Nga phóng hỏng vệ tinh quân sự
Một trong hai vệ tinh quốc phòng Nga phóng hôm 5/12 không tách rời khỏi tên lửa đẩy và bị coi là mất tích.
Tên lửa Soyuz-2.1B được phóng từ tây bắc Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Một tên lửa Soyuz-2.1B mang theo hai vệ tinh được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở khu vực Arkhangelsk, tây bắc Nga, Bộ Quốc phòng Nga viết trên trang web ngày 5/12 rằng vụ phóng đã diễn ra thành công.
Tuy nhiên, hãng tin TASS trích dẫn một nguồn tin giấu tên hôm qua cho biết vệ tinh Kanopus-ST “được coi là mất tích” sau khi không tách ra được khỏi tên lửa, do trục trặc ở một trong 4 ổ khóa cố định vệ tinh vào tên lửa. Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận.
Vệ tinh sẽ rơi trở lại trái đất và cháy trong khí quyển vào hôm nay, TASS đưa tin, dẫn các nguồn công nghiệp hàng không vũ trụ Nga.
Video đang HOT
Kanopus-ST là vệ tinh hai mục đích được thiết kế để quét các đại dương của trái đất trong cả phạm vi quang học và UHF. Nó được chế tạo trong 10 năm và được coi là thiết bị tiên tiến, theo Kommersant.
Các nhà khoa học dân sự có thể sử dụng nó như là một thiết bị khí tượng thủy văn. Nó cũng có thể phát hiện tàu ngầm cùng vật thể khác ở biển cho quân đội.
Đây là lần thứ hai tên lửa Soyuz-2.1B được sử dụng để phóng vật thể vào quỹ đạo trái đất tầm thấp. Lần đầu tiên tên lửa thực hiện nhiệm vụ là vào cuối tháng 12/2013.
Phương Vũ
Theo VNE
"Gấu" Nga mở cửa vào Bắc Cực
Nga, một trong những cường quốc đang đẩy mạnh nhất việc khẳng định chủ quyền tại Bắc Cực, vừa có động thái được cho là "mở cửa ngõ" tiến vào châu lục băng giá song hứa hẹn giàu tài nguyên cũng như đang nóng lên bởi tranh chấp chủ quyền này.
Phát biểu ngày 19-7, đại diện báo chí của Thống đốc khu vực Arkhangelsk của Nga cho biết nước này vừa mở một trạm kiểm soát biên giới mới ở vùng cực bắc thuộc quần đảo Franz Josef Land nhằm thúc đẩy ngành du lịch, thu hút khách quốc tế tới Bắc Cực. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kiểm soát lượng tàu viễn dương tiến vào Công viên Quốc gia Bắc Cực của Nga.
Giám đốc Công viên Quốc gia Bắc Cực Roman Yershov cho biết, trạm kiểm soát biên giới sẽ cho phép các tàu biển rút ngắn được ít nhất 3 ngày trong hành trình từ đảo Swalbard tới quần đảo Franz-Josef Land. Bởi thế, sau tàu Sea Spirit đang khai thác tuyến đường biển Công viên Quốc gia ở Bắc Cực, Nga sẽ đưa vào sử dụng thêm 2 tàu trong năm nay và dự kiến sẽ lên tới 10 chiếc trong khoảng thời gian 3 năm tới.
Quân đội Nga trong một lần tiến hành tập trận tại Bắc Cực
Việc mở trạm kiểm soát biên giới ở Bắc Cực được xem là bước đi mới nhất trong chiến lược khẳng định chủ quyền của Nga tại "điểm nóng" tranh chấp mới giữa nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đó, Nga đã có một loạt động thái được xem là nhằm đi trước các quốc gia khác trong việc khẳng định chủ quyền tại Bắc Cực.
Cùng với việc tăng đầu tư mạnh cho quốc phòng những năm qua, Nga đã đẩy mạnh việc khẳng định chủ quyền tại Bắc Cực nằm bao bọc biên giới phía Bắc của nước này. Sau động thái mang tính biểu tượng cắm cờ xuống đáy biển Bắc Cực năm 2007, Nga tiến thêm một bước dài khi đưa Bộ Tư lệnh chiến lược liên quân mới, còn gọi là Bộ Tư lệnh Bắc Cực dựa trên cơ sở lực lượng của Hạm đội phương Bắc, đi vào hoạt động từ tháng 12-2014.
Mới đây, người đứng đầu Trung tâm Quốc phòng Nga, Trung tướng Mikhail Mizintsev, thông báo nước này có kế hoạch xây dựng 13 sân bay, 1 cơ sở huấn luyện không quân, 10 trạm radar kỹ thuật và kiểm soát không lưu ở khu vực Bắc Cực. Sau khi cho biết đã đưa loại vũ khí hiện đại nhất tới khu vực Bắc Cực, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố nước này không loại trừ khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia tại Bắc Cực bằng biện pháp quân sự.
Chính vì thế, bước đi mới nhất của Nga "mở cửa ngõ" vào Bắc Cực càng khiến các quốc gia đã công khai tuyên bố chủ quyền tại đây, nhất là Mỹ không thể ngồi yên bởi không chỉ có vị trí chiến lược trọng yếu, Bắc Cực còn hứa hẹn là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác, trong đó đặc biệt là "vàng đen" dầu mỏ và khí đốt.
Trong số 8 nước hiện đã đưa ra đòi hỏi chủ quyền với Bắc Cực, gồm Nga, Na Uy, Đan Mạch, Canada, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển và Mỹ, thì Mỹ và Canada cùng với Nga là những nước "mạnh miệng" nhất. Giữa lúc Canada cho biết thành lập một hạm đội mới trị giá khoảng 3,2 tỷ USD để tuần tra Bắc Cực thì Quốc hội Mỹ cũng đã ủy quyền cho quân đội nước này triển khai một kế hoạch chiến lược để phát triển về phía Bắc Cực.
Theo Hoàng Tuấn
An ninh Thủ đô
Ngư dân Nga bắt được cá đột biến kỳ lạ Một con cá bí ẩn có cái đầu của loài bò sát và vảy hóa thạch được cho là do ngư dân ở khu vực Arkhangelsk, miền Bắc nước Nga, đánh bắt được đang khiến dư luận xôn xao. Theo trang tin tức địa phương 29.ru, ngư dân quăng lưới đánh bắt được con cá kỳ lạ này trên sông Bắc Dvina, gần...