Nga ra điều kiện rút tên lửa đạn đạo Iskander tại Kaliningrad
Phát ngôn viên của tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, Điện Kremlin không thể rút tên lửa đạn đạo Iskander ra khỏi Kaliningrad, chừng nào tên lửa của NATO còn hiện diện ở châu Âu.
“Không thể đơn giản rút tên lửa ở Kaliningrad, khi chưa được biết, liệu kế hoạch tạo ra tổ hợp tên lửa chống Nga có được bãi bỏ ở châu Âu hay không”, ông Peskov nói.
Trước đó, các nhà chức trách Ba Lan đã nhiều lần tuyên bố về sự tồn tại “mối đe dọa Nga” liên quan với việc bố trí vũ khí trong khu vực biên giới Kaliningrad.
Đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov giải thích rằng “không ai làm gì bí mật về vận chuyển tổ hợp tên lửa”, hơn nữa, “một tên lửa Iskander” được bố trí dưới tầm bay của vệ tinh do thám Mỹ để làm rõ các thông số hoạt động của thiết bị vũ trụ đó”.
Ngoài ra, trong một động thái khác, năm 2017, các bộ phận kỹ thuật (thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược) của quân đội Nga sẽ được trang bị con số kỷ lục các thiết bị kỹ thuật mới, trong đó có 11 xe ngụy trang và rà phá bom mìn từ xa, dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng cho biết.
Video đang HOT
“Trong năm 2017, theo kế hoạch tái trang bị, các bộ phận kỹ thuật (của Lực lượng tên lửa chiến lược) sẽ được nhận 11 xe kỹ thuật và ngụy trang, cũng như xe phá mìn từ xa. Tốc độ bàn giao các mẫu xe tiên tiến và các thiết bị kỹ thuật sẽ duy trì ở mức tương tự như trong năm 2016. Trong năm 2016, các lực lượng tên lửa chiến lược đã nhận được số lượng kỷ lục máy móc kỹ thuật trong lịch sử nước Nga hiện đại. Ngoài ra, dự kiến sẽ được trang bị 70 đơn vị thiết bị kỹ thuật và 25 tấn trang bị kỹ thuật” – tuyên bố cho biết.
Theo Bộ quốc phòng, các thiết bị kỹ thuật đó bao gồm: xe làm đường, xe phá mìn, máy xúc, cần cẩu xe tải và các công cụ điện khác nhau.
Bây giờ quân chủng kỹ thuật tiếp tục được trang bị các công cụ kỹ thuật tiên tiến để nâng cao khả năng chiến đấu của các tên lửa cơ động.
Theo Danviet
Năm 2017, Nga sẽ khiến NATO lo sợ?
Các chuyên gia của hãng tình báo tư nhân Mỹ Stratfor tin rằng, trong năm 2017, Nga sẽ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở lục địa Á-Âu.
Trong bài viết đăng trên trang tin của hãng, các chuyên gia Stratfor lý giải, sự cải thiện vị thế của Nga trên trường quốc tế có liên quan đến những thay đổi có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu, cũng như thực trạng đánh giá lại quan hệ của một số quốc gia với Moscow.
Ảnh: Pravda
Theo các tác giả, năm 2017, Mỹ sẽ chứng kiến quá trình chuyển giao quyền lực còn Liên minh châu Âu (EU) phải đương đầu với rất nhiều khó khăn.
Nhìn lại 3 năm qua, Nga đã đối mặt với vô số thách thức mang tính chiến lược, chịu áp lực nặng nề từ phương Tây. Các quốc gia có vị thế chiến lược nằm dọc biên giới Nga như Ukraina, Moldova và Gruzia có xu hướng xích lại gần EU và khối quân sự NATO.
Tuy nhiên, trong năm mới, tình hình nước Nga sẽ tươi sáng hơn, trong khi EU vẫn phải đối mặt với những vấn đề nội bộ rất phức tạp. Cuộc trưng cầu Brexit (Rời EU) ở Anh hồi tháng 6 là bằng chứng cho thấy những mâu thuẫn nội tại của EU. Sự chia rẽ của liên minh này thậm chí còn nghiêm trọng hơn nữa nếu các lực lượng đối lập thắng cử ở Pháp, Đức, Hà Lan và Italy.
Thực trạng đó sẽ mang lại cho Nga cơ hội được dỡ bỏ cấm vận đang bị EU áp đặt.
Và với những xáo trộn phức tạp, EU sẽ không muốn kết nạp thêm thành viên mới trong năm 2017. Các nước như Ukraina, Moldova và Gruzia vì thế sẽ "quay đầu", nhìn nhận lại quan hệ với Nga. Thực tế, Tổng thống mới đắc cử của Moldova, ông Igor Dodon, đã cam kết sẽ cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Moscow.
Trong khi đó, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mang lại chiến thắng cho Donald Trump đã đánh dấu một điểm rẽ trong quan hệ Moscow - Washington.
Stratfor nhận định, ảnh hưởng của Nga ở không gian hậu Xô-Viết cũng sẽ lớn mạnh đáng kể. Belarus, Armenia, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan sẽ mở rộng hợp tác. Vai trò của Nga ở Azerbaijan và Uzbekistan cũng sẽ vươn cao cùng với sự tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Quan hệ Nga NATO khó mà "xuôi chèo mát mái" Vốn đã "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nay lại tiếp tục bị đẩy lên những nấc thang căng thẳng mới sau một loạt động thái đáp trả nhau trong thời gian gần đây. Nga tuyên bố triển khai các loại tên lửa hiện đại "đất đối không" và...