Nga phóng liên tiếp tên lửa đạn đạo chiến lược
Ngày 1-11, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Topol-M từ một bệ phóng ở miền tây bắc nước Nga.
Bộ quốc phòng nước này cho biết trong một tuyên bố: “Tên lửa RT-2PM2, Topol-M, một tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt dưới hầm silo, đã được phóng vào lúc 9h20 giờ địa phương (6h20 GMT) sáng ngày 1-11 từ Trung tâm vũ trụ Plesetsk”.
Theo tuyên bố, vụ phóng thử được tiến hành để kiểm tra các đặc điểm kỹ thuật của tên lửa đạn đạo Topol-M. Tên lửa đã chứng minh khả năng chính xác cao và hiệu xuất hoạt động nói chung đều tốt, khi đã bắn trúng mục tiêu đã định tại một thao trường ở bán đảo Kamchatka của Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga
“Vụ phóng thử một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của các giải pháp kỹ thuật thể hiện trong khi chế tạo tổ hợp tên lửa Topol-M và sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, cũng khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu rất cao”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Igor Yegorov cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga từng cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M và RS-24 sẽ là những tên lửa chủ lực của thành phần mặt đất trong bộ ba hạt nhân răn đe chiến lược của nước này và sẽ chiếm không dưới 80% kho vũ khí của Lực lượng tên lửa chiến lược vào năm 2016.
ICBM RS-12M Topol-M (NATO gọi là SS-25 Sickle) là loại tên lửa liên lục địa một đầu đạn có tầm bắn lên đến 10.000 km. RS-12M Topol-M có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân, với sức công phá lên tới 550 kiloton, tương đương sức mạnh của 26 quả bom nguyên tử.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M đang được đưa xuống hầm phóng
Tên lửa Topol-M có chiều dài 22,7m; đường kính 1,95m; trọng lượng 47,2 tấn và tầm bắn 11.000 km. Là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy. Topol-M được trang bị động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn cho phép nó bay cực nhanh lên không trung và vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác đặt ngay cạnh bệ phóng.
Trước đó, hôm 29-10, Nga cũng đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky trên biên Barents, trong một vu phong thư tac chiên đâu tiên đôi vơi tên lưa đan đao này trong khuôn khô chương trinh huân luyên chiên đâu.
Môt vu phong thư tên lưa đan đao Bulava tư tau ngâm hat nhân cua Nga
Bulava là tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm có thiết kế 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m. Trọng lượng phóng từ 36,8 tấn – 40,3 tấn (tùy theo số đầu đạn hạt nhân), tầm bắn xa lý thuyết trên 8.000km (5.000 dặm).
Một tên lửa Bulava có thể mang tối thiểu là 6, tối đa là 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn độc lập, mỗi đầu đạn hạt nhân đều có thể cảm ứng tấn công mục tiêu riêng rẽ, được coi là có khả năng tấn công mạnh hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-29 “Sineva”.
Vụ phóng thư tac chiên này là bước ngoặt giúp xác nhận khả năng của tên lửa Bulava, vốn được Điện Kremlin giới thiệu là một phần quan trọng trong bô ba răn đe hạt nhân chiên lươc của Nga.
Việc Nga phóng liên tiếp 2 tên lửa đạn đạo này, cùng với sự hoạt động của các máy bay ném bom và chiến đấu tại các vùng biển quốc tế giáp biên giới với các quốc gia NATO trong những ngày gần đây là những hoạt động quân sự gia tăng bất thường của Nga trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa nước này và phương Tây liên quan đến tình hình tại Ukraine.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nga lần đầu tiên có nhiều vũ khí hạt nhân hơn Mỹ trong 14 năm qua
Nga có 1.643 tên lửa hạt nhân sẵn sàng để khai hỏa, nhiều hơn số tên lửa hạt nhân của Mỹ, một báo cáo chính thức của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết.
Một hệ thống tên lửa của Nga.
Cả Nga và Mỹ đều đã nâng cấp các kho vũ khí hạt nhân của mình kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine.
Báo cáo của Mỹ dựa trên các số liệu chính thức được trao đổi giữa hai nước trong khuôn khổ hiệp ước giải trừ Start mới, và bao gồm các tên lửa được triển khai trước ngày 1/9.
Các con số chính thức đã vi phạm hiệp ước Start mới, được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev ký kết vào năm 2010, vốn giới hạn số đầu đạn hạt nhân của hai nước là 1.550.
Theo báo mới của Mỹ, Nga có 1.643 tên lửa hạt nhân, nhiều hơn 1 đầu đạn so với Mỹ.
Trung tâm không phổ biến và kiểm soát vũ khí tại Washington tin rằng Mátxcơva có trên 8.000 đầu đạn hạt nhân và Washington có hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân, mặc dù không phải tất cả trong số chúng đều có thể được dùng cho các hệ thống phóng hiệu quả.
Nga gần đây đã công bố kế hoạch đại tu toàn bộ kho vũ khí hạt nhân vào năm 2020, trong khuôn khổ một chương trình tái vũ trang lớn hơn với khoản ngân sách 700 tỷ USD.
Mặc dù Mátxcơva không cung cấp kế hoạch chi tiết về việc làm thế nào mà nước này đã đạt được việc nâng cấp khả năng hạt nhân trong vài tháng qua, nhưng các chuyên gia ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương phỏng đoán rằng sự gia tăng là do việc vũ trang cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borei.
Những tàu ngầm được trang bị tên lửa Bulava - được xem là một trong những dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử hải quân Nga - cuối cùng đã sẵn sàng để triển khai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã ca ngợi các tên lửa siêu thanh Bulava, vốn có thể thay đổi đường bay nhanh chóng, không thể bị bắn hạ bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới, dù là tinh vi.
Nga cũng đầu tư vào các hệ thống tên lửa Yars di động và có các kế hoạch nhằm hồi sinh các đoàn tàu tên lửa hạt nhân, vốn phổ biến trong thời Liên Xô.
An Bình
Theo Dantri/RT
Bài thử tên lửa Bulava lần sau sẽ phức tạp hơn Đó là phát biểu của Đô đốc Vladimir Komoyedov, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Duma quốc gia Nga, sau khi tàu ngầm tên lửa chiến lược Vladimir Monomakh phóng thành công tên lửa xuyên lục địa Bulava ngày 10-9. Ông Komoyedov cho biết, thành công lần này sẽ là bước đệm cho các vụ thử sau này. Đồng thời ông cũng nhấn...