vốn được khởi đóng vào năm 1994. Con tàu số hiệu nhà máy 519 được đánh giá hoàn thành ở mức 46-48%; tại thời điểm dừng đóng ở Nhà máy Amur vào năm 2011 đã dựng xong vỏ chính của tàu ngầm. Trước đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông báo sẵn sàng xem xét vấn đề tài trợ để Nga đóng nốt tàu ngầm và sau đó cho Ấn Độ thuê lại.
Hiện nay, tàu ngầm INS Chakra đóng ở Nga theo thiết kế Shchuka-B đang hoạt động trong biên chế Hải quân Ấn Độ. Hợp đồng thuê tàu trị giá hơn 900 triệu USD (ban đầu được xác định ở wmcs 650 triệu USD) được ký vào năm 2004. Việc bàn giao tàu này cho Ấn Độ liên tục bị trì hoãn, mặc dù theo hợp đồng năm 2004 thì Ấn Độ phải nhận được Chakra vào năm 2008.
INS Chakra là tàu ngầm hạt nhân thế hệ 3. Tàu có lượng giãn nước khi lặn 12.800 tấn, tốc độ đến 30 hải lý/h và độ sâu lặn đến 600 m. Tàu được trang bị 4 ống phóng lôi 533 mm và 4 ống phóng lôi 650 mm.
Theo Năng Lượng Mới
Ấn Độ thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên Ấn Độ đã lần đầu tiên cho chạy thử nghiệm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Arihan do chế tạo trong nước, sự kiện đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành đóng tàu Ấn Độ. Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ INS Arihan được đưa vào chạy thử....