Nga phát triển lá chắn thủy âm làm mù ngư lôi
Thiết bị Vist-2 chỉ nặng 13,5 kg nhưng có khả năng phát tín hiệu vô hiệu hóa đầu dò ngư lôi, đồng thời tạo mục tiêu giả tàu ngầm để đánh lừa đối phương.
Bộ thiết bị Vist-2 khi triển khai (trái) và lúc phóng từ tàu ngầm. Ảnh: Rosoboronexport.
Nga phát triển thiết bị đặc biệt mang tên Vist-2, cho phép gây nhiễu và vô hiệu hóa đầu dò mục tiêu của ngư lôi, cũng như làm mù hệ thống định vị thủy âm (sonar) của tàu chiến đối phương. Hải quân Nga đã trang bị Vist-2 cho Hạm đội Thái Bình Dương, Sputnik ngày 3/4 đưa tin.
Thiết bị này được phóng từ tàu ngầm hoặc tàu nổi, có khả năng tạo ra sóng âm rất mạnh, khiến đầu dò ngư lôi mất dấu mục tiêu, tương tự mồi bẫy nhiệt trên máy bay. Bên cạnh đó, Vist-2 có khả năng phát ra tín hiệu thủy âm đặc biệt để mô phỏng tàu chiến, tạo mục tiêu giả đánh lừa sonar đối phương.
Mỗi bộ Vist-2 chỉ dài 80 cm và nặng 13,5 kg, thời gian hoạt động tối đa trên 5 phút. Hải quân Nga khẳng định khoảng thời gian đó là đủ để tàu ngầm lẩn tránh đối phương và tung đòn đáp trả.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự Mikhail Barabanov cho rằng trước đây hải quân Nga luôn đi sau phương Tây trong việc chế tạo hệ thống gây nhiễu, bảo vệ tàu ngầm và chiến hạm. Nga chỉ sở hữu thiết bị MG-34 ra đời từ thập niên 1960, không có khả năng chống lại các mẫu ngư lôi hiện đại. Sự xuất hiện của Vist-2 có thể lấp đầy khoảng trống này, cho phép tàu ngầm Nga tự vệ tốt hơn.
Quan chức hải quân Nga cho biết lô Vist-2 đầu tiên đã được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương từ năm ngoái.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Lộ diện vũ khí Mỹ dùng để khắc chế Nga, Trung Quốc
Giới chức hải quân Mỹ cho biết, họ đang tạo ra nguyên mẫu của một loại ngư lôi tầm xa hạng nặng mới có khả năng tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm hay thậm chí các loại vũ khí đang lao tới của quân địch.
Loại vũ khí mới là một phiên bản nâng cấp của ngư lôi Mk-48 nhưng sẽ lợi hại hơn trước về mọi mặt. Rất nhiều chi tiết của loại vũ khí mới, bao gồm cơ chế động cơ và loại đầu đạn, đều được giữ kín, tuy nhiên, giới lãnh đạo hải quân Mỹ gần đây đã tiết lộ với tạp chí Scout Warrior về quá trình phát triển của loại vũ khí này.
"Chúng tôi đang phát triển một phiên bản mới của ngư lôi Mk-48 với tầm bắn và khả năng mang được nhiều đầu đạn khác nhau. Nhờ loại vũ khí này, các chỉ huy tương lai sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tấn công đối phương. Hệ thống dẫn đường vốn vô cùng hiện đại của Mk 48 cũng sẽ được nâng cấp lên một tiêu chuẩn mới, giúp nó chống được các thiết bị gây nhiễu", Chuẩn đô đốc Charles Richard nói với trang Scout Warrior.
Mỹ sẽ nâng cấp tên lửa Mk 48 lên một phiên bản lợi hại hơn rất nhiều
Mk-48 có chiều dài 5,8 m, đường kính 53 cm, nặng 1.676 kg, được gắn đầu đạn sức công phá lớn nặng 292,5 kg với tầm bắn hiệu quả trên 8km. Ngư lôi này hiện đang sử dụng động cơ Otto Fuel II, trang bị hệ dẫn đường CBASS, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa trên 365 m với vận tốc 10,2 m/s.
Ngoài việc phát triển công nghệ ngư lôi mới, Mỹ cũng sẽ tái sản xuất và nâng cấp những mẫu ngư lôi Mk-48 cũ. Loai ngư lôi nay đươc thiêt kê vao nhưng năm 1960 va đươc chinh thưc đưa vao sư dung vao năm 1971. Phiên bản Mk 48 Mod 6 được đưa vào biên chế từ năm 1997 trong khi phiên bản mới nhất Mod 7 đã được sử dụng từ năm 2006.
So vơi cac mâu tên lưa Mk-48 trươc đây, phiên ban Mod 7 đươc trang bi hê thông sonar co băng thông rông hơn. No co thê tiêp nhân cac tin hiêu ơ dai tân sô rông hơn va xư ly chung đê nâng cao kha năng tim kiêm, xac đinh muc tiêu va đô chinh xac cua ngư lôi. Đại diện của nhà thầu quân sự Lockheed Martin, ông Tom Jarvo, cho biết, công ty sẽ bàn giao cho hải quân Mỹ 20 ngư lôi Mk 48 Mod 7 mỗi tháng.
Nỗ lực phát triển ngư lôi mới của Mỹ đến cùng thời điểm với việc Washington đang ngày càng quan ngại với sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và Nga.
Vào năm 2020, Nga sẽ có đủ 8 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei và ít nhất 8 tàu ngầm tấn công lớp Yasen. Đây đều là các loại tàu ngầm thế hệ mới của Nga và điều làm Mỹ lo lắng là hoạt động của những chiến hạm này đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các vùng biển trên thế giới, thậm chí gần duyên hải Mỹ một cách vô cùng bí mật.
Vào hồi tháng 5, hạm trưởng hải quân Mỹ Oliver Lewis nhận định, tàu ngầm Nga đang tăng cường hiện diện khắp các vùng đại dương và Lầu Năm Góc nên tìm cách đối phó nếu không muốn mất đi ưu thế vượt trội trên biển mà họ đã nắm giữ trong hàng chục năm qua.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang ra sức đóng mới các loại tàu chiến bao gồm tàu khu trục, tàu ngầm và tàu sân bay. Theo dự đoán, nếu duy trì được mức tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số mỗi năm, trong 2 thập kỉ tới, số lượng tàu chiến của Trung Quốc có thể đạt tới hơn 400 chiếc ở nhiều loại khác nhau, tức là gấp rưỡi số lượng tàu của hải quân Mỹ.
Theo Danviet
5 cách Nga-Trung có thể đánh chìm siêu tàu sân bay Mỹ Đối thủ đáng gờm nhất đối với các siêu tàu sân bay Mỹ chính là các loại vũ khí tầm xa hiện đại mà Nga, Trung Quốc đang nghiên cứu, có thể hủy diệt tàu sân bay trong tích tắc. Nga, Trung Quốc sở hữu vũ khí hiện đại có thể diệt tàu sân bay Mỹ trong chớp nhoáng. Chuyên gia Robert Farley,...