Nga ra mắt tên lửa nhanh tới nỗi không thể bắn hạ
Loại tên lửa mới của Nga sẽ là nỗi khiếp sợ cho NATO trong bối cảnh hai bên căng thẳng nhất từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Putin là người rất thích những tên lửa cỡ “khủng”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa giới thiệu một loại vũ khí mới rất đáng sợ, có thể phá vỡ mọi hàng rào phòng thủ của NATO. Thông tin được các chuyên gia tên lửa Nga cung cấp.
Nga cho biết tên lửa mới có thể bay nhanh tới nỗi mọi lưới lửa phòng không đều “bó tay” trong việc đánh chặn. Từ căn cứ Kaliningrad, tên lửa này chỉ mất 13 phút để tấn công vào Anh với vận tốc trên 6.500km/giờ.
Thông tin trên được Tập đoàn Tên lửa Chiến lược Nga công bố trong tuần này. Điện Kremlin đang thử nghiệm loại vũ khí mới và cho thấy nhiều tín hiệu khả quan.
Tên lửa siêu âm nằm trong dự án Object 4202 khi tình hình Nga và châu Âu đang căng thẳng nhất từ trước tới nay. Tên lửa mới vượt xa tên lửa hạt nhân Satan 2 được công bố tháng trước.
Theo thông tin rò rỉ, tên lửa siêu âm được phóng từ bãi thử Yasny và bay tới bán đảo Kamchatka thuộc miền Viễn Đông. Sau khi bay hàng ngàn dặm, tên lửa đã tấn công chính xác mục tiêu. Sở hữu động cơ hoàn toàn mới, tên lửa bay với vận tốc cực nhanh khiến mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đều không thể đánh chặn, Nga tuyên bố.
Hầm phóng tên lửa đặt ở Nga.
Dự kiến, tên lửa mới sẽ vào biên chế quân đội Nga trong năm 2018. Tên lửa mới được cải tiến từ tên lửa Sarmat và nhằm mục đích tạo thế trận phòng ngự hạt nhân cho lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Tên lửa Sarmat hay còn gọi là Satan 2 vừa được Nga công bố tháng 10 vừa qua. Với trọng tải lớn, tên lửa Sarmat được cho là có thể mang được 10 đầu đạn hạng nặng hoặc 16 đầu đạn hạng nhẹ bao gồm cả đầu đạn nhiệt hạch, cùng khả năng bay lượn linh hoạt hay có thể vượt qua hệ thống gây nhiễu của đối phương.
Video đang HOT
Theo Danviet
Chiến dịch "dùng đầu người Đức" giúp Mỹ vượt qua Liên Xô
Ngay sau Thế chiến 2, nước Mỹ và Liên Xô đã rơi vào cuộc cạnh tranh quyết liệt, tận dụng những bộ óc thiên tài Đức để giúp phát triển công nghệ quân sự.
Bộ óc Đức quốc xã giúp nước Mỹ lần đầu tiên chinh phục Mặt trăng năm 1969.
Khi phát xít Đức sụp đổ, Mỹ, Anh và Liên Xô đã mở cuộc truy lùng khắp lãnh thổ Đức nhằm thu thập những nghiên cứu phát triển công nghệ, bí mật quân sự và cả những bộ óc thiên tài của Đức Quốc xã.
Mục đích của chiến dịch hết sức rõ ràng, Mỹ muốn ngăn không cho Liên Xô và cả đồng minh Anh thu thập được các công nghệ quân sự, vốn mang tính đột phá của phát xít Đức lúc bấy giờ. Mỹ cũng muốn vô hiệu hóa năng lực phát triển quân sự Đức sau Thế chiến 2.
Chiến dịch Cái kẹp giấy
Văn kiện mật của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ngày 6.7.1945 gửi Tổng thống Harry Truman, thuyết phục người đứng đầu nước Mỹ "thu nạp" những nhà khoa học Đức Quốc xã.
Giới chức Mỹ tin tưởng chiến dịch sẽ thu được thành công vang dội, đặc biệt trong bối cảnh, các nhà khoa học Đức bị truy lùng gắt gao vì tội ác chiến tranh.
Tổng thống Mỹ Harry Truman đồng ý triển khai Chiến dịch Cái kẹp giấy với điều kiện, không sử dụng những nhân vật máu mặt trong chính quyền Đức quốc xã có liên quan đến các tội ác chiến tranh.
Tuy vậy, để chiêu mộ được những nhân vật xuất chúng nhất trong hàng ngũ Đức Quốc xã, chính quyền Mỹ đã không ít lần "phạm luật" hay thậm chí là Công ước Geneva năm 1929. Chính quyền Mỹ thay đổi lý lịch, tiểu sử của các nhà khoa học Đức để loại bỏ hoàn toàn mối liên quan giữa họ và chủ nghĩa phát xít.
Nhóm các nhà khoa học tên lửa Đức tại Fort Bliss, Texas.
Một khi lý lịch được "thanh tẩy", các nhà khoa học này được phép làm việc trong các dự án tối mật của Mỹ, được cấp quyền công dân Mỹ và sinh sống một cách bình thường.
Tên gọi Chiến dịch Cái kẹp giấy chính thức được sử dụng tháng 11.1945. Trong ngày 16.11.1945, 88 nhà khoa học Đức đã bí mật được đưa sang Mỹ với mục đích hỗ trợ trong việc phát triển công nghệ tên lửa.
Công nghệ Mỹ bắt nguồn từ bộ óc Đức Quốc xã
Trong cuốn sách "Operation Paperclip: The Secret Intelligence Program to Bring Nazi Scientists to America" (Chiến dịch Cái kẹp giấy: Chương trình tình báo bí mật đưa các nhà khoa học Đức tới Mỹ), tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ nhiều thông tin đáng giá. Nhà khoa học tên lửa Wernher von Braun, người đóng vai trò quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo V-2 của phát xít Đức là nhân vật hàng đầu mà Mỹ muốn chiêu mộ. Khi đó, V-2 là tên lửa đạn đạo đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.
Wernher von Braun là một trong những nhà khoa học Đức đến Mỹ đầu tiên, từ tháng 5.1945. Ngay khi đầu hàng, ông và các cộng sự được đón tiếp thịnh soạn tại một resort sang trọng ở dãy Alps.
"Chúng tôi được đối đãi bằng bữa sáng với trứng, cà phê và bánh mì, họ còn chuẩn bị sẵn giường ngủ ấm cúng cho mọi người. Ngay từ đầu, tôi biết mình sẽ không bị tra tấn hay đánh đập", von Braun sau này kể lại cho nhà báo Mỹ. "Công nghệ tên lửa V-2 là thứ mà chúng tôi có, còn người Mỹ lại rất muốn sở hữu, muốn biết tất cả về loại tên lửa này.
Von Braun (giữa) khi còn phục vụ trong hàng ngũ Đức quốc xã năm 1942.
Ngoài ra, những người trong danh sách hàng đầu có Tiến sĩ Kurt Blome, chuyên gia về vũ khí hóa học, sinh học. Trong quá trình thẩm vấn, Blome thừa nhận đã thí nghiệm vũ khí giết người hàng loạt trên các nạn nhân là người Do Thái. Tuy nhiên, người Mỹ có vẻ không quan tâm đến tội ác này.
Georg Rickhey, chuyên gia xây dựng hầm ngầm không thể bị xuyên phá của phát xít Đức cũng rơi vào tay quân đội Mỹ. Đại tá Mỹ Peter Beasley nói với Rickhey: "Với tư cách là sỹ quan Mỹ, tôi muốn đất nước mình có được mọi kiến thức mà ông dày công nghiên cứu. Tôi đề nghị ông cùng đi với chúng tôi trở về Mỹ".
Cho đến tháng Giêng năm 1946, hơn 160 nhà khoa học Đức cùng với gia đình đã bí mật sang Mỹ làm việc và sinh sống. Một số sống tại cơ sở đặc biệt ở Dayton, Ohio. Các nhà khoa học quân sự Mỹ tỏ ra không thích thú với đồng nghiệp Đức mới đến, bày tỏ cảm xúc từ "giận dữ đến thất vọng".
Nhóm 115 nhà khoa học Đức nằm trong nhóm nghiên cứu về tên lửa được đưa đến Fort Bliss, Texas và Bãi thử Tên lửa White Sands, New Mexico với tư cách "chuyên viên Bộ Chiến tranh". Họ có nhiệm vụ giúp quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa.
Von Braun cầm trên tay mô hình tên lửa tại Lầu Năm Góc năm 1955.
Wernher von Braun là người được đối đãi tốt nhất, ông còn bày tỏ tình yêu với nước Mỹ. Ở tuổi 46, von Braun được phép trở về Đức, cưới phụ nữ 18 tuổi và đưa cô này đến Mỹ. Điều duy nhất von Braun không hài lòng là người Mỹ quá chặt chẽ trong việc cấp ngân sách nghiên cứu. So với hồi làm việc cho Đức quốc xã, nhà khoa học này và cộng sự được trao nhiều quyền hơn.
Vài năm sau chiến tranh, số lượng nhà khoa học Đức sang Mỹ đã lên tới con số 1.600 người. Trong nỗ lực ngăn không cho dư luận biết được chính xác những gì xảy ra, quân đội Mỹ ra thông cáo tuyên bố đây là những người đàn ông hòa nhã, với mái tóc bạc và áo khoác thể thao Mỹ. Những người này chưa từng nằm trong hàng ngũ Đức quốc xã.
Quân đội cũng công bố hình ảnh nhà khoa học Đức và gia đình tham gia hoạt động ngoài trời lành mạnh. Bất kỳ phóng viên nào muốn phỏng vấn họ phải gửi bản thảo trước, cần có sự cho phép của quân đội trước khi xuất bản trên báo.
Von Braun giải thích chi tiết hệ thống phóng tên lửa Saturn cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1963.
Không phải ai cũng dễ dàng bị lừa gạt, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt phản đối chương trình này, giống như nhà khoa học thiên tài Albert Einstein. Cho đến tháng 3.1947, dư luận lớn đến mức Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Tướng Eisenhower khi đó phải tổ chức cuộc họp báo diễn giải về Chiến dịch Cái kẹp giấy.
Thành tựu của Chiến dịch Cái kẹp giấy là không phải bàn cãi. Von Braun sau này trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành Vũ trụ Marshall thuộc NASA và là người thiết kế chính của tên lửa đẩy Saturn V, loại tên lửa sau này đã giúp Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng và chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua không gian so với Liên Xô, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Năm 1963, von Braun còn có mặt để giải thích chi tiết hệ thống phóng tên lửa Saturn cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Trạm Không quân Mũi Canaveral, Florida. Heinrich Rose và Konrad Buttner, hai nhân vật ủng hộ Đức quốc xã nhất giúp nghiên cứu công nghệ giúp bảo vệ binh sĩ Mỹ trong môi trường chiến tranh hạt nhân.
Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu nhận định, sức mạnh quân sự Mỹ vượt trội hơn Liên Xô sau Thế chiến 2 ngoài yếu tố địa lý, còn có đóng góp không nhỏ của các bộ óc thiên tài Đức.
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Chiếc tàu ngầm hạt nhân Liên Xô đủ sức xóa sổ một quốc gia Mỗi tàu ngầm lớp Akula của Liên Xô được trang bị 20 tên lửa R-39 mang theo tổng cộng 200 đầu đạn hạt nhân, đủ sức biến một quốc gia thành tro bụi. Một tàu ngầm lớp Akula. Ảnh: Radikal.ru. Các tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới không thuộc về Mỹ mà là Liên Xô. Một trong số những tàu ngầm...