Nga phòng vệ bằng vàng
Tháng 1 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã tăng lượng vàng dự trữ thêm gần 20 tấn, đạt mức 1.857 tấn.
Đây là con số cao kỷ lục, đưa Nga vượt Trung Quốc về dự trữ vàng. Tại sao Moscow cần nhiều vàng như vậy?
Nguyên nhân đầu tiên là Nga muốn đi theo các tiêu chuẩn thế giới. Dự trữ quốc tế của Nga đã đạt giá trị 454 tỉ USD, gần chạm mục tiêu 500 tỉ USD do CBR đặt ra. Mỹ tuyên bố là nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới với 8.134 tấn, theo sau là Đức (3.000 tấn), Ý và Pháp (2.500 tấn). Khoảng 30% dự trữ quốc tế của các nước phát triển được quy đổi ra vàng.
Hiện vẫn chưa có thay thế nào đối với vàng trong hệ thống tài chính nên việc tăng cường tích lũy vàng giúp Nga tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro tiền tệ và các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Ngân hàng Trung ương Nga vừa mua thêm vàng dự trữ Ảnh: REUTERS
Ngoài vai trò là phương tiện thanh toán trong hệ thống thương mại toàn cầu, vàng còn góp phần làm giảm sự phụ thuộc của Nga vào bất kỳ loại tiền tệ nào. Trong trường hợp đồng USD sụp đổ, vàng chắc chắn vẫn sẽ giữ được giá trị. Trong những năm 1920, Liên Xô chỉ giao thương với các nước khác thông qua vàng. Những gì xảy ra với Iran cho thấy vàng là một hình thức bảo hiểm hữu hiệu chống lại lệnh trừng phạt. Khi bị cộng đồng quốc tế gây áp lực, Tehran vẫn bán dầu cho bên ngoài và giao dịch được thanh toán bằng vàng.
Video đang HOT
Kể từ năm 2008, các ngân hàng trung ương lớn ở một số quốc gia – từ Mỹ đến Trung Quốc – đã phát hành tiền giấy quá mức, làm dấy lên lo ngại về “chất lượng” tiền. Cơn sốt tiền kỹ thuật số là một trong những hệ quả của những nỗi lo này. Người dân mua vàng và tiền kỹ thuật số, trong khi các ngân hàng trung ương ở Nga và Trung Quốc đều đang tích trữ vàng.
Lý do cuối cùng là sự tăng giá của kim loại quý này. Kể từ tháng 1-2017, giá trị của vàng trong kho dự trữ của Moscow đã tăng từ 60,2 tỉ USD lên 76,6 tỉ USD, tương đương 27%.
Theo Người Lao Động
Nga dự trữ vàng vượt Trung Quốc vì sống trong trừng phạt
Nga tăng trữ vàng để hạn chế tác động kinh tế phụ thuộc vào đồng USD vì cấm vận kinh tế còn dài.
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hồi tháng trước đã nắm thêm 20 tấn vàng, nâng tổng dự trữ lên 1.857 tấn.
Con số này đã khiến Nga vượt qua Trung Quốc hiện đang nắm giữ 1.843 tấn vàng.
Ngân hàng Trung ương Nga tăng cường dự trữ vàng tránh tác động lệnh trừng phạt
Cuối năm 2017, nước Nga mới đứng thứ 6 trong top các nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới.
Đã 15 năm qua, Moscow và Bắc Kinh đã tăng cường tích vàng dự trữ để bớt phụ thuộc vào USD.
Chuyên gia kim loại quý Ronan Manly thuộc BullionStar cho hay: "Thú vị là cả Nga và Trung Quốc đều công khai và thúc đẩy việc tăng dự trữ vàng, công khai xem vàng là tài sản tiền tệ chiến lược. Họ không hề giấu điều này. Mỹ thì ngược lại, liên tục hạ thấp vai trò chiến lược của vàng".
Hiện nay, Mỹ tuyên bố là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới với 8.134 tấn, song theo ông Manly, không ai có thể xác nhận con số này.
Ngân hàng Trung ương Nga liên tục tăng dự trữ vàng lên mức mục tiêu được Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt ra nhằm giúp Nga bớt tổn thương trước các rủi ro địa chính trị. Kho vàng Nga tăng hơn 500% từ năm 2000.
Nga cũng là nước sản xuất kim loại quý lớn thứ ba thế giới. Chính phủ mua 2/3 số vàng khai thác trong nước, mua từ các ngân hàng địa phương vì Điện Kremlin xem vàng là tài sản trú ẩn an toàn giữa thời địa chính trị bất ổn. Đa dạng hóa dự trữ chính là một trong các lý do khiến CBR tăng mua vàng.
Việc tăng lượng dự trữ vàng liên tục trong tháng đầu năm 2018, vượt qua cả Trung Quốc được cho là các bước đi cho thấy rõ ý định không dừng lại của việc dự trữ vàng tại Nga.
Vàng dự trữ tăng sẽ giúp Nga đa dạng hóa dự trữ ngoại hối trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng căng thẳng. Kim loại quý có thể giúp Nga không phụ thuộc vào đồng đôla khi Mỹ và các đồng minh đang áp trừng phạt tài chính lên nước này. Các biện pháp này được áp dụng năm 2014, nhằm trừng phạt Nga quanh vai trò của nước này lên vấn đề tại Ukraine và có thể thắt chặt trong tương lai.
Mới đây, Phó Tổng thống Nga Dmitry Rogozin nhận định rằng chắc chắn các biện pháp trừng phạt nước Nga tới từ phương Tây sẽ là không dừng lại. Bởi các lệnh trừng phạt là cách một quốc gia phản ứng với sự phát triển lớn mạnh của kẻ thù. Nhưng nước Nga đang ngày càng hùng mạnh khiến việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt trở nên vô nghĩa.
Bằng cách ngày càng gia tăng việc dự trữ vàng, thậm chí vượt cả Trung Quốc, Nga đang nỗ lực tìm cách đẩy các lệnh trừng phạt của Mỹ càng xa càng tốt.
Đây có lẽ chỉ là mục tiêu ngắn hạn của Điện Kremlin bởi trong tương lai xa hơn, sự hợp tác của Nga và Trung Quốc sẽ hứa hẹn đi tới việc giảm hẳn giá trị của đồng bạc xanh.
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
Nước Nga dưới thời Putin: Chất lượng cuộc sống tăng gấp 3, nợ giảm 75% Kể từ khi ông Vladimir Putin được bầu làm tổng thống vào năm 2000, nền kinh tế Nga đã có những bước chuyển biến đáng kể trên mọi lĩnh vực. Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) Chất lượng cuộc sống Trước khi Tổng thống Putin đắc cử vào năm 2000, Nga có mức GDP bình quân đầu người là 9.899 USD theo Ngang...