Nga phát triển UAV bay trên tầm bắn của Patriot
Để khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu, Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) vừa cho ra mắt nhiều loại UAV mới, trong đó có Takhion và Granat4E.
UAV trinh sát mới
Hãng Sputnik dẫn lời Phó Tổng Giám đốc Rosoboronexport Sergei Goreslavsky cho hay Nga đã nhiều năm phải đuổi theo các nhà sản xuất UAV hàng đầu thế giới.
“Tuy nhiên, các nhà sáng chế của Nga đã đảo ngược tình thế, và bây giờ Moskva có rất nhiều mẫu mới đủ sức cạnh tranh ngang hàng với những mẫu tốt nhất của nước ngoài.
Chúng tôi đang tiến hành đàm phán với hàng loạt nước khác về cung cấp các tổ hợp sản phẩm Nga. Sự quan tâm đến các mẫu UAV của Nga đang gia tăng rõ rệt”, ông Sergei Goreslavsky cho biết.
Trong những loại UAV mới của Rosoboronexport thì UAV Takhion có khả năng bay trên tầm bắn của nhiều hệ thống phòng không của Mỹ, bao gồm cả Patriot, vị tổng giám đốc này cho biết.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, UAV Takhion được thiết kế để tiến hành các phi vụ trinh sát trên không ở độ cao lên đến 40 km vào cả ban ngày và ban đêm. Loại UAV này có thể bay được trong những điều kiện thời tiết xấu và trong tốc độ gió lên đến 54 km/h.
Ngoài ra, UAV Takhion có thể được sử dụng như một trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến điện, có thể hoạt động tốt ở độ cao lên đến 4.000m trên mực nước biển.
Trạm tiếp sóng cơ động này còn có khả năng hoạt động ở dải nhiệt độ từ -30 độ C đến 40 độ C.
UAV Takhion của Nga.
Bộ 3 UAV siêu hạng
Ngoài những UAV đã được công khai, Nga vừa lộ diện bộ 3 UAV Proryv có tiềm năng rất to lớn. Đại diện của Công ty chế tạo hàng không Nga Yakovlev vừa tuyên bố, may bay huấn luyện- chiến đấu cao cấp Yak-130 không thể được gọi là dòng may bay mới nhât của hãng, mà đó là bộ 3 máy bay không người lái có tiềm năng rất lớn mà công ty đang phát triển.
Yak-130 được thiết kế để đào tạo phi công lai cac loai máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thứ 5, đang được san xuât hang loat tai hai nhà máy chê tao máy bay cua Nga và đang được sử dụng trong các Học viện Không quân va môt sô đơn vi quân đôi.
Video đang HOT
Trong một bài viết, Tạp chí “The Week” của Mỹ cho rằng, không thể coi thường Yak-130. Mỗi bên cánh của nó có 3 mấu gắn vũ khí, giúp máy bay co thê mang được đến 3 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa, bom, rocket, cũng như mang được các bình dầu phụ.
Ngoài ra, Yak-130 có hai điểm treo ở cuối cánh. Ở đó có thể lăp đặt tên lửa không đối không hoăc cac mồi bẫy nhiệt, đê bảo vệ máy bay khỏi sự tấn công của các hệ thống tên lửa hạng nhẹ. Yak-130 con co 1 mấu gắn vũ khí giữa bụng co thê mang pháo 23 mm.
The Week còn cho rằng, nêu Yak 130 mang thêm hai quả bom 220 kg, pháo và 2 bình dầu phụ thi no biên thanh chiên đâu cơ vơi bán kính chiến đấu tôi đa 367 hải lý (680km) – một kêt qua không tôi nêu so sánh với máy bay chiến đấu hang nhẹ của Mỹ F-16.
Vậy loai máy bay này có liên quan gì đến các máy bay không người lái của Nga? Nguyên nhân là trong khi phát triển Yak-130, các chuyên gia cua Phòng thiết kế thử nghiệm Yakovlev đã thu lươm nhưng kinh nghiêm phong phu, cung cô va tăng cương tiềm lực khoa học công nghê.
Với những giải pháp mơi, ho bắt đầu phát triển một dư an đầy hứa hẹn cho dong máy bay không người lái đa năng mang tên Yak-133BR Proryv, được thừa hưởng từ Yak-130 hầu hết các thành phần của hệ thống điều khiển và hệ thống điện tử, giúp làm giảm thời gian phát triển và chi phí sản xuất.
Dòng may bay không ngươi lai Proryv se co ba phiên ban, bao gồm UCAV tấn công, UAV trinh sát và UAV radar tuần tra, đảm nhận nhiệm vụ cảnh báo sớm (AEW). Trong đó, Proryv-U là phiên bản tấn công, Proryv-R là máy bay trinh sát không người lái và Proryv-RLD cho AEW.
Tât cả ba phiên ban cua dòng Proryv có nhiều điểm chung về mặt thiết kế và bố trí, đảm bảo cho chúng có khả năng thay thế nhau lúc cần thiết. Do dó, ngoài nhiêm vu chinh của mình, mỗi phiên bản của Yak-133BR có thể thực hiện nhiêu nhiệm vụ chiến đấu khác nhau.
Do được phát triển dựa trên Yak-130 nên Yak-133BR sử dụng tới 40% phụ tùng của chiếc Yak-130 và có một số tính năng tương đồng, ví dụ như tốc độ từ 750-1.100 km/giờ, thời gian bay tư 6 đên 20 giơ tùy thuộc phiên ban và tải trọng thiết bị, đạn dược ma may bay mang theo.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiêm vu chinh, môi phiên ban đêu co nhưng đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật riêng của mình nên cũng được lắp đặt nhiều thiết bị khác nhau.
Ví dụ như Proryv-U có trọng lượng cất cánh tối đa 10,000kg (22,000lb), bao gồm tải trọng vũ khí, thiết bị tối đa 3,000kg. Phiên bản trinh sát gọi là Proryv-R có trọng lượng cất cánh tối đa 9,800kg, gồm cả tải trọng thiết bị 1,000-1,200kg, thời gian hoạt động tối đa lên đến 20h.
Theo_Báo Đất Việt
Ngạc nhiên sức mạnh pháo binh Quân đội Mỹ
Với học thuyết quân sự tập trung vào không quân, lực lượng pháo binh của Quân đội Mỹ không được ưu ái nhiều, số lượng pháo khá ít nếu so với Nga.
Học thuyết quân sự của Mỹ tập trung phát triển mạnh không quân và hải quân, tinh giảm biên chế bộ binh, dựa vào công nghệ và nhân sự chất lượng cao để phát triển sức mạnh thay vì tập trung vào quân số đông. Chính vì thế, thay vì tập trung cho cả pháo binh - xe tăng như Nga, người Mỹ suốt nhiều thập kỷ qua "bỏ bê" binh chủng pháo binh. Trong khi không quân liên tục được hiện đại hóa thì pháo binh Quân đội Mỹ thường ít khi có gì để nhắc tới.
Lực lượng pháo binh trong Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu khoảng 3.000 khẩu pháo các loại (không kể súng cối), thấp hơn nhiều so với Nga (trang bị gần 6.000 khẩu pháo các loại) hay Trung Quốc.
Trong khi Nga liên tục phát triển các loại pháo tự hành thế hệ mới như 2S33 Msta-SM, 2S35 Koalitsiya-SV, thì người Mỹ vẫn chỉ sử dụng thiết kế pháo tự hành M109 Paladin được chế tạo từ thời Chiến tranh Việt Nam.
Phiên bản mới nhất của dòng pháo tự hành này là M109A6 Paladin chủ yếu cải tiến một số thành phần giáp, kho đạn, nâng cấp pháo, giá pháo cùng hệ thống điều khiển hỏa lực. M109 được trang bị khẩu pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 24-30km với đạn pháo thông thường, lên đến hơn 40km với đạn thông minh có trợ lực M982 Excalibur.
Hiện Quân đội Mỹ có trong biên chế gần 1.000 khẩu pháo tự hành M109 Paladin gồm nhiều phiên bản.
Lực lượng pháo kéo của Quân đội Mỹ hiện có khoảng 1.000 khẩu chủ yếu gồm hai cỡ nòng 155mm và 105mm.
Trong ảnh là pháo kéo hạng nặng M198 được Mỹ sản xuất từ những năm 1960. Loại pháo này trang bị cỡ nòng 155mm, kíp pháo thủ 9 người, tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 22,4km với đạn thường và tới 30km với đạn có trợ lực.
Người Mỹ đang thay thế dần pháo M198 bằng lựu pháo hạng nặng, tầm xa M777 cùng cỡ nòng. Tuy nhiên, thay vì tự phát triển, Quân đội Mỹ lựa chọn khẩu pháo do Anh thiết kế. M777 là sản phẩm của tập đoàn BAE System nổi tiếng của Anh.
M777 nhẹ hơn so với M198, kíp pháo thủ rút xuống 7 người, tốc độ bắn tối đa 5 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 24-30km, lên đến 40km với đạn M982 Excalibur.
Hiện số lượng M777 trong Quân đội Mỹ lên tới 400 khẩu, nhiều nhất trong kho pháo kéo của nước này.
Cỡ lựu pháo nhỏ nhất trong Quân đội Mỹ là khẩu M119 cỡ 105mm cũng do người Anh sản xuất, Mỹ mua lại. Khẩu pháo này đạt tầm bắn 11-13km, lên tới 19km với đạn tăng tầm.
Trong khi Nga, Trung Quốc thi nhau đầu tư phát triển hệ thống pháo phản lực bắn loạt có sức hủy diệt ghê gớm, thì Mỹ cũng không mặn mà gì. Hiện nay, pháo binh Quân đội Mỹ chỉ có hơn 1.000 khẩu pháo phản lực, chủ yếu là loại M270 MLRS được phát triển từ cuối những năm 1970.
M270 được thiết kế với bệ phóng kiểu module M269 cho phép triển khai linh hoạt các loại đạn phản lực và kết hợp cả tên lửa chiến dịch - chiến thuật ATACMS (tầm bắn 165-300km). Trên khung gầm xe bánh xích có thể lắp hai module ống phóng với 12 quả đạn 227mm gồm: M26 tầm bắn 32km; M26A1/A2 tầm bắn 45km; M30/31 tầm bắn 70km và đạn thông minh GMLRS 120km.
Những năm cuối thế kỷ 20, Lockheed Marin và BAE System phối hợp phát triển thêm phiên bản hạng nhẹ của M270 là M142 HIMARS mang theo module bệ phóng với 6 đạn rocket hoặc tên lửa chiến thuật. M142 cũng sử dụng loại đạn tương tự M270.
Theo_Kiến Thức
Triều Tiên chế tạo được siêu pháo phản lực 300mm nhờ ai? Rất bất ngờ khi Trung Quốc chính là quốc gia hỗ trợ Triều Tiên phát triển pháo phản lực cỡ 300mm có tầm bắn tới 100km. Rất bất ngờ khi Trung Quốc chính là quốc gia hỗ trợ Triều Tiên phát triển pháo phản lực cỡ 300mm có tầm bắn tới 100km. Theo tạp chí quân sự Jane's, nhiều khả năng Trung Quốc...