Nga quốc tế hóa S-400, Mỹ “mất ăn mất ngủ”
Tạp chi National Interest của Mỹ vừa đưa ra nhận định rằng, sư phổ biến rông rai cua cac hệ thống tên lưa phong không như S-300 va S-400 Nga trên khắp thế giới co thê se la thach thưc lơn đôi vơi không quân My va cac nươc đông minh cua nươc nay.
Tạp chí này viện dẫn việc Ân Độ đang có ý định mua 5 tên lưa phong không Almaz-Altey S-400 tư Nga, trơ thanh quôc gia nước ngoài thư hai sau láng giềng “không đội trời chung” Trung Quôc sở hữu loai vu khi nay.
“Sư phổ biến cua cac loai vu khi như S-300 va S-400 trên thế giới sẽ la môt thach thưc nghiêm trọng đôi vơi Không lưc My va cac nươc đông minh”, tap chi National Interest nhận định, đồng thời thêm rằng: “Ca hai đêu co tinh cơ đông cao va co thê bao vê môt khu vưc rông lơn. Viêc điêu đông cac may bay chiên đâu thông thương tiếp cận môt khu vưc co tên lưa S-300 va S-400 la không thê”.
Vân đê nay theo thời gian se cang trơ nên nghiêm trong khi nhưng quôc gia như Iran co thể sở hữu những loại vũ khí đáng sợ này, ông Dave Majumdar – biên tập phụ trách mục quốc phòng của Tap chi National Interest nhấn mạnh, đồng thời cho biết, quôc gia Hôi giao nay đa mua vê “môt phiên ban tên lưa S-300″.
Tạp chí National Interest trích dẫn nhận định về hệ thống S-300 của môt si quan câp cao cua Lưc lương Thuy quân Luc chiên My cho biết: “Chúng la thách thức lớn đôi vơi cac loai may bay chiên đâu như F-15, F-16 va F/A-18. Không ai muôn lai gân no”.
Ông nay cũng cho răng chi co nhưng loai may bay chiên đâu va nem bom tang hinh hiên đai nhât mơi co cơ hôi vươt qua cac loai vu khi trên.
“Chi co chiến đấu cơ F-22 Raptor, F-35 va chiến đấu cơ tang hinh B-2 Spirit mơi co thê hoat đông trong khu vưc đươc bao vê bơi cac loai tên lưa trên của Nga. Nhưng chung cung co thê găp kho khăn nêu đôi đâu vơi môt sô lương S-300 va S-400 lơn đươc bô tri thanh môt mang lươi phong không chăc chăn”, tạp chí trên kêt luân.
Video đang HOT
Hệ thống S-3-00 và S-400 mạnh tới mức nào?
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. S-400 Triumf được đánh giá là một trong những loại tên lửa hiện đại nhất thế giới.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.
S-400 Triumph được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tên lửa phòng không của Nga trước năm 2020.
Trong khi đó, hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa mà nhiều nước thèm muốn có được để bảo vệ cho vùng trời lãnh thổ của họ.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
S-400 được triển khai toàn cầu, Mỹ đứng ngồi không yên
Việc các mẫu tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga không ngừng phát triển đang trở thành một thách thức không nhỏ cho không quân mỹ và đồng minh. Đó là nhận xét mới được đưa ra của tờ National Interest.
Theo đó, Ấn Độ sắp sửa mua bốn hệ thống S-400 từ Nga và sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc sở hữu loại vũ khí này. Ngoài ra, Iran cũng đã bắt đầu mua một biến thể của S-300.
Theo biên tập viên mục quốc phòng Dave Majumdar của the National Interest, "hai hệ thống S-400 và người tiền nhiệm S-300 là những mẫu có tính cơ động cao, được kết nối với nhau để bảo vệ các khu vực rộng lớn. Những loại vũ khí như vậy có thể che chắn hiệu quả một khu vực rộng lớn khỏi các máy bay chiến đấu phổ thông".
S-400 là hệ thống phòng không thế hệ kế tiếp của Nga, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không trong khoảng cách cực xa.
Theo một chuyên gia thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ, "đây là một bước ngoặt lớn đối với các dòng máy bay thế hệ thứ tư như F-15, F-16 và F/A-18. Thứ này (S-300 và S-400) là một con mãnh thú và bạn không muốn đến gần nó chút nào."
Tác giả Majumdar kết luận đây sẽ là khó khăn cực kỳ nghiêm trọng cho bất kỳ loại máy bay nào ngoại trừ những chiếc máy bay ném bom và tàng hình tối tân nhất: "Chỉ có các loại máy bay F-22, F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2 mới có thể hoạt động trong khu vực được các loại vũ khí này bảo vệ. Nhưng đây vẫn sẽ là thách thức không nhỏ cho các loại máy bay này nếu có đủ số lượng S-300 và S-400 hoạt động chung trong một hệ thống tích hợp." Hệ thống tổ hợp tên lửa phòng không S-400 là hệ thống phòng không thế hệ kế tiếp của Nga, có khả năng trang bị ba loại tên lửa khác nhau để tiêu diệt các mục tiêu trên không trong tầm từ ngắn đến cực xa.
Minh Trường
Theo_PLO
Mục kích kho vũ khí "khủng" Mỹ, NATO tập trận gần Nga Đông Âu đang là nơi hàng loạt vũ khí tối tân của Mỹ và các nước đồng minh đổ về trong các đợt tập trận diễn ra gần đây gần biên giới Nga. Theo trang mạng quân sự Sina, trong năm 2015 Mỹ và các nước đồng minh trong khối quân sự NATO liên tục đổ vũ khí tối tân về các nước...