Nga phát triển tàu ngầm hạt nhân, duy trì vị trí cường quốc hải quân
Nga muốn duy trì vị trí cường quốc hải quân bằng việc trang bị đội tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhất có thể mang theo tên lửa hạt nhân xuyên lục địa Bulava.
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự lễ khởi công xây dựng một trong những tàu ngầm thế hệ mới nhất của Nga và tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng hải quân hạt nhân để bảo vệ vị trí của đất nước là một cường quốc biển trên thế giới.
Tổng thống Nga Putin tại lễ khởi công xây dựng tàu ngầm hạt nhân có tên Knyaz Vladimir.
Con tàu này là tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thứ tư, có tên Knyaz Vladimir, thuộc Dự án 955A được thiết kế để mang theo tên lửa hạt nhân xuyên lục địa Bulava, hay còn gọi là Mace. Đây là một trong những tên lửa mới nhất và mạnh nhất của Nga.
“Chúng ta tin rằng đất nước của chúng ta sẽ duy trì vị trí một trong các cường quốc hải quân hàng đầu thế giới” – Putin phát biểu tại một cuộc họp của các chỉ huy hải quân và các quan chức chính phủ tại xưởng đóng tàu Sevmash ở miền bắc nước Nga.
Sevmash là nhà máy đóng tàu lớn nhất của Nga và hãng sản xuất tàu ngầm hạt nhân duy nhất nằm ở thành phố cảng Severodvinsk trên biển Bạch Hải.
Video đang HOT
Ba tàu ngầm hạt nhân lớp Borei khác cũng đang được phát triển ở các giai đoạn khác nhau tại nhà máy này. Chiếc Yury Dolgoruky đang trong quá trình thử nghiệm, trong khi tàu Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh đang trong quá tình xây dựng.
Theo ông Putin, nhiều tàu chiến thế hệ mới – cả hai tàu nổi và tàu ngầm – cần được xây dựng cho hải quân Nga, phát triển hoàn chỉnh với các loại vũ khí tiên tiến, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và hệ thống thông tin liên lạc.
Đến năm 2020, Nga sẽ có thêm 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và hải quân nước này sẽ nhận thêm 51 tàu chiến mới.
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được dự kiến sẽ trở thành trụ cột của hải quân Nga, thay thế các tàu đã lão hóa thuộc Dự án 941 và Dự án 667.
Tổng thống Nga Putin đang nỗ lực thúc đẩy để các tàu ngầm, tên lửa sẽ trở thành vũ khí chiến lược của hải quân Nga và sẽ nhận được khoản chi phí bằng gần một phần tư trong ngân sách quốc phòng 20 nghìn tỉ rúp (621,31 tỷ USD) của nước này.
Sau gần hai thập kỷ thiếu kinh phí, Nga hiện đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng chiến đấu và thiết kế lại các vũ khí của mình.
Theo GDVN
Căng thẳng biển Hoa Đông, Đài Loan đề xuất bàn Quy tắc ứng xử
Nhà lãnh đạo Đài Loan ông Mã Anh Cửu đã kêu gọi tất cả các bên tự kiềm chế, tránh tranh cãi và sử dụng các biện pháp hòa bình, đồng thời cũng bày tỏ muốn có một bộ quy tắc ứng xử ở biển Hoa Đông nhằm giải quyết cuộc tranh chấp quanh nhóm đảo Senkaku.
Đài Loan đã đưa ra một đề xuất hòa bình nhằm giảm bớt căng thẳng đang gia tăng xung quanh vụ tranh chấp lãnh hải trên nhóm đảo Senkaku trong biển Hoa Đông cùng được Trung Quốc và Nhật Bản và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu.
Đề xuất được nhà lãnh đạo Đài Loan ông Mã Anh Cửu đưa ra vào ngày Chủ nhật (5/8), sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto đã cảnh báo Tokyo có thể gửi quân đội đến chuỗi đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản hay Điếu Ngư theo tên Trung Quốc và Đài Loan.
"Sự gia tăng căng thẳng gần đây do những tranh chấp quần đảo này có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định ở Đông Á" - ông Mã Anh Cửu cho biết.
"Hòa bình và thịnh vượng trong khu vực đã không đến dễ dàng và chúng tôi không bao giờ muốn nhìn thấy một thảm họa như cuộc chiến tranh Trung-Nhật đã xảy ra ở đây."
Trong khi khẳng định tuyên bố chủ quyền của Đài Loan đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ông Mã Anh Cửu kêu gọi Bắc Kinh và Tokyo tự kiềm chế, tránh tranh cãi và sử dụng các biện pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc tranh chấp đã kéo dài nhiều năm.
"Việc đạt đến sự đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử ở biển Hoa Đông và việc thành lập một cơ chế hợp tác về thăm dò và phát triển nguồn tài nguyên trong vùng biển này sẽ giúp đảm bảo hòa bình trong khu vực"- Mã Anh Cửu cho hay.
Ảnh chụp ngày 4/7 cho thấy một tàu cá Đài Loan (trái) đang bị tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đuổi theo gần quần đảo tranh chấp.
Tháng trước, tàu cảnh sát biển Đài Loan và Nhật Bản đã va chạm nhau ở vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp, khi tàu Đài Loan đưa các nhà hoạt động tới khu vực này.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo cũng đã gia tăng trong tháng trước sau khi tàu Trung Quốc hai lần tiến vào vùng biển gần nhóm đảo Senkaku được cho là giàu tài nguyên. Cả hai lần Tokyo đều chỉ trích Bắc Kinh, thậm chí lần nào cũng triệu Đại sứ Trung Quốc đến để phản đối.
Căng thẳng gia tăng mạnh kể từ tháng Tư sau khi Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara tuyên bố Tokyo sẽ mua lại hòn đảo từ chủ sở hữu người Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản cũng cho biết chính phủ nước này đang xem xét việc mua các chuỗi đảo, châm ngòi cho một phản ứng tức giận từ phía Bắc Kinh.
Theo GDVN
Nhật Bản: sẽ không tha thứ bất kỳ tàu nào xâm phạm vùng biển Senkaku Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đã phát hiện một tàu đánh cá Đài Loan gần quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông và đi vào lãnh hải của Nhật Bản. Một tàu đánh cá chở các nhà hoạt động Đài Loan đã được phát hiện vào sáng thứ Tư gần quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông và đi vào lãnh...