Nga – Philippines bàn về thử nghiệm vaccine
Các nhà khoa học Philippines gặp đại diện cơ sở phát triển vaccine Covid-19 của Nga hôm nay để thảo luận về tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Thứ trưởng Y tế Rosario Vergeire hôm nay cho biết tại Manila rằng các chuyên gia Philippines gặp đại diện của Viện Gamaleya để thảo luận về thử nghiệm và yêu cầu được nhận “hồ sơ hoàn chỉnh” về vaccine.
“Chúng tôi sẽ xem liệu các cáo buộc có đúng sự thật hay không”, Vergeire nói, đề cập đến lo ngại rằng Nga đã cấp phép vaccine quá vội vàng.
Video đang HOT
Vaccine do Viện Gamaleya phát triển. Ảnh: AFP.
“Đó là lý do chúng tôi thảo luận với họ để tìm hiểu về loại vaccine này”, Vergeire cho biết và nhấn mạnh cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý Philippines để tiến hành thử nghiệm ở nước này.
Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm ba với sự tham gia của hàng nghìn người. Vaccine được đặt tên là “Sputnik V”, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới “Sputnik 1″ được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã “đốt cháy giai đoạn” dưới áp lực từ chính quyền. Tổng thống Putin xem mục tiêu tìm ra vaccine Covid-19 là ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với gần 903.000 ca nhiễm và hơn 15.000 ca tử vong. Tại Tây Âu và Mỹ, các nhà nghiên cứu thường thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng.
Trong khi đó, Nga bác bỏ nghi ngờ là “vô căn cứ”. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố ông tình nguyện tiêm vaccine do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn. Ông nói thêm rằng Manila có thể hỗ trợ Moskva sản xuất vaccine. Philippines là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với gần 144.000 ca nhiễm, trong đó hơn 2.400 ca tử vong. Tháng trước, Tổng thống Duterte cho hay ông đã đề nghị
Nga có thể thử nghiệm vaccine SAR-Cov2 trên người vào tháng 6
Nga đang tiến hành thử nghiệm vaccine chống virus SAR-Cov-2 trên động vật và có thể tiến tới thử nghiệm trên người trong thời gian tới.
Các phương tiện truyền thông Nga hôm nay đưa tin, hiện ở nước này đang tiến hành thử nghiệm vaccine chống virus SAR-Cov-2 trên động vật và có thể tiến tới thử nghiệm trên người trong thời gian tới.
Nga đang tiến hành thử nghiệm vắc xin chống virus SAR-Cov-2 trên động vật và có thể tiến tới thử nghiệm trên người trong thời gian tới. Ảnh Tass.
Theo giám đốc Trung tâm khoa học quốc gia Virus học "Vektor" Rinat Maksyutov, các nguyên mẫu vaccine chống virus SAR-Cov-2 đang được thử nghiệm trên chuột, chồn và linh trưởng, chúng sẽ hoàn thành vào cuối tháng tư và thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu vào tháng 6.
Ông Maksyutov giải thích rằng, trên cơ sở dữ liệu từ sáu nền tảng công nghệ, 26 biến thể vaccine khác nhau đang được phát triển, sẽ được thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm.
Các lựa chọn tốt nhất sẽ được đưa ra cho các nghiên cứu tiền lâm sàng, và sau đó, với sự cho phép của Bộ Y tế Liên bang Nga, tiến hành các thử nghiệm lâm sàng ở người
Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát và bảo vệ tiêu dùng Nga Anna Popova cũng lưu ý rằng, đây là "một giai đoạn khá khó khăn và không ngắn". Ngoài ra, theo bà, còn có một kế hoạch thử nghiệm cho các tình nguyện viên, cũng có một nơi, nhưng hiện tại cơ quan này đang làm việc với phương pháp cổ điển.
Tính đến ngày 04/04, tại Nga ghi nhận 4.731 trường hợp nhiễm virus SAR-Cov-2, trong đó 333 người đã hồi phục, 43 người tử vong. Hơn 70% các trường hợp nhiễm bệnh là ở Moscow với 3.357 người./.
Anh Tú
Mỹ, Đức lo ngại về vaccine Covid-19 của Nga Giới chức y tế Mỹ và Đức hoài nghi về độ an toàn của vaccine Covid-19 mà Nga vừa công bố do thiếu dữ liệu và chưa hoàn thành thử nghiệm. "Vấn đề không phải là quốc gia nào có vaccine đầu tiên. Vấn đề là phải có một loại vaccine an toàn và hiệu quả cho người dân Mỹ và người dân...