Nga phủ quyết nghị quyết LHQ về Syria
Ngày 13-4, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này sẽ bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc về Syria.
Dự thảo này, do một số nước soạn thảo và sẽ sớm được đưa ra biểu quyết tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, “rõ ràng thiên vị và có rất nhiều điều khoản mâu thuẫn nhau” – Bộ Ngoại giao Nga phản đối trong một tuyên bố.
Nghị quyết mới này chỉ quy trách nhiệm cho chính phủ Syria gây ra cuộc khủng hoảng tại nước này và hoàn toàn không đả động gì đến sự hỗ trợ về quân sự, hậu cần và tài chính từ bên ngoài (chủ yếu là Mỹ và NATO) cho phe đối lập và các hoạt động khủng bố của các nhóm vũ trang đối lập, bản tuyên bố cho biết.
Video đang HOT
Một phiên thảo luận Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Syria
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, các tác giả của nghị quyết mới đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho kế hoạch đơn phương của mình về Syria chỉ với mục đích duy nhất là thay đổi chế độ tại nước này mà bỏ qua sự can thiệp về chính trị đối với tình hình tại Syria.
Nga đã nhấn mạnh rằng hai nghị quyết đã được thông qua trước đó của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có nội dung gần như giống hệt nhau chỉ làm phức tạp thêm quá trình hòa giải. Do đó, Moscow sẽ không ủng hộ một nghị quyết như vậy trong cuộc bỏ phiếu tới đây, tuyên bố cho biết.
Trong khi đó, Moscow thúc giục các bên có liên quan đoàn kết tất cả các phe phái tại Syria để thực hiện “ Thông cáo Geneva” đã được thông qua trước đây, như là “nền tảng khả thi duy nhất cho việc giải quyết vấn đề Syria,” Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Theo ANTD
Kiểm soát... "thần chết"
Lần đầu tiên trong lịch sử, LHQ đã thông qua một thỏa ước toàn cầu nhằm kiểm soát việc buôn bán vũ khí trong bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang đang cướp đi sinh mạng của khoảng nửa triệu người trên thế giới mỗi năm.
Vũ khí bất hợp pháp đã đến tay một trẻ em trong cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra tại Syria
Hiệp ước buôn bán vũ khí (ATT) nhằm thắt chặt và kiểm soát hoạt động buôn bán vũ khí thông thường trị giá khoảng 80 tỷ USD/năm đã được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 2-4 với tỷ lệ 154 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Ba quốc gia bỏ phiếu chống là Syria, CHDCND Triều Tiên và Iran trong khi Nga nằm trong số 23 nước bỏ phiếu trắng.
ATT được xem là thỏa thuận quan trọng đầu tiên về vũ khí của thế giới kể từ sau Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện năm 1996 này quy định việc kiểm soát các hoạt động buôn bán, trao đổi đối với xe tăng, xe bọc thép tác chiến, các hệ thống pháo nòng cỡ lớn, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa và bệ phóng tên lửa cũng như các loại vũ khí hạng nhẹ khác.
ATT quy định các quốc gia tham gia thoả thuận buộc phải đề ra những quy định nhà nước để kiểm soát hoạt động xuất khẩu vũ khí. Theo đó, trước khi bán vũ khí, các nước xuất khẩu phải đánh giá xem liệu vũ khí này có được sử dụng vào mục đích diệt chủng, phạm tội ác chiến tranh... hoặc liệu có rơi vào tay các phần tử khủng bố và tội phạm có tổ chức hay không.
Đó cũng là lý do để LHQ từ tháng 12-2006 đã tiến hành khởi động cuộc đàm phán về một hiệp ước nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán vũ khí trên toàn thế giới. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng một thỏa thuận như thế sẽ cứu được hàng triệu người trên Trái Đất khỏi nỗi sợ hãi.
Người đứng đầu LHQ cho biết, trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 500.000 người chết do các loại vũ khí hạng nhẹ và vũ khí cầm tay được buôn bán bất hợp pháp. Chính vì thế, ông cho rằng chừng nào chưa có hiệp ước nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép thì các loại hàng hóa gây chết người này vẫn tiếp tục lọt vào tay các phe nhóm vũ trang bất hợp pháp cũng như các băng nhóm tội phạm... để gây thảm họa cho con người.
Nay, dù đã đạt được thoả thuận kiểm soát hoạt động buôn bán vũ khí thông thường toàn cầu song theo nhìn nhận của giới chuyên gia, ATT cũng không tác động nhiều tới thị trường có trị giá tới 80 tỷ USD mỗi năm này, nhất là với các nước xuất khẩu hàng đầu như Mỹ có tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm 2012 lên tới 60 tỷ USD và Nga đạt 14 tỷ USD cùng năm... Tất nhiên, các quốc gia xuất khẩu vũ khí này đều cho rằng họ kiểm soát chặt chẽ số vũ khí xuất khẩu để đảm bảo chúng chỉ phục vụ mục đích quốc phòng chính đáng song không ai có thể khẳng định một trong số những vũ khí này không thẩm lậu ra con đường buôn bán bất hợp pháp.
Theo kế hoạch, việc ký kết ATT sau khi được thông qua tại Đại hội đồng LHQ sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 3-6 tới. Hiệp ước sẽ có hiệu lực sau khi được quốc gia thứ 50 trong số 193 quốc gia thành viên LHQ phê chuẩn. Dự kiến, quá trình này có thể kéo dài tới 2 năm.
Theo ANTD
Triều Tiên, Iran và Syria đồng loạt bỏ phiếu chống Hiệp ước kiểm soát buôn bán vũ khí toàn cầu Ngày 02-4, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Hiệp ước buôn bán vũ khí toàn cầu đầu tiên nhằm quy định và kiểm soát buôn bán các loại vũ khí thông thường trên thế giới. Nghị quyết, bao gồm cả nội dung văn bản của hiệp ước, đã được thông qua với 154 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 23...