Nga phát triển vũ khí mới dựa trên tên lửa “bắn xịt” của Mỹ ở Syria
Nga sẽ phát triển một hệ thống tác chiến điện tử mới sau khi nghiên cứu và thu thập thông tin từ 2 tên lửa hành trình Tomahawk “bắn xịt” mà Mỹ khai hỏa vào Syria hồi tháng 4.
Tên lửa được phóng đi từ tàu khu trục Mỹ trong vụ không kích Syria hôm 14/4. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Ngày 14/4, liên quân Mỹ, Anh, Pháp đã bắn 100 tên lửa vào Syria nhằm đáp trả cáo buộc Damascus tấn công bằng vũ khí hóa học. Quân đội Syria sau đó đã tìm thấy 2 tên lửa hành trình Tomahawk không phát nổ và bàn giao lại cho phía Nga.
Trả lời Sputnik, ông Vladimir Mikheev, cố vấn cao cấp của phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ điện tử KRET (Nga), cho biết tập đoàn này sẽ bắt tay vào phát triển hệ thống tác chiến điện tử mới trong 3 năm tới dựa trên những dữ liệu phân tích từ tên lửa Tomahawk của Mỹ.
“Từ những nghiên cứu thu được (từ tên lửa), các nhiệm vụ kỹ thuật đang được chuẩn bị. Họ (các nhà sáng chế) sẽ cân nhắc các thông tin này để xây dựng những nguyên mẫu cho hệ thống tác chiến điện tử mới”, ông Mikheev nói.
Cố vấn này nhấn mạnh: “Có tên lửa này trong tay, chúng tôi có thể hiểu rõ được kênh thông tin liên lạc loại nào, hệ thống thông tin và quản trị ra sao cũng như hệ thống điều hướng và xác định tầm bắn. Khi biết được rõ ràng các thông số, chúng tôi sẽ có thể (tạo nên vũ khí) chống lại tên lửa hành trình này hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn nó triển khai tác chiến”
Video đang HOT
Bình luận về khoảng thời gian phát triển dự án vũ khí mới, ông Mikheev cho hay các hệ thống tác chiến điện tử khác thường mất khoảng 2-3 năm để hoàn tất và dự án này cũng không phải là ngoại lệ.
KRET là công ty cổ phần trực thuộc tập đoàn quốc phòng nhà nước ROSTEC. Đây là công ty có trách nhiệm phát triển và sản xuất công nghệ thiết bị, vũ khí vô tuyến điện tử cho quân đội và hàng loạt các sản phẩm phục vụ mục đích dân sự.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tổn thất không ngờ của Mỹ sau vụ tấn công Syria
Sau vụ tấn công chớp nhoáng vào Syria rạng sáng 14/4, Mỹ và các đồng minh đã phải hứng chịu một "tổn thất không ngờ": vô tình để lộ các mẫu vũ khí tân tiến trước Nga, theo Charles Shoebridge, một nhà phân tích an ninh từng phục vụ trong quân đội Anh.
Nga cho trưng bày các hình ảnh về những mảnh tên lửa thu giữ được ở Syria sau chiến dịch không kích của liên quân rạng sáng 14/4. Ảnh: Reuters
Ông Shoebridge bình luận, việc Bộ Quốc phòng Nga mới đây cho trưng bày các mảnh vỡ tên lửa, do liên quân nã vào Syria cách đây gần 2 tuần sẽ "gây quan ngại lớn đối với Mỹ, Anh và Pháp".
Báo Russia Today đưa tin, ngày 25/4, Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức họp báo để công bố các đánh giá về hiệu quả không kích của những quả tên lửa liên quân đã dùng để tấn công 3 mục tiêu trên lãnh thổ Syria rạng sáng ngày 14/4.
Theo nhà chức trách Nga, các bằng chứng thu thập tại thực địa bao gồm những mảnh vỡ tên lửa, các hố sâu do đầu đạn tên lửa tạo thành cùng mức độ thiệt hại ghi nhận tại các mục tiêu cho thấy, chỉ có 25 tên lửa của liên quân đã đánh trúng mục tiêu. Điều đó đồng nghĩa, việc Mỹ tuyên bố 105 tên lửa của phương Tây đều bắn trúng các mục tiêu ở Syria là sai sự thật.
Bộ Quốc phòng Nga quả quyết, hệ thống phòng không Syria đã đánh chặn được phần lớn tên lửa của liên quân. Ngoài ra, phía Nga cũng thu giữ được 2 tên lửa gần như còn nguyên vẹn của phương Tây ở Syria, bao gồm cả một tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Quân đội Nga tuyên bố sẽ nghiên cứu cả hai mẫu vũ khí nói trên để cải thiện hơn nữa các khả năng phòng không của nước này.
Bộ Quốc phòng Nga cho trưng bày các mảnh vỡ từ tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Ảnh: RT
Chuyên gia Shoebridge mô tả chiến dịch không kích Syria chớp nhoáng, do Mỹ phát động thực sự là "rủi ro nghiêm trọng" đối với liên quân. Lí do vì, cuộc tấn công "không mang lại nhiều lợi ích rõ thấy trên thực địa, khi các mục tiêu chỉ mang tính dân sự hoặc hầu như trong tình trạng 'vườn không, nhà trống', trong khi người Nga lại nắm được một số chi tiết kỹ thuật về các hệ thống vũ khí mà ba cường quốc đã hiến dâng cho họ".
Đầu đạn của tên lửa hành trình Tomahawk thu giữ được ở Syria. Ảnh: RT
Ông Shoebridge cũng chỉ ra rằng, việc Washington tuyên bố chiến dịch không kích chính xác 100% nhiều khả năng là phi thực tế. "Với lượng vũ khí phóng đi lớn đến như vậy cùng vô số hỏa lực phòng không đáp trả chúng, bạn sẽ thấy ít nhất một phần nhỏ trong số chúng (tên lửa của liên quân) đã không tới đích", ông Shoebridge giải thích.
Cựu sĩ quan quân đội Anh nói thêm, các mảnh tên lửa thu giữ được ở Syria có thể ám chỉ, một số quả tên lửa của liên quân đã gặp trục trặc, bị bắn hạ hoặc đơn giản là đáp xuống nhầm chỗ.
Cũng theo ông Shoebridge, tuyên bố của quân đội Nga về việc không tìm thấy dấu vết vũ khí hóa học tại các mục tiêu Syria bị tấn công là "phù hợp với những gì được giới truyền thông bên ngoài Mỹ, Anh và Pháp đưa tin". Ông Shoebridge nói thêm, ngay cả một ngày sau các vụ không kích, khi các tòa nhà ở Syria còn đang bốc cháy và khói bụi mù mịt, đám đông phóng viên vẫn tụ tập quanh hiện trường mà không dùng bất kỳ trang bị bảo vệ nào.
Theo Tuấn Anh
Vietnamnet
Mỹ lên tiếng việc Nga nắm giữ tên lửa "xịt" của liên quân không kích Syria Lầu Năm Góc cho rằng không có bằng chứng xác thực nào để chứng minh cho tuyên bố Nga đang sở hữu tên lửa hành trình Tomahawk còn nguyên vẹn sau cuộc không kích của liên quân Mỹ-Anh-Pháp vào Syria sáng 14/4. Tên lửa được phóng đi từ tàu khu trục Mỹ trong vụ không kích Syria hôm 14/4. (Ảnh: Hải quân Mỹ)...