Nga phát triển tên lửa Buk thế hệ mới
Hãng chế tạo vũ khí Nga cho biết đã bắt tay vào việc phát triển thế hệ kế tiếp của hệ thống tên lửa phòng thủ tiên tiến tầm trung Buk.
Hệ thống tên lửa Buk (Ảnh: AP)
Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế khí tài Tikhomirova ngày 11/8 cho hay, Công ty Almaz-Antey, đơn vị chuyên sản xuất vũ khí của Nga, vừa bắt tay vào phát triển phiên bản mới hệ thống tên lửa tầm trung đất-đối-không Buk loại tự đẩy, trang mạng Sputnik đưa tin.
Ban quản trị Công ty mẹ Almaz-Antey đã giao nhiệm vụ phát triển hệ thống tên lửa mới này cho Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế khí tài Tikhimirova mà không cần phải chờ quyết định cuối cùng từ Bộ Quốc phòng Nga, Tổng giám đốc viện, ông Yuri Beliy cho biết.
Những thành tựu mới nhất về công nghệ hàng không-vũ trụ đã mở đường cho việc sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không Buk như một nhu cầu tất yếu. Hệ thống tên lửa mới này sẽ được trưng bày tại Triển lãm hàng không-vũ trụ quốc tế được tổ chức tại Shukovsky từ 25-30/8, ông Beliy nói.
Video đang HOT
Thế hệ đầu tiên của hệ thống tên lửa tầm trung đất-đối-không được Viện Nghiên cứu khoa học Fazotron phát triển trong thời Liên Bang Xô Viết và lần đầu tiên đưa vào sử dụng năm 1978, theo Sputnik.
Cũng theo Sputnik, hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại Buk-M2E được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga năm 2008, có khả năng bay với vận tốc 65km/h, có thể hoạt động trong môi trường với nhiệt độ /-50 độ C, có thể đánh chặn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân trong vòng bán kính 20km và tiêu diệt được tên lửa hành trình ở độ cao 100m trong vòng bán kính 20km.
Một quả tên lửa Buk có thể hủy diệt được tên lửa mang đầu đạt hạt nhân với xác suất trúng mục tiêu lên đến 60-70%, và có thể bắn hạ máy bay và trực thăng tác chiến với xác suất trúng lên đến 90%-95%.
Vũ Duy
Theo Dantri
Tìm thấy mảnh vỡ nghi của tên lửa BUK ở đông Ukraine
Các nhà điều tra thảm họa MH17 hôm nay cho biết họ nhận dạng được những mảnh vỡ "có thể" là từ một tên lửa BUK tại miền đông Ukraine, khu vực chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi xuống.
Một tay súng phe ly khai đứng gác tại hiện trường thảm họa MH17 ở miền đông Ukraine. Ảnh: Reuters.
Nhóm nhà điều tra Hà Lan và quốc tế đang kiểm tra "một số mảnh vỡ, có thể là từ hệ thống tên lửa đất đối không BUK", AFP dẫn thông báo chung của các công tố viên và Ủy ban An toàn Hà Lan (OVV) cho biết.
"Những mảnh vỡ này đã được bảo vệ trong một sứ mệnh thu hồi trước đó ở đông Ukraine, hiện chúng thuộc về đội điều tra hình sự và OVV", thông báo viết.
Khi được hỏi có phải những mảnh vỡ được tìm thấy tại hiện trường thảm họa MH17 không, người phát ngôn công tố viên Hà Lan Wim de Bruin nói chúng "ở miền đông Ukraine" và ông không thể tiết lộ chi tiết.
Theo thông báo từ OVV và Đội Điều tra Hỗn hợp (JIT), các mảnh vỡ "có thể cung cấp thêm thông tin về bên liên quan trong thảm họa MH17". JIT là đội điều tra hình sự thảm họa MH17 có thành viên đến từ Hà Lan, Ukraine, Australia, Malaysia và Bỉ.
"Do đó, JIT cần điều tra kỹ hơn nguồn gốc. JIT sẽ tranh thủ sự giúp đỡ từ chuyên gia quốc tế, chuyên gia về pháp y và vũ khí", thông báo viết. Tuy nhiên, các nhà điều tra nhấn mạnh "hiện chưa thể kết luận có mối liên hệ giữa những mảnh vỡ và thảm họa MH17".
MH17 được cho là bị bắn hạ tại miền đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, khi đang trên đường bay từ Hà Lan về Malaysia, làm toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng. Miền đông Ukraine vào thời điểm đó là nơi diễn ra chiến sự ác liệt giữa phe ly khai và quân đội chính phủ Ukraine.
Ukraine và nhiều nước phương Tây cáo buộc phe ly khai sử dung tên lửa BUK do Nga cung cấp để bắn hạ MH17. Lực lượng này và Moscow đều phủ nhận, đồng thời tố ngược lại quân đội Ukraine.
Nhóm các nhà điều tra hàng không quốc tế gồm đại diện từ Hà Lan, Ukraine, Malaysia, Australia, Anh, Mỹ và Nga đang tổ chức họp tại The Hague, Hà Lan, để thảo luận về dự thảo báo cáo cuối cùng của OVV. OVV dự kiến công bố báo cáo cuối cùng kết luận cái gì, không phải bên nào, đã bắn hạ MH17 vào tháng 10.
Như Tâm
Theo VNE
Nga tập trận rầm rộ với lô tên lửa "độc nhất vô nhị" Lực lượng phòng không Nga vừa tiến hành một cuộc tập trận sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 và hệ thống S-400 Triumf tại nước Cộng hòa Buryatia trong cuộc tranh tài giữa các đơn vị trong lực lượng mang tên "Keys to the Sky -2015" (tạm dịch Chìa khóa lên Bầu trời). Cuộc tập trận được diễn ra dưới hình thức...