Nga – phương Tây tìm cách tránh Ukraine
Ukraine và Ba Lan gia tăng sức ép lên dự án khí đốt Nga bắt tay châu Âu bỏ mặc các cấm vận kinh tế mà Mỹ áp đặt.
Khi cấm vận kinh tế gia tăng và kéo dài vì vấn đề Ukraine, Nga và phương Tây đang có xu hướng xích lại gần nhau.
Tờ báo Der Standard của Áo cho biết, dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (North Stream – 2) do Nga và châu Âu thực hiện đang gặp sự phản đối kịch liệt nhưng vô ích của Ba Lan và Ukraine.
Theo đó, Chính quyền Ukraine và Ba Lan đang rất cố gắng để ngăn chặn Dòng chảy phương Bắc 2. Kiev và Warsaw phản đối dự án khí đốt này vì lo sợ điều đó sẽ cắt đứt việc quá cảnh khí đốt truyền thống mà hai quốc gia này được hưởng.
Ngày 18/11, trong một cuộc họp tại Vienna, đại diện của Ba Lan và Ukraine đã nhắc lại mối quan tâm của họ với sự ra đời của một đường ống dẫn khí mới sẽ làm ảnh hưởng của Nga ở châu Âu “tăng lên quá nhiều”.
Dòng chảy phương Bắc sẽ khiến Đông Âu khốn khó.
Trước đó, Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã đề nghị các nước EU, Ủy ban châu Âu và Nghị viện Châu Âu không cho phép việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt quá cảnh mà bỏ qua Ukraine.
Ba Lan, Slovakia và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này. Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”.
Phản ứng của Ukraine và các nước Đông Âu về đường ống khí đốt của Nga hợp tác với châu Âu là điều dễ hiểu mà không qua cửa hai nước này. Đóng vai trò là khu vực trung gian cho Nga và châu Âu, Đông Âu nói riêng và Ukraine có nhiều thuận lợi.
Reuters đưa tin, hôm 14/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel nguy cơ rằng, Ukraine có thể hút trộm khí đốt trong đường dẫn từ Nga tới châu Âu.
Hầu hết các đường ống dẫn dầu khí của châu Âu xuất phát từ Nga đều đi qua Ukraine. Hơn 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu được Nga cung cấp.
Video đang HOT
Kiev đã không mua khí đốt từ Nga gần một năm nay do có xung đột chính trị với Moscow. Trong thập kỷ qua, đường dẫn khí đốt từ Nga qua Ukraine cũng đã bị gián đoạn nhiều lần do có mâu thuẫn về giá và nhiều vấn đề khác.
Tổng thống Nga tháng trước đã thông báo, Nga đã sẵn sàng khôi phục lại việc bán khí đốt cho Ukraine ngay lập tức nếu Kiev đồng ý trả tiền trước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp bàn về dự án Dòng chảy phương Bắc hôm 18/11. Ảnh: News Week
Hôm 16/10, tờ Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, dự trữ tại các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất ở Ukraine không đủ để giúp nước này vượt qua mùa đông năm nay. Theo ông, để chuẩn bị đủ khí đốt cho mình, Ukraine sẽ cần khoảng 1,5 tỷ – 2 tỷ mét khối nhiên liệu.
Ông Novak cũng cảnh báo, nếu Kiev không có đủ lượng khí đốt cần thiết, việc cung cấp nhiên liệu cho người tiêu dùng châu Âu sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, Nga rất quan tâm đến các kho dự trữ khí đốt của Ukraine. Ông Novak khẳng định, Nga luôn sẵn sàng cung cấp khí đốt cho Ukraine nếu Kiev có khả năng tài chính.
Rõ ràng, với việc cung cấp một đường ống dầu khí sang châu Âu không qua ngả Ukraine sẽ mang lại cho Nga một con đường ổn định hơn là việc đi đường Ukraine – nơi thường xuyên có sự leo thang căng thẳng.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tạo điều kiện cho Nga và châu Âu gia tăng các lợi ích đôi bên trong việc giảm bớt các ảnh hưởng trung gian từ Nga mà vẫn đảm bảo duy trì các cấm vận kinh tế của Mỹ.
EU và Nga đang đi đêm sau lưng Mỹ mặc nhiên bỏ qua các lời can ngăn ráo riết của Ukraine, Ba Lan để tiến tới khắc phục và ổn định các lợi ích kinh tế chung của mình.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức không qua lãnh thổ Ukraine với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm. Ngày 4/9/2015, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận cổ đông về việc Nga sẽ gia tăng việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU thông qua đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2 – North Stream 2″. Một loạt các công ty tây Âu đã ký kết với Tập đoàn Gazprom của Nga hợp đồng xây dựng tuyến đường ống trị giá 10 tỷ euro này.
Theo Đông Phong
Đất Việt
Xung quanh khoản tiền mặt khổng lồ của giới chính khách cao cấp Ukraine
Thủ tướng Ukraine Volodymyr Groysman tiết lộ ông và vợ ông sở hữu 1,8 triệu USD tiền mặt. Groysman làm việc cho chính quyền Ukraine suốt 14 năm qua và được bổ nhiệm vào vị trí thủ tướng hồi tháng 4-2016.
Tài khoản ngân hàng của ông này có 100.000 USD (có vẻ khiêm tốn) và "trôi nổi bên ngoài" là 15 bất động sản cùng bộ sưu tập 12 đồng hồ xa xỉ. Groysman công khai tài sản của mình cùng thời điểm Ukraine ban hành luật chống tham nhũng mới, trong đó yêu cầu giới chức cao cấp trong chính quyền tích cực khai báo tài sản cá nhân trên hệ thống dữ liệu điện tử mới.
Cách chống tham nhũng của Ukraine được coi là hành động cần thiết để Kiev tiếp tục nhận được sự ửng hộ từ các đối tác phương Tây. Khoảng 50.000 giới chức cao cấp - bao gồm thẩm phán, chính khách và công chức cao cấp - đã sẵn sàng công bố tài sản của mình.
Thủ tướng Volodymyr Groysman.
Trong một thông báo đăng trên Facebook, Thủ tướng Groysman cho biết "khoản tiền tiết kiệm lớn đáng kể" của mình là "tài sản và quyền lợi từ hợp tác kinh doanh... cùng khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh của riêng vợ tôi".
Groysman không là chính khách duy nhất của Ukraine sở hữu lượng tiền mặt lớn đến mức đó. Ví dụ Viktor Romanyuk, một thành viên khác của Quốc hội Ukraine, sở hữu 753.000 USD. Gennadiy Kernes, thị trưởng gây tranh cãi của thành phố Kharkov lớn thứ 2 Ukraine, sở hữu lượng tiền mặt hơn 1,6 triệu USD. Kernes là người ủng hộ các lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine năm 2014 nhưng sau đó chuyển sang hậu thuẫn cho chính quyền nước này.
Những tiết lộ tài sản của giới chức chính quyền Ukraine xem ra cũng khó mà vực dậy được lòng tin của người dân ở đất nước mà tiền lương trung bình hằng tháng chỉ ở mức rất thấp. Thói quen tích trữ tiền mặt của giới chức cao cấp cho thấy họ chẳng mấy tin tưởng vào hệ thống ngân hàng Ukraine vốn đang trải qua một số cải cách căng thẳng.
Thị trưởng Kharkov - Gennadiy Kernes.
Alexander Valchyshen, quan chức làm việc cho tổ chức quản lý tài sản ICU đặt trụ sở tại Kiev, lý giải: "Một người tích trữ tiền mặt có nghĩa là không còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng nữa".
Ông cũng cho rằng "kế toán trung thực" là yếu tố cần thiết để tạo nên nền kinh tế ổn định đồng thời chặn đứng "gian lận tài chính" và nâng cao lòng tin vào các ngân hàng. Tuy nhiên, kế hoạch công khai tài chính ở Ukraine được đánh giá là bước đi quan trọng để giải quyết nạn tham nhũng vốn là mối lo ngại đáng kể cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Oleksandra Ustinova, quan chức Trung tâm Hành động chống tham nhũng của Ukraine, mô tả kế hoạch mới là "cuộc cách mạng" và hy vọng nó sẽ giúp phát hiện những bản kê khai tài chính mập mờ đáng ngờ để từ đó một cơ quan chống tham nhũng mới có cơ sở tiến hành điều tra.
Bà Ustinova cũng báo cáo có 500 thẩm phán chấp nhận từ chức thay vì công bố tài sản cá nhân trước chính quyền. Bà cũng tin tưởng rằng, một tòa án chống tham nhũng mới sẽ đóng vai trò tích cực nếu như chính quyền Ukraine muốn thực hiện những cuộc cải cách mới thật triệt để và bắt đầu truy tố những quan chức tham nhũng.
Theo Ustinova, dự luật làm cơ sở cho sự thành lập tòa án chống tham nhũng hiện đang chờ quốc hội thông qua trong thời gian sắp tới. Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy bất cứ chính khách nào kê khai tài sản vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, hành động công bố tài sản trực tuyến cũng giúp trấn an những chính khách ủng hộ Ukraine ở Washington và Tây Âu. Judith Gough, Đại sứ Anh ở Kiev, đăng trên Twitter rằng việc công khai tài chính của Thủ tướng Volodymyr Groysman là "bước đi quan trọng".
Riêng Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, một trong những nhân vật quyền lực giàu nhất đất nước, vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị công khai tài chính. Trước khi trở thành tổng thống, Poroshenko đã xây dựng được khối tài sản đáng kể nhờ vào hoạt động kinh doanh chocolate và vì thế mà ông được gọi là "Vua chocolate".
Trên đường phố các đô thị Ukraine nhiều người vô gia cư.
Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống Ukraine năm 2014, Poroshenko cam kết sẽ bán phần lớn tài sản doanh nghiệp của mình. Trong vụ bê bối Hồ sơ Panama thời gian qua, Poroshenko cũng bị vạ lây và hứng nhiều chỉ trích cho rằng xây dựng tài sản ở nước ngoài để trốn thuế.
Tuy nhiên, Poroshenko nhấn mạnh trên Facebook rằng, sau khi trở thành tổng thống, ông đã giao công việc quản lý tài sản cho các công ty luật và tư vấn: "Tôi tin bản thân mình có lẽ là quan chức cao cấp đấu tiên ở Ukraine chấp hành yêu cầu công bố tài sản, nộp thuế đầy đủ và hoàn toàn tuân thủ luật pháp Ukraine và quốc tế".
Mặc dù vậy, lãnh đạo đảng Cấp tiến Oleh Lyashko cũng buộc tội Poroshenko lạm dụng chức vụ và trốn thuế cũng như làm giàu trên nền kinh tế thảm hại của Ukraine. Theo tạp chí Forbes, Tổng giá trị tài sản của Poroshenko ước khoảng 858 triệu USD.
Theo Thiên Minh ( tổng hợp)
An ninh thế giới
Obama sẵn sàng dỡ bỏ cấm vận với Myanmar Tổng thống Obama cho hay Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế cho Myanmar với sự ghi nhận những tiến bộ trong cải cách dân chủ ở nước này. Tổng thống Mỹ Obama hội đàm với Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng hôm 14/9. Ảnh: Reuters "Đó là điều...