Nga “sai lầm lớn” khi thu hẹp lực lượng đặc nhiệm
Việc thu nhỏ lực lượng đặc nhiệm trong quân đội Nga là một trong những sai lầm lớn nhất mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov mắc phải, cựu chỉ huy một đơn vị đặc nhiệm – Trung tướng Dmitry Gerasimov hôm 24/10 đã nói như vậy.
Lực lượng đặc nhiệm Nga trong một cuộc tập trận
Các đơn vị đặc nhiệm thuộc Tổng cục Tình báo ( GRU), Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, đã bị thu hẹp quy mô trong giai đoạn từ năm 2009-2010 như một phần của kế hoạch cải tổ toàn diện quân đội Nga. Vì chuyện này, cựu Giám đốc Tổng cựu Tình báo Nga – Đại tướng Valentin Korabelnikov đã quyết định từ chức.
Đại tướng Valentin Korabelnikov bất đồng quan điểm với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov về kế hoạch giải tán hoặc cơ cấu lại các đơn vị đặc nhiệm đang nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của GRU.
“Tôi chắc chắn việc thu hẹp quy mô lực lượng đặc nhiệm Nga là một sai lầm”, Trung tướng Gerasimov – cựu chỉ huy một sư đoàn GRU, cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày thành lập lực lượng đặc nhiệm.
“Số lượng binh lính chuyên nghiệp cấp cao đã bị giảm đi và các chương trình huấn luyện cũng bị cắt giảm ở mức tối thiểu”, ông Gerasimov nói thêm.
Ông Serdyukov đã giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Nga từ năm 2007. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov và chọn người thay thế là ông Sergei Shoigu. Lý do mà ông Putin đưa ra là cho quyết định sa thải ông Serdyukov là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra một vụ scandal liên quan đến cáo buộc lừa đảo tài sản trị giá 100 triệu USD tại một công ty do Bộ Quốc phòng quản lý.
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận cương vị Bộ trưởng Quốc phòng từ tay ông Serdyukov, ông.Shoigu liên tục chỉ trích hoạt động của một số các cơ quan liên quan đến quốc phòng cũng như những sai lầm của người tiền nhiệm.
Sự ra đi của ông Serdyukov được cho là bước mở màn cho một cuộc cải tổ lớn trong Lực lượng Vũ trang Nga. Ngoài thay đổi bộ máy nhân sự cấp cao, quân đội Nga còn đang thực hiện chương trình mua sắm trang thiết bị, vũ khí, thay đổi cách thức tổ chức trong một nỗ lực nhằm xây dựng một quân đội mạnh, thích hợp hơn với những thách thức trong tương lai.
Kiệt Linh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
Tàu tự vệ biển Nhật Bản thăm hữu nghị Đà Nẵng
Nhằm thắt chặt mối quan hệ nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao, sáng 19/10, 3 tàu hộ vệ bờ biển Nhật Bản đã ghé cảng Tiên Sa thăm chính thức Đà Nẵng.
Lễ đón chính thức diễn ra tại Cảng Tiên Sa với sự có mặt của đại diện lãnh đạo Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng; Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam; Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Hải quân; Bộ Tư lệnh QK5; Bộ Chỉ huy Quân sự; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng.
Tàu hộ vệ biển Nhật Bản cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 19/10
Ngoài ra, tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - ông Hiroshi Fukada, Đại tá Manabu Ozawa - Tùy viên quân sự Nhật Bản tại Việt Nam, Đại diện Hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP Đà Nẵng, Nhân viên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng ra đón tàu.
Tàu lực lượng tự vệ biển Nhật Bản gồm 3 tàu với tổng số 750 thành viên gồm tàu huấn luyện JDS KASHIMA (TV3508) có tổng số quân 360 người; tàu huấn luyện SHIRAYUKI (TV3517) và tàu hộ tống ISOYUKI (DD127). Chỉ huy đoàn tàu là Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng chào xã giao lãnh đạo tàu
Phát biểu tại lễ đón tàu, tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - ông Hiroshi Fukada cho biết, đây là chuyến thăm nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngoài ra, chuyến thăm cũng thắt chặt mối quan hệ giữa Hải quân hai nước.
Hải quân Việt Nam tặng hoa cho Chuẩn Đô đốc Fumiyuki KITAGAWA
Ông Hiroshi Fukada cũng chia sẻ người dân Đà Nẵng vừa phải gánh chịu thiên tai với nhiều thiệt hại về của cải. Nhật Bản cũng như Việt Nam cũng gánh chịu nhiều thiên tai, đặc biệt là trận động đất gây sóng thần vào tháng 3/2011. Lúc đó, nhân dân Việt Nam cũng đã chia sẻ và động viên nhân dân Nhật rất nhiều.
"Chúng tôi chia sẻ với người dân Đà Nẵng về những thiệt hại do con bão Nari gây ra. Chúng tôi cũng đánh giá cao việc các bạn khắc phục hậu quả cơn bão một cách nhanh chóng. Việt Nam và Nhật Bản là những nước có bờ biển dài và gặp nhiều thiên tai nên hai nước có thể chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai", Đại sứ Nhật Bản phát biểu.
Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa trả lời phỏng vấn ngay tại cầu cảng
Trong thời gian thăm hữu nghị Đà Nẵng (từ ngày 19-21/10), Chỉ huy Tàu sẽ đến chào xã giao UBND TP Đà Nẵng; Bộ Tư lệnh QK5; Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Sĩ quan và thuỷ thủ Tàu sẽ có những hoạt động giao lưu văn hoá, Thể dục Thể thao với một số đơn vị trên địa bàn thành phố và thăm quan các danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực.
Hải quân Nhật Bản giới thiệu về thiết bị trên tàu
Đặc biệt, theo Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa, Hải quân Nhật Bản sẽ có một buổi huấn huyện chung trên biển với Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm lần này.
Công Bính
Theo Dantri
Những bại tướng dưới tay Võ Nguyên Giáp (2): De Castries Khi nhắc tới những chiến tích lừng lẫy của cố Đại tướng Võ Nguyên giáp suốt thời kỳ nhân dân Việt Nam gồng mình chiến đấu chống giặc ngoại xâm, chiến thắng Điện Biên Phủ được xem là bước ngoặt lớn chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Bức ảng ghi lại buổi họp bàn tác chiến giữa các nhà...