Nga: Quân đội đang chốt ở một số vị trí tại Crimea
Một nghị sỹ cấp cao của Nga cho hay các đơn vị quân sự nước này đang chốt ở một số vị trí tại Crimea, vùng tự trị thuộc miền nam Ukraine, để phòng trường hợp có tấn công vũ trang từ Kiev.
Mỹ và các nước phương Tây cho rằng trên thực tế Nga đã kiểm soát hoàn toàn Crimea.
Giới phân tích xem đây có vẻ như là thừa nhận đầu tiên của Mátxcơva rằng lực lượng của họ đã kiểm soát khu vực nằm bên bờ Biển Đen của Ukraine.
Tổng thống Nga Putin trước đó khẳng định những binh lính mặc đồng phục giống binh sỹ Nga, được trang bị vũ khí, công khai tuần tra Crimea là các binh sỹ thuộc lực lượng tự vệ địa phương.
“Hiện có mot số đơn vị quân đội đang đóng chốt ở các vị trí phòng trường hợp có phản công, gây hấn vũ trang, mở rộng vũ trang từ Kiev”, Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban chịu trách nhiệm quan hệ với các quốc gia Liên Xô cũ của Duma, tức Hạ viện Nga, cho biết trên đài phát thanh Tiếng vọng Mátxcơva, trong chương trình phỏng vấn đêm khuya ngày 12/3.
“Đây không phải là hoạt động quân sự quy mô”, nghị sỹ chuyên phát ngôn cho quốc hội Nga về vấn đề Ukraine cho hay.
Video đang HOT
“Khi những kẻ cướp tràn vào đông nam Ukraine, đặc biệt là Crimea, bạn hiểu rằng sẽ khó có thể phản công tức thì. Chúng tôi không phải là những ảo thuật gia.”
Ông cũng tuyên bố cũng có thể cần binh sỹ nếu cuộc trưng cầu dân ý vào ngày chủ nhật tới, nhằm quyết định xem Crimea có gia nhập Nga hay không, nhiều khả năng sẽ gây ra một cuộc can thiệp vũ trang từ Kiev.
“Vì vậy trong trường hợp này, một số đơn vị quân đội đang cắm chốt các vị trí ở đó”, ông nói.
Ông cũng cho biết thêm các binh sỹ sẽ chỉ hành động trong trường hợp có tấn công vũ trang từ Kiev.
Trung Anh
Theo Dantri
Dồn dập nỗ lực ngoại giao trước ngày Crimea trưng cầu dân ý
Ngày 12/3, các nỗ lực ngoại giao đã được huy động tối đa để chuẩn bị cho các kịch bản liên quan tới cuộc trưng cầu dân ý của Cộng hòa tự trị Crimea sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Căng thẳng tại Crimea đang truyền nhiệt vào các nỗ lực ngoại giao thế giới.
Trong thông báo phát đi từ thủ đô Mátxcơva, điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với Chủ tịch Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter, về cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như nghị quyết mà OSCE đang dự định thông qua liên quan đến cuộc khủng hoảng này.
Cùng ngày, nhà lãnh đạo Nga đã điện đàm với lãnh đạo cộng đồng người Tatar ở Crimea. Đây là cộng đồng chiếm 12% dân số trên bán đảo Crimea và họ đang có kế hoạch tảy chay cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới.
Trong khi đó, phương Tây cũng ráo riết hành động theo hướng yêu cầu Nga loại bỏ kịch bản Crimea ly khai khỏi Ukraine.
Tuyên bố chung của nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) kêu gọi Mátxcơva ngừng sự ủng hộ đối với các nỗ lực thay đổi quy chế của Crimea. Tuyên bố khẳng định mọi cuộc trưng cầu dân ý về việc Crimea sáp nhập vào Nga đều không có hiệu lực pháp lý vì sẽ vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc cũng như các hiệp định mà Nga đã ký kết với Ukraine trước đây.
G-7 đe dọa sẽ "có thêm hành động đơn phương hoặc tập thể" nếu Nga không đàm phán trực tiếp với chính quyền lâm thời Ukraine để tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này. Hành động đầu tiên mà G-7 nhắc tới là khả năng hoãn mọi hoạt động liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh G-8 (gồm G-7 và Nga) tại Sochi vào tháng 6 tới.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thì thông qua dự luật mở đường cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga, cung cấp viện trợ cho Kiev và thực thi những cải cách của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Dự luật nêu rõ sẽ phong tỏa tài sản tại Mỹ, cấm nhập cảnh và từ chối thị thực đối với các đối tượng can dự vào việc làm xói mòn an ninh và ổn định của Ukraine, hỗ trợ chính phủ Ukraine điều tra các hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, đồng thời dành cho Kiev khoản vay 1 tỷ USD cùng nhiều triệu USD tiền viện trợ.
Dự luật sẽ được lần lượt trình Thượng viện và Hạ viện thông qua trước khi trở thành luật.
Bên cạnh việc đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng lên kế hoạch gặp gỡ trực tiếp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào ngày mai (14/3) để tìm cách tháo ngòi căng thẳng trước thềm cuộc trưng cầu dân ý. Ông Kerry cho biết sẽ "gửi tới Ngoại trưởng Nga một số lựa chọn phù hợp" theo hướng vừa đảm bảo tôn trọng chủ quyền Ukraine, tuân thủ luật pháp quốc tế và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Pháp cũng sẽ tới Mátxcơva vào tuần tới để thảo luận các bước đi tiếp theo sau cuộc điện đàm mới đây giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Cuộc khủng hoảng tại Ukraine với tâm điểm hiện nay là việc ly khai của Cộng hòa tự trị Crimea đang đặt ra thách thức lớn nhất đối với ngoại giao thế giới, cũng như việc định trình trật tự thế giới ở không gian hậu Xô Viết, nơi luôn diễn ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai thế lực Đông - Tây. Đây cũng là bài toán nan giải đối với cả Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc có thể giải quyết hài hòa lợi ích của các bên để tránh đẩy thế giới rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trong thế kỷ 21.
Theo Dantri
Hạ viện Nga sắp thảo luận việc sáp nhập của Crimea Thành viên thuộc đảng Nước Nga Đoàn kết tiết lộ, Hạ viện Nga sẽ thảo luận dự thảo cho phép nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine sáp nhập vào 21/3. Nghị sĩ Vyacheslav Nikonov hôm nay đã cung cấp cho phóng viên báo đài Nga về dự thảo luật vốn được sửa đổi kĩ lưỡng trước thời điểm ngày 17/3. Dự...