Nga rút khỏi Syria: Cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ tung quân?
Dù Nga tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria từ ngày 15/3 nhưng các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dễ dàng gì đạt được các mục đích tại Syria
“ Kế hoạch B” cho Syria là quay trở lại chiến tranh
Ngày 13/3, tại buổi khai mạc đàm phán hoà bình tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Staffan de Mistura, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria đã chỉ rõ kết cục của các bên khi tiến hành kế hoạch B tại Damascus.
“Như những gì tôi biết, kế hoạch B duy nhất hiện nay đó là quay trở lại chiến tranh và thậm chí nó sẽ còn tồi tệ hơn trước”, ông De Mistura tuyên bố.
Đây là buổi hoà đàm đầu tiên sau hơn 2 năm qua nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài tại Syria.
Ông Staffan de Mistura khẳng định triển khai kế hoạch B là trở lại chiến tranh.
Tại buổi thảo luận, phe đối lập yêu cầu phải tập trung vào việc thành lập cơ quan chuyển giao chính trị và Tổng thống Assad phải từ chức đó là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, Damascus khẳng định, quân đối lập đã quá mơ hồ nếu nghĩ họ có thể chiếm được quyền lực bằng thương lượng.
Ông De Mistura cho biết, một vài ý kiến đã được thả nổi trong cuộc gặp mặt đầu tiên của ông với lần lượt cả 2 phe. Khi được hỏi về sự khác biệt trong quan điểm của quân đối lập và chính phủ Syria, ông cho biết, cả 2 đều cho thấy thái độ cứng rắn, không nhượng bộ.
Đặc phái viên Liên hợp Quốc về Syria không nói các lãnh đạo người Kurd có được mời đến cuộc họp hay không, tuy nhiên, nhận định rằng, kiểu nói chuyện riêng với từng bên khiến ông nghe được nhiều ý kiến nhất có thể và tất cả mọi người Syria đều có thể được bày tỏ quan điểm của mình.
Nga rút quân: Cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Giới phân tích cho rằng tuyên bố trên của Liên Hợp Quốc không đơn thuần chỉ là bày tỏ quan điểm. Thông qua việc này dường như ông De Mistura đang muốn ám chỉ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi lẽ thời gian gần đây bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ các nước, chính quyền Ankara vẫn quyết tâm triển khai kế hoạch B vào Syria.
Video đang HOT
Sputnik ngày 15/3 dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết, khái niệm khủng bố cần phải mở rộng hơn.
“Khủng bố không chỉ là những kẻ trực tiếp gây ra nổ bom, mà những người ủng hộ cho hành động này cũng được xác định là khủng bố, bất kể họ là ai, làm nghề gì, hay chức danh của họ là gì. Đó có thể là một nhà báo, một nghị sĩ hay một nhà hoạt động xã hội”.
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau vụ nổ bom ở Ankara hôm 13/3 vừa qua khiến 37 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương.
Cũng trong ngày này, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt tình trạng khẩn cấp trong vòng 24 giờ tại hai thị trấn Yuksekova (tỉnh Hakkari ) và thị trấn Nusaybin (tỉnh Mardin ) có đông người Kurd sinh sống.
Trước đó, cộng đồng quốc tế, trong đó có đồng minh của Ankara như Mỹ, NATO, Saudi Arabia cũng đã đồng loạt bày tỏ quan ngại trước việc chính quyền Erdogan để ngỏ kế hoạch B đưa quân vào Syria cũng như nã pháo vào các vị trí của người Kurd ở Syria.
Dù chịu nhiều sức ép nhưng có thể thấy rằng chưa lúc nào chính quyền Erdogan từ bỏ tham vọng của mình.
Nhất là sau tuyên bố của Tổng thống Putin về kế hoạch rút quân đội Nga ra khỏi Syria từ ngày 15/3, Thổ Nhĩ Kỳ lại càng có thêm hi vọng để triệt hạ người Kurd và đẩy nhanh toan tính về Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không hề dễ dàng gì khi Nga rút quân khỏi Syria.
“Tôi cho rằng, những nhiệm vụ được đặt ra trước Bộ Quốc phòng, nhìn chung, đã được thực hiện. Vì vậy, tôi chỉ thị từ ngày mai (15/3) bắt đầu việc rút bộ phận chủ lực của quân đoàn chúng ta khỏi Cộng hòa Ả Rập Syria”, ông Putin tuyên bố tại cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Tuyên bố của Điện Kremlin đã khiến nhiều nước như Mỹ, Anh không khỏi bất ngờ. Nhiều người đồn đoán về quyết định đột ngột này của Moskva và cho rằng đây tiếp tục là một bước đi chiến thuật của chính quyền Tổng thống Putin trên chiến trường.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thận trọng mà lợi dụng cơ hội này để gây hấn thì chắc chắn sẽ phải trả giá đắt hơn nữa.
Bởi lẽ, dù tuyên bố rút quân nhưng căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân tại Hmeymim của Moskva vẫn sẽ hoạt động bình thường. Điên Kremlin giai thich, đông thai nay nhăm giup Nga theo doi sư tiên bô cua môt lênh ngưng băn tai quôc gia Trung Đông bi tan pha bơi chiên tranh nay.
Do đó, chính quyền Tổng thống Putin có thể đưa quân trở lại đây bất cứ lúc nào khi thỏa thuận ngừng bắn bị đe dọa và khi Ankara không chịu trùng bước trong kế hoạch quân sự tại Damascus.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Putin đột ngột rút quân khỏi Syria?
Tổng thống Nga từng khiến các nhà hoạch định chính sách nước ngoài bất ngờ với quyết định đem quân vào Syria năm tháng trước. Nay, ông lại gây sốc khi ra lệnh rút quân khỏi Syria mà không hề báo trước cho bất kỳ bên nào.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu hôm 14/3, ông Putin đã lệnh rút quân Nga khỏi Syria ngay ngày 15/3.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) ra lệnh rút phần lớn quân Nga khỏi Syria trong phiên họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 14/3/2016. Ảnh: Reuters
Về việc rút quân, ông Putin nói rằng do &'phần lớn các mục tiêu đã đạt được' nên quân Nga sẽ rút khỏi đây, và chỉ để lại một nhóm đóng tại cảng Tartus và căn cứ quân sự Khmeimim để quan sát thỏa thuận ngừng bắn.
Nga rút quân đột đột, trong khi Syria khẳng định là không có &'rạn nứt nào' giữa Moscow và Damascus. Tổng thống Bashar al-Assad đồng thuận với việc &'giảm' lực lượng Nga trong một cuộc điện đàm với ông Putin.
"Toàn bộ vấn đề này diễn ra trong sự hợp tác toàn diện giữa Nga và Syria, và đây là một bước đi đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chính xác" - trích tuyên bố của chính phủ Syria. Mặt khác, Damascus nói thêm là Moscow vẫn hứa tiếp tục giúp Syrira &'đương đầu với khủng bố'.
Theo Reuters, sự việc này khiến nhiều nhà ngoại giao phương Tây đoán rằng, ông Putin có thể đang gây sức ép với ông Assad, để chấp nhận việc dàn xếp chính trị cho cuộc chiến kéo dài 5 năm, khiến 250.000 người thiệt mạng.
Tại Geneva, người nhận nhiệm vụ hòa giải của Liên Hợp Quốc là Staffan de Mistura nói rằng sẽ không có &'kế hoạch dự phòng' nào ngoài thực tế là xung đột sẽ tiếp diễn, nếu như ba vòng đàm phán đầu tiên, nhằm thiết lập một &'lộ trình rõ ràng' cho Syria không có tiến triển.
Còn phe đối lập tại Syria dường như vẫn chưa hiểu nổi bước đi này. Một phát ngôn viên của phe này bình luận: "Không ai hiểu nổi trong đầu ông Putin nghĩ gì". Tuy nhiên, họ đòi hỏi nhiều hơn từ bước đi được cho là có tính nhượng bộ của Putin, đó là rút quân hoàn toàn khỏi đất Syria.
"Tôi không hiểu nổi tuyên bố của Nga, điều đó thật sự bất ngờ, y như cách họ tham gia vào cuộc chiến vậy" - Fadi Ahmad, người phát ngôn cho Lữ đoàn Duyên hải số 1 thuộc Quân đội Syria Tự do nói.
Đặc biệt, ông Putin chỉ nói với bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Nga trong cuộc họp chính phủ. Mỹ cũng không hề nghe phong thanh gì về việc này, dù cũng trong ngày 14/3, ông Putin có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obamavề Syria.
Các nước phương Tây luôn cho rằng, việc Nga can thiệp quân sự vào Syria là nhằm hậu thuẫn cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad là chính, còn việc tiêu diệt phiến quân &'Nhà nước Hồi giáo' tự xưng (IS) chỉ là phụ. Các đợt không kích của quân Nga được cho là nhằm vào lực lượng đối lập và mở đường cho quân chính phủ Syria ở một số điểm then chốt.
Sau 5 tháng can thiệp quân sự tại chiến trường Syria, Nga, Mỹ cùng các đối tác và các bên tại Syria đã tiến tới việc đàm phán hòa bình. Nhưng phương Tây luôn viện cớ do Nga hậu thuẫn cho quân chính phủ bằng các đợt không kích, nên việc hòa đàm bị cản trở.
Với quyết định rút quân gấp rút, hòa đàm về Syria không còn trở ngại. Và nhiều bên đã lên tiếng hoan nghênh bước đi này của ông Putin.
"Chúng tôi cũng nhận thấy sự lưu ý tích cực trong quyết định của Nga, nhằm rút một phần lực lượng" - RT dẫn lời Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Angola Ismael Abraao Gaspar Martins.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ ẩn danh nói rằng, Washington cảm thấy rất khích lệ trước thông báo rút quân của Putin, nhưng giờ vẫn còn quá sớm để hiểu được ý nghĩa của hành động này, và rằng liệu ông Putin có thực hiện như lời ông nói, cùng với mục đích đằng sau tuyên bố đó.
Tờ New York Times cho rằng, Nga luôn nhớ bài học xương máu khi bị sa vào cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan những năm 1980.
Hiện nay, mỗi ngày Nga phải chi 3 triệu USD khi tham chiến ở Syria, trong khi nguồn thu chính đang cạn kiệt vì giá dầu chạm sàn, và kinh tế đình đốn vì các trừng phạt của phương Tây. Trong bối cảnh đó, việc Nga sớm thu quân về nước là chuyện sớm hay muộn sẽ diễn ra, nếu mục tiêu chính của Putin ở Syria không phải là IS.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Điều gì khiến Tổng thống Nga Putin ra lệnh rút quân khỏi Syria? Tổng thống Valdimir Putin cho rằng, Nga đã đạt được mục tiêu của mình ở Syria, giờ là lúc cần phải rút quân nhường chỗ cho các cuộc đàm phán. Theo Sputnik News, phát biểu với hãng RIA Novosti ngày 14/3, Tổng thống Nga nhấn mạnh: "Tôi cho rằng, nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang được giao...