Nga ra mắt tên lửa đẩy Rokot 3 vệ tinh
Hôm 3/6, Nga chính thức ra mắt tên lửa đẩy Rokot với hệ thống 3 vệ tinh viễn thông từ trung tâm không gian Plesetsk ở phía bắc đất nước, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
“Các tên lửa đẩy Rokot với hệ thống ba vệ tinh thông tin liên lạc Gonets-M đã được đưa ra thử nghiệm thành công ở sân bay vũ trụ Plesetsk lúc 4h43 theo giờ địa phương”, phát ngôn viên Lực lượng Quốc phòng hàng không vũ trụ Nga, Đại tá Alexei Zolotukhin nói.
Tên lửa đẩy Rokot
Vệ tinh Gonets-M là một phần của các vệ tinh quỹ đạo thấp được thiết kế để cung cấp dịch vụ truyền thông cho vùng sâu vùng xa của Nga. Các vệ tinh này có sự khác biệt hoàn toàn so với vệ tinh của tên lửa tăng cường Briz-KM phóng đi lúc 14h28 theo giờ GMT cùng ngày, phát ngôn viên cho biết thêm.
Video đang HOT
Tên lửa đẩy Rokot, được phát triển bởi Trung tâm Khrunichev, là một sửa đổi của tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-18 (SS-19 Stiletto) đang được ngừng hoạt động trong danh sách các tên lửa chiến lược của Nga.
Các tên lửa này được thiết kế để đưa tàu vũ trụ có trọng lượng dưới hai tấn vào quỹ đạo gần trái đất. Việc thử nghiệm Rokot với một khối vệ tinh quân sự tăng cường đã được thực hiện thành công vào cuối tháng năm.
Trước đó, Rokot được phóng thử nghiệm lần đầu tiên ngày 16/5/2000 từ sân bay vũ trụ Plesetsk. Kể từ đó, 21 tên lửa loại này đã được phóng vào tầng không gian quỹ đạo thấp .
Theo ANTD
Nhật nghiên cứu tên lửa vận tải hàng đầu thế giới
Tổ chức phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã lựa chọn công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries, Ltd - MHI) làm nhà thầu chính cho việc nghiên cứu tên lửa vận tải thế hệ mới H-X của nước này.
Không gian vũ trụ đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, để bảo đảm khả năng độc lập tiến vào không gian, không dựa dẫm vào phương tiện phóng của các quốc gia khác là điều hết sức quan trọng.
Nhận thức được vấn đề đó, vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định lấy bảo đảm khả năng tự chủ phóng các thiết bị hàng không vũ trụ làm chính sách không gian cơ bản của nước này.
Tổ chức phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tuyên bố, họ đã lựa chọn công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries, Ltd - MHI) làm nhà thầu chính cho việc nghiên cứu tên lửa vận tải thế hệ mới H-X của nước này.
Công tác nghiên cứu tên lửa vận tải H-X sẽ được bắt đầu tiến hành từ năm 2014 và dự định bắt đầu phóng vào năm 2020. Tổng chi phí nghiên cứu, chế tạo loại tên lửa này vào khoảng 1,9 tỷ USD.
Tên lửa đẩy H-2A của Nhật
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của loại tên lửa này tập trung vào lĩnh vực kết cấu, hệ thống điện tử, hệ thống đẩy, chụp chỉnh lưu tải trọng hiệu quả, động cơ của tầng 1 và tầng 2, thiết bị trợ đẩy tên lửa nhiên liệu rắn, giá phóng và các công trình mặt đất của bãi phóng.
Tên lửa này được chế tạo dựa trên nền tảng của tên lửa H-IIA và H-IIB hiện có, kết cấu cơ bản tương tự như H-IIA, nhưng được trang bị thêm một số tính năng tiên tiến hơn, nâng cao tính khả dụng của tên lửa nhưng giá thành phóng lại giảm đi một nửa.
Tầng chính của tên lửa mới này giống với tên lửa vận tải H-IIA và H-IIB. Tên lửa có thể căn cứ vào nhu cầu để điều chỉnh số lượng khớp nối với thiết bị trợ đẩy, khi thực hiện nhiệm vụ trong quỹ đạo địa tĩnh, tối đa nó có thể kết nối với 6 thiết bị loại này.
Sau khi nghiên cứu thành công, H-X không những trở thành tên lửa vận tải hiệu quả nhất của Nhật mà còn trở thành tên lửa có khả năng cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Theo ANTD
Ấn Độ phóng thành công tên lửa mang 5 vệ tinh Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ ngày 30.6 đã phóng thành công tên lửa PSLV C-23 (Polar Satellite Launch Vehicle C-23) mang theo năm vệ tinh nước ngoài lên quỹ đạo Trái đất. Tên lửa PSLV C-23 mang theo 5 vệ tinh rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan - Ảnh: AFP Tên lửa PSLV C-23 rời bệ...