Nga sắm tàu đổ bộ hạng nặng thay thế Mistral của Pháp
Hải quân Nga sẽ nhận hai tàu đổ bộ hạng nặng lớp Lavina, thay thế hai chiếc lớp Mistral bị Pháp từ chối bàn giao năm 2015.
Vũ khí trang bị trên lớp Lavina. Ảnh: Bastion-Karpenko.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ mua hai tàu đổ bộ hạng nặng lớp Lavina trong chương trình mua sắm quốc phòng giai đoạn 2018-2025 để thay thế cho hai tàu lớp Mistral bị Pháp từ chối bàn giao năm 2015 vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Sputnik ngày 4/6 đưa tin.
Tàu đổ bộ lớp Lavina có vẻ ngoài tương tự một tàu sân bay, có khả năng vận hành trực thăng tấn công Ka-52K và săn ngầm Ka-27. Tàu cũng được trang bị hệ thống phòng không hiện đại, với trọng tâm là phiên bản hải quân của tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S. Vũ khí của tàu còn có pháo hạm AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm với đạn dẫn đường điện tử. Mỗi chiếc Lavina dài khoảng 165 m và có lượng giãn nước 14.000 tấn, có thể chở được hàng chục trực thăng các loại.
Lớp Lavina được cho là sẽ vượt trội hơn mọi tàu đổ bộ trong biên chế Nga hiện nay, bao gồm cả Đề án 11711 Ivan Gren đang được chế tạo. Tàu Lavina có thể chở 60 xe thiết giáp, 20-30 tăng chiến đấu chủ lực hoặc hơn 500 lính hải quân đánh bộ.
Dù không thể tiếp cận bờ biển như tàu đổ bộ loại cũ, lớp Lavina có thể triển khai 4 tàu đổ bộ hạng nhẹ Đề án 11770M “Serna” hoặc hai chiếc tàu đệm khí Đề án 12061M “Murena”.
Video đang HOT
Ông Valery Polovinkin, cố vấn cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu nhà nước Krylov (KSRC), cho biết Nga đã thu được nhiều kinh nghiệm hữu ích trong quá trình đặt mua tàu Mistral, đặc biệt là ở phần thân, nhằm cho ra đời tàu đổ bộ đa năng thế hệ mới.
Truyền hình quân đội Nga cho biết trực thăng tấn công Ka-52K Katran là “vũ khí hoàn hảo” cho các tàu đổ bộ thế hệ mới của Nga. Đây là loại trực thăng đầu tiên có thể phóng tên lửa chống hạm Kh-31 và Kh-35, trước đây vốn chỉ dành cho tiêm kích MiG-29K/KUB.
Khả năng phòng thủ của tàu Lavina cũng sẽ được tăng cường khi trực thăng Ka-52K trang bị tên lửa đối không RVV-AE tầm xa trong tương lai.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Pháp giao tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral đầu tiên cho Ai Cập
Tập đoàn đóng tàu DCNS (Pháp) đã giao chiếc đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đầu tiên trong số 2 chiếc bán cho Ai Cập. Hai tàu này trước đó dự kiến bán cho Nga nhưng hợp đồng bị huỷ.
Hai tàu đổ bộ lớp Mistral mà Pháp bán cho Ai Cập trước đó đóng cho Nga, nhưng bị huỷ do Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. AFP
Chủ tịch DCNS Herve Guillou tuyên bố ngày 2.6 rằng việc bàn giao tàu đổ bộ lớp Mistral thể hiện sự tăng cường mối quan hệ giữa tập đoàn và đối tác Ai Cập. Chiếc tàu này được đặt theo tên cựu tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser, theo tờ La Tribune ngày 2.6.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral này trước đây thuộc hợp đồng giữa Pháp và Nga có giá 1,2 tỉ euro, ký vào năm 2011. Tuy nhiên vào tháng 8.2015, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố huỷ bỏ việc giao tàu cho Nga vì nước này liên quan đến cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine. Nga được bồi thường 949 triệu euro, theo TASS. Đến tháng 10.2015, Ai Cập quyết định mua lại 2 tàu này với giá khoảng 950 triệu euro sau khi đánh bại đối thủ cạnh tranh là UAE, theo Paris Match. Tờ 20Minutes cho hay Ả Rập Xê Út đã hỗ trợ tài chính cho Ai Cập mua 2 tàu Mistral này.
Buổi lễ bàn giao tàu được tổ chức tại thành phố Saint Nazaire. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian không đến dự vì phải sang Singapore dự diễn đàn an ninh Shangri-La.
Tàu Gamal Abdel Nasser sẽ rời Pháp vào ngày 6.6 cùng 180 lính thuỷ Ai Cập. Trước khi cập cảng Alexandria (Ai Cập), tàu chiến này sẽ tham gia cuộc tập trận chung giữa hải quân Ai Cập và Pháp.
Chiếc tàu lớp Mistral còn lại cũng được đặt theo tên cựu tổng thống khác của Ai Cập là Anwar el-Sadat dự kiến sẽ được giao vào tháng 9.
Việc bàn giao tàu Mistral cho thấy mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa DCNS và Bộ Quốc phòng Ai Cập. Hồi tháng 7.2014, Ai Cập cũng mua 4 hộ tống hạm lớp Gowind của DCNS.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral, Gamal Abdel Nasser tại cảng Saint Nazaire (Pháp). REUTERS
Ngoài ra, từ nay đến năm 2020, DCNS còn dự kiến giao cho Ai Cập 7 tàu chiến và sẽ giúp hiện đại hoá lực lượng quốc phòng nước này.
Tàu Mistral dài 199 m, phần rộng nhất là 32 m, lượng choán nước tối đa 21.500 tấn. Tàu có thể chở theo 700 lính, tàu đổ bộ, xe tăng và xe bọc thép, 16 trực thăng cỡ trung hoặc 35 trực thăng cỡ nhỏ.
Ai Cập cho rằng có thể sử dụng tàu Mistral cho nhiệm vụ bảo vệ kênh đào Suez và đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác (cả cứu trợ nhân đạo lẫn chiến đấu) nhờ tính linh hoạt của tàu. Tàu có thể chạy với tốc độ tối đa 35 km/giờ, tầm hoạt động 20.000 km ở tốc độ 27 km/giờ.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Ba bóng hồng quyền lực của giới quân sự toàn cầu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Pháp và Australia được đánh giá là ba bóng hồng có tiếng nói ảnh hưởng lớn đối với giới quân sự toàn cầu. Bà Tomomi Inada hồi giữa năm ngoái được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, trở thành người phụ nữ thứ hai ở Nhật Bản đảm nhận cương vị này. Bà Inada, 57...