Nga quyết không xóa nợ cho Ukraine
Các chủ nợ quốc tế vừa đồng ý cắt giảm 20% trong khoản nợ tổng cộng 18 tỉ USD của Ukraine. Nước Nga không nằm trong số các chủ nợ này và yêu cầu Ukraine phải thanh toán đủ 3 tỉ USD trong thời gian tới.
Ukraine vừa được xóa 3,6 tỉ USD nợ – Ảnh: AFP
Theo CNBC, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko vừa cho hay nước này đã đàm phán và đồng ý với thỏa thuận tái cơ cấu nợ, để được xóa 20% trong số 18 tỉ USD gánh nặng nợ nước ngoài. 20% trên tương đương với 3,6 tỉ USD.
Ukraine sẽ có 4 năm để thanh toán khoản nợ còn lại. Hạn chót để trả 11,5 tỉ USD là năm 2018.
Trong khi đó, Moscow đã từ chối tham gia việc tái cơ cấu nợ của Kiev. Trên kênh Rossiya-24 của Nga, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov yêu cầu Kiev phải thanh toán đủ khoản nợ 3 tỉ USD trong tháng 12 tới. Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cũng cho biết thông tin tương tự.
Video đang HOT
Kinh tế Ukraine đã và đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga hồi đầu năm 2014 và cuộc xung đột với phe ly khai ở miền đông nước này.
Hồi tháng 2, các nước và định chế tài chính phương Tây đã soạn thảo một chương trình cứu trợ cho Ukraine: Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) cho Ukraine vay 17,5 tỉ USD trong 4 năm, Liên minh châu Âu và Mỹ cũng cam kết hỗ trợ tài chính đáng kể cho quốc gia châu Âu.
Tính đến hiện tại, 17,5 tỉ USD của IMF đã giải ngân được 7 tỉ USD. Đổi lại sự hỗ trợ tài chính nói trên là Ukraine phải cải cách kinh tế.
Theo CNN, thỏa thuận giảm nợ với các chủ nợ thương mại mới nhất của Ukraine sẽ đẩy nhanh tiến trình nước này nhận được gói cứu trợ tài chính từ IMF, giúp Kiev có thêm thời gian để phục hồi sau bất ổn, suy thoái kinh tế và vấn đề tham nhũng.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko nói: “Với sự khởi đầu này, chúng tôi cảm thấy thuận lợi để nền kinh tế có thể tăng trưởng trở lại từ năm sau”. Tổng nợ quốc gia và nợ quốc gia đảm bảo của Ukraine hiện lên đến 70 tỉ USD.
Những cái tên có mặt trong danh sách chủ nợ tham gia đàm phán với Kiev gồm các hãng đầu tư: Franklin Templeton, T Rowe Price, BTG Pactual và TCW. Tất cả các hãng trên nắm giữ từ 25% đến 75% trái phiếu đã được đồng ý cho tái cơ cấu. Moscow thì nắm giữ số trái phiếu trị giá 3 tỉ USD đáo hạn trong tháng 12 tới đây.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 7
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko không loại trừ khả năng nước này không thể thanh toán món nợ đáo hạn vào ngày 24.7 tới đây và vỡ nợ.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko - Ảnh: AFP
Russia Today hôm 25.6 đưa tin ngày 24.7 là hạn mà Ukraine phải chi trả khoản nợ 120 triệu USD.
Trên lý thuyết, Kiev có thể vỡ nợ vào tháng tới vì luật cho phép hoãn trả nợ nước ngoài mà quốc hội nước này thông qua vào tháng 5. Luật này nhằm bảo vệ Kiev khỏi "cuộc tấn công của các chủ nợ vô đạo đức".
Thông tin này lặp lại dự báo mà nhà phân tích Andrew Matheny thuộc ngân hàng Goldman Sachs đưa ra hôm 24.6. "Ukraine sẽ không thực hiện thanh toán nợ vào ngày 24.7 và sẽ vỡ nợ. Chúng tôi không mong đợi Ủy ban các chủ nợ của Ukraine chấp thuận đề xuất tái cơ cấu nợ mới nhất của nước này", Bloomberg dẫn lời Matheny.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko hôm 25.6 cũng thừa nhận rằng nước này không có khả năng hoàn trả 40 tỉ USD tiền nợ.
Kiev đang phải vật lộn để tái cơ cấu hơn 50 tỉ USD nợ, trong đó có 3 tỉ USD trái phiếu bán cho Nga. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng số tiền Ukraine nợ Nga phải được coi là nợ chính thức, do đó, khoản nợ này sẽ không được tái cơ cấu.
Vừa qua, Ukraine đã đề nghị các chủ nợ của mình giảm 40% số nợ và nhận trái phiếu mới gắn với hoạt động kinh tế trong tương lai của nước này. Matheny cho hay lựa chọn này có thể khiến các chủ nợ có lợi nhuận nếu các số liệu kinh tế của Ukraine diễn biến tích cực.
Ủy ban các chủ nợ của Ukraine sẽ tiếp tục họp tại Washington (Mỹ) để thảo luận việc liệu Kiev có thể nhận phần tiếp theo của khoản vay 17 tỉ USD dành cho nước này hay không. Đầu tháng này, IMF cho hay quỹ vẫn sẽ cứu trợ Ukraine dù nước này không có khả năng chi trả cho các chủ nợ tư nhân.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Pháp bồi thường Nga 900 triệu euro vụ tàu Mistral Pháp đã trả Nga 900 triệu euro tiền bồi thường hủy hợp đồng bán 2 tàu chở trực thăng lớp Mistral, theo thông tin từ Cơ quan về hợp tác kỹ thuật và quân sự liên bang Nga. Hai tàu chiến lớp Mistral tại xưởng đóng tàu ở Saint-Nazaire, miền tây nước Pháp - Ảnh: Reuters Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn nguồn...