Nga: Phiến quân bắt đầu dàn dựng video tấn công hóa học ở Syria
Trung tâm Hòa giải Syria (Nga) cho biết lực lượng khủng bố đang dàn dựng những cảnh quay ghi lại cuộc tấn công giả mạo bằng vũ khí hóa học nhằm đổ tội cho chính quyền Tổng thống Assad.
Cảnh quay ghi lại vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học ở Đông Ghouta hồi tháng 4/2018.
“Theo thông tin chúng tôi nhận được từ người dân tỉnh Idlib (Syria), lực lượng khủng bố đang dàn dựng các cảnh quay giả mạo tại thành phố Jisr al-Shughur, nơi những “vũ khí hóa học” bị cho là đã được “quân đội Syria sử dụng chống lại dân thường”. Các kênh truyền hình Trung Đông cùng đại diện một số đài truyền hình Mỹ đã đến Jisr al-Shughur vào buổi sáng”, Trung tâm Hòa giải Syria (Nga) cho biết.
Đại diện quân đội Nga tiết lộ thêm, rằng các nhóm phiến quân đã mang 2 thùng chứa chất độc clo đến Jisr al-Shughur để khiến cho “hành động khiêu khích” trông có vẻ “tự nhiên”.
“Các cảnh quay cho thấy những nhà hoạt động thuộc tổ chức Mũ Trắng diễn lại cảnh “giúp đỡ” cư dân Jisr al-Shughur sau khi bị “quân đội Syria” tấn công bằng cái gọi là bom độc.”
Video đang HOT
Theo Trung tâm Hòa giải Syria, tất cả những video giả mạo sẽ được gửi cho các đài truyền hình vào cuối ngày hôm nay, sau khi lực lượng khủng bố phát tán lên mạng xã hội.
Trước đó, trong tuyên bố được đưa ra hôm 25/8, ông Konashenkov cảnh báo lực lượng khủng bố Hayat Tahrir ash-Sham (trước đây gọi là Jabhat al-Nusra) sẽ dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường, để từ đó Mỹ và các đồng minh lấy cớ tấn công Syria.
Để phục vụ màn kịch này, 8 thùng chứa clo đã được bí mật chuyển đến tỉnh Idlib (Syria).
Sau khi số clo nói trên được chuyển giao cho Hayat Tahrir ash-Sham, chúng sẽ tiếp tục được mang đến một ngôi làng cách Jisr ash-Shugur vài kilomét.
“Hành động khiêu khích này – với sự tham gia tích cực của lực lượng đặc nhiệm Anh – sẽ được sử dụng như cái cớ để Mỹ – Anh – Pháp khởi động cuộc tấn công bằng bom và tên lửa nhằm chống lại chính phủ và các cơ sở kinh tế của Syria”, ông Konashenkov nói.
Trước đó, Mỹ và các đồng minh từng vin vào những hành động khiêu khích của lực lượng khủng bố để đổ tội cho Damascus và lấy cớ không kích chống lại chính phủ Syria, theo Tass.
Tất cả các cáo buộc của Mỹ đều bị Syria thẳng thừng bác bỏ.
MINH HẠNH
Theo TPO/RT
Nguy hiểm thái độ quay ngoắt 180 độ của Trump đối với Syria
Liệu trận quyết đấu sinh tử ở Idlib có giúp chấm dứt cuộc chiến Syria khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang tìm kiếm một cái cớ để hành động - điều phản ánh thái độ quay ngắt 180 độ của ông về chính sách Syria.
Theo Washington Post, chỉ vài tháng trước, ông chủ Nhà Trắng còn bày tỏ mong muốn rút khỏi Syria, kéo hơn 2.000 quân nhân Mỹ đang đóng quân tại đây về nước.
Khi đó, ông lên án việc Mỹ đã lãng phí 7.000 tỷ USD cho các cuộc chiến tranh ở Trung Đông bằng cách đổ tiền xây dựng những ngôi trường chỉ để phiến quân phá hủy trong khi không có kinh phí xây trường tại Ohio.
"Theo chính sách mới thì chúng tôi sẽ không rút khỏi Syria vào cuối năm nay. Các lực lượng Mỹ phải tiếp tục ở lại Syria để tiêu diệt tận gốc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và buộc Iran phải rời khỏi quốc gia này", Washington Post ngày 6.9 dẫn tuyên bố của đặc phái viên của Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Syria James Jeffrey.Tuy nhiên, giờ đây, ông lại bất ngờ đổi ý, ủng hộ triển khai các nỗ lực quân sự, ngoại giao và kinh tế mở rộng vô thời hạn tại Syria.
Đó là lý do biện minh cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Syria mà Lầu Năm góc công bố ngay từ đầu.
Tuy nhiên, giờ đây, điều đáng lo ngại nhất là, các nguồn tin gần gũi với việc lên kế hoạch chính sách ở Nhà Trắng đã tiết lộ với Washington Post rằng, ông Trump đã cam kết theo đuổi việc thay đổi chế độ ở Syria và xem đây là mục tiêu cuối cùng.
Sự thay đổi trên bắt nguồn từ việc Nhà Trắng ưu tiên lại điều mong muốn lâu nay của Mỹ đó là loại bỏ hoàn toàn các lực lượng Iran khỏi Syria. Có một sự quan ngại ngày càng gia tăng ở Washington rằng, Nga không thực sự quan tâm đến việc Iran rút khỏi Syria hay không, bất chấp cam kết trước đó của họ. Bài báo của Washington Post đã mô tả rằng, "Nhà Trắng đã xác định lại các mục tiêu của họ ở Syria", theo đó, Mỹ muốn tất cả các lực lượng quân sự ủy nhiệm cũng như quân đội Iran phải rút khỏi Syria, và tiến tới thiết lập chính quyền mới ổn định có thể chấp nhận được đối với toàn dân Syria cũng như cộng đồng quốc tế.
Chưa cần nói rằng, một sự thay đổi chính sách quan trọng như vậy của chính quyền Trump có thể dẫn tới những kịch bản đối đầu ở Syria hoặc thậm chí, cuộc chiến ủy nhiệm giữa Nga, Mỹ, Iran và Israel nhấn chìm Syria trong cảnh chiến tranh thêm nhiều năm tới. Trên tất cả, tình hình ở Idlib hiện đã trở nên nguy hiểm hơn khi ông Trump có vẻ đang tìm kiếm một cái cớ để hành động, nhằm phân tán sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề nội tại trong lòng nước Mỹ hiện nay. Ông James Jeffrey đã ám chỉ rằng, ông Trump có thể đặt bút ký thông qua "cách tiếp cận tích cực hơn" nếu phải đối đầu trực tiếp với cả Iran và Nga ở Syria.
Theo Danviet
5 câu hỏi lớn trước thềm trận chiến "sinh tử" tại Syria Cuộc chiến tại Syria có thể sắp bước vào giai đoạn kết thúc khi lực lượng chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga đã "lên dây cót" cho cuộc tấn công toàn lực nhằm vào Idlib - thành trì cuối cùng của phiến quân tại Syria. Vì sao Idlib quan trọng? Các lực lượng phiến quân và thánh chiến kiểm soát...