Nga phát triển chiến hạm với tham vọng trở thành ông vua trên biển
Không chạy theo xu hướng tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, Hải quân Nga đã tìm ra 1 hướng đi mới, xây dựng hạm đội “nhỏ những có võ” với tham vọng trở thành số 1 trên chiến trường biển.
Hải quân Nga lên kế hoạch thực hiện chương trình hiện đại hóa các lực lượng trong thời gian 9 năm và không bị ảnh hưởng nếu tình hình kinh tế thay đổi.
Theo National Interest, thay vì xây dựng các tàu khu trục hạt nhân hoặc tàu sân bay đắt tiền, nước quyết định tập trung vào đội tàu ngầm và tàu chiến loại nhỏ. Cụ thể, Nga sẽ tập trung hoàn thành 7 chiếc tàu ngầm “Yasen-M”. Ngoài ra, các tàu ngầm của Liên Xô trước đây sẽ tích cực được nâng cấp như “Akula” và “Antey”, đồng thời nghiên cứu, phát triển và tạo ra tàu ngầm thế hệ thứ 5 “Husky”.
Dự án tàu ngầm Yasen-M
Chuyên gia phân tích Dave Majumdar tin rằng, Nga sẽ xây dựng các tàu chiến phù hợp với tình hình thực tế và không tập trung vào xây dựng các tàu lớn đắt tiền.
Với nguồn tài chính có hạn, Hải quân Nga sẽ tập trung xây dựng hạm đội tàu mặt nước nhỏ nhưng sức mạnh của chúng không thể xem thường.
Tất cả các tàu chiến mới cũng như các phiên bản hiện đại hóa sẽ được bổ sung và trang bị thêm loại tên lửa hành trình “ Kalibr”.
Đây là loại tên lửa được coi là hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay và sự hiện diện của các loại tên lửa này trên các tàu chiến sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với đối phương.
Nên nhớ rằng loại tên lửa này đã được Hải quân Nga sử dụng rất nhiều lần ở chiến trường Syria và hiệu quả của nó được cả thế giới thừa nhận.
Nga bắn tên lửa Kalibr từ tàu chiến và tàu ngầm tiêu diệt các mục tiêu của Tổ chức khủng bố ISIS
Video đang HOT
Ngoài ra trong kế hoạch này còn đề cập đến loại tên lửa hành trình chống hạm “Zircon”. Nếu đúng theo kế hoạch trong những năm từ 2020 đến 2030 Hải quân Nga sẽ được trang bị loại tên lửa này.
Đây là loại tên lửa siêu thanh mới khả năng của chúng thậm chí được đánh giá hơn cả “Kalibr”.
Nếu Hải quân Nga trang bị loại tên lửa siêu thanh này cho các tàu chiến của họ thì hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Nga sẽ không có đối thủ. Nên nhớ rằng loại tên lửa siêu thanh này đã hoàn thành cuộc thử nghiệm và đạt tốc độ 5 Mach.
Và để thuận tiện cho việc trang bị nhiều loại tên lửa trên các tàu mặt nước cỡ nhỏ Hải quân Nga đang nghiên cứu và phát triển hệ thống phòng 3S-14 VLS, có khả năng phóng được cả các tên lửa siêu thanh chống tàu “Onyx”, tên lửa cận âm như “Kalibr” và tên lửa siêu thanh “Zircon”.
Đây được coi là kế hoạch đột phá, hoàn thành kế hoạch này Hải quân Nga có thể trở thành lực lượng mạnh nhất thế giới với khả năng chuyên môn hóa cao, đáp ứng được các nhiệm vụ của hiện tại và tương lai.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
Cuối cùng chuyên gia này nhấn mạnh rằng, đây là bước đi đúng đắn của Nga. Hiện tại và trong tương lai các loại vũ khí công nghệ cao sẽ xuất hiện và các tàu cỡ lớn, tàu sân bay sẽ rất dễ bị tiêu diệt. Đó cũng là lí do mà nước này không mặn mà với việc xây dựng thêm tàu sân bay và chỉ duy trì 1 chiếc duy nhất là tàu Đô đốc Kuznetsov.
Theo Mai Đại (The National Interest)
Trận chiến tàu ngầm Mỹ hạ siêu tàu sân bay Nhật năm 1944
Tàu ngầm USS Archerfish gặp may mắn khi đánh chìm được siêu tàu sân bay Nhật có lượng giãn nước lớn gấp 46 lần.
Siêu tàu sân bay Shinano trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: Wikipedia.
Với lượng giãn nước 69.000 tấn khi hạ thủy năm 1944, tàu sân bay Shinano của hải quân Nhật Bản là hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới cho đến khi Mỹ chế tạo các chiến hạm lớn hơn vào giữa thập niên 1950. Tuy nhiên, pháo đài nổi Shinano lại trở thành chiến hạm lớn nhất từng bị tàu ngầm đánh chìm, đặc biệt khi đối thủ của nó là chiếc tàu ngầm USS Archerfish có lượng giãn nước chỉ 1.500 tấn, theo National Interest.
Tháng 5/1940, Nhật khởi đóng tàu Shinano, chiếc thứ ba thuộc lớp thiết giáp hạm Yamato. Những thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử này ra đời với hy vọng dùng lực lượng nhỏ có chất lượng cao để đối phó với hạm đội tàu chiến đông đảo của Mỹ. Theo kế hoạch, bộ ba thiết giáp hạm Yamato, Musashi và Shinano sẽ là lực lượng thống trị mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II.
Tuy nhiên, đến năm 1942, Nhật Bản nhận thấy họ cần tàu sân bay hơn thiết giáp hạm, nhất là khi hàng không mẫu hạm ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong các trận hải chiến và nước này đã mất 4 tàu sân bay tốt nhất ở trận Midway. Bởi vậy, Tokyo quyết định hoán cải thiết giáp hạm Shinano thành tàu sân bay lớn chưa từng có.
Boong chính của tàu trang bị lớp giáp dày 190 mm được biến thành nhà chứa máy bay. Sàn đáp cho phi cơ đặt trên boong chính cũng được bảo vệ bởi lớp giáp dày 95 mm.
Vũ khí tiến công chính của Shinano là 47 máy bay chiến đấu, thay cho các cụm pháo hạm cỡ nòng 457 mm. Đây là con số khá khiêm tốn so với 75-100 phi cơ trên các tàu sân bay lớn của Mỹ và Nhật Bản khi đó. Tuy nhiên, Shinano được trang bị lưới phòng không rất mạnh, gồm 16 pháo cao xạ cỡ nòng 127 mm, 145 pháo cỡ 25 mm và 12 pháo phản lực phóng loạt cỡ 119 mm.
Từ kinh nghiệm trong các thất bại trước đó, hải quân Nhật Bản tránh sử dụng sơn và gỗ dễ bắt lửa để chế tạo Shinano. Đường ống thông hơi được bảo vệ cẩn thận để tránh truyền dẫn luồng khí nóng từ các vụ nổ ra khắp tàu, trường hợp từng nhiều lần xảy ra trên hạm đội tàu sân bay Nhật.
Tuy nhiên, tàu Shinano lại có điểm yếu chí tử ở các khoang chống nước. "Các khoang chống nước hoàn toàn không được thử nghiệm do tàu Shinano bị đẩy nhanh tiến độ quá mức, dẫn tới việc điểm yếu này không được phát hiện", thuyền trưởng tàu ngầm USS Archerfish Joseph Enright hồi tưởng.
Shinano có nhiều cải tiến so với nguyên mẫu thiết giáp hạm Yamato. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 8/10/1944, trong lúc hạ thủy ở căn cứ hải quân Yokosuka, một cổng chắn ở ụ tàu bị bung, khiến sóng biển đẩy Shinano va vào tường bao xung quanh tới ba lần. Sau khi sửa chữa, tới ngày 28/11, tàu sân bay Shinano bắt đầu tới quân cảng Kure với ba tàu khu trục hộ tống.
Nó mang theo các xuồng và máy bay tự sát, nhưng lại không có phi cơ săn ngầm để cảnh giới trên biển Nhật Bản, nơi có nhiều tàu ngầm Mỹ hoạt động. Nhiều cửa ngăn nước vẫn chưa được lắp đặt, trong khi các khoang chống nước đều có lỗ hổng cho dây cáp và ống thông hơi chưa được bịt kín.
Đêm hôm đó, hàng không mẫu hạm Nhật Bản chạm trán tàu ngầm USS Archerfish khi nó đang nổi trên mặt nước. Đó là chuyến tuần tra chiến đấu thứ 5 của tàu ngầm Mỹ, nhưng USS Archerfish vẫn chưa đánh chìm được mục tiêu nào. Thuyền trưởng Joseph Enright quyết định cho tàu lặn và di chuyển tới điểm chặn trước mục tiêu nhằm tránh bị phát hiện. Đây là điều không dễ dàng trong Thế chiến II, bởi tàu mặt nước thường có tốc độ cao hơn tàu ngầm.
USS Archerfish chạy song song với nhóm tàu chiến Nhật Bản, đồng thời bật radar để bám theo, dù việc này cũng khiến tàu sân bay Shinano phát hiện ra dấu vết của tàu ngầm Mỹ. Thuyền trưởng tàu Shinano lo ngại trở thành mục tiêu của một nhóm tàu ngầm Mỹ, nhưng không quá lo lắng vì tin rằng lớp giáp dày có thể giúp Shinano chống chịu hàng chục quả bom và ngư lôi đối phương.
Dù di chuyển trên vùng biển có nhiều tàu ngầm Mỹ hoạt động, các khoang kín trên Shinano vẫn được mở để thủy thủ đoàn vận hành thiết bị. Đội tàu chiến Nhật liên tục di chuyển lắt léo để thoát khỏi sự đeo bám của tàu ngầm Mỹ. Tuy nhiên, không may trong một lần cơ động, nhóm tàu Nhật Bản lại đi vào đúng hướng di chuyển của tàu Archerfish. Lúc 3h15 ngày 29/11, tàu ngầm Mỹ chớp cơ hội phóng ra 6 quả ngư lôi, trong đó 4 quả đánh trúng Shinano.
Ban đầu, thủy thủ trên tàu sân bay Nhật không cảm thấy lo lắng, bởi nó được thiết kế để đối phó mối với mối đe dọa từ ngư lôi. Tuy nhiên, nước biển nhanh chóng tràn qua những lỗ thủng ở sườn tàu, đổ vào những khu vực không được bảo vệ và chưa được lắp cửa ngăn nước. Phòng máy sau đó bị ngập, khiến hệ thống máy phát điện và máy bơm bị hỏng. Chiếc Shinano bắt đầu nghiêng hẳn sang phía mạn phải.
Tàu ngầm USS Archerfish trong quá trình tuần tra. Ảnh: Wikipedia.
Các khu trục hạm hộ tống tàu Shinano cố gắng kéo nó nhưng bất thành do chênh lệch tải trọng quá lớn. Tới 10h18, 7 tiếng sau khi trúng ngư lôi, thuyền trưởng của Shinano ra lệnh bỏ tàu. Chỉ 40 phút sau, siêu tàu sân bay Nhật Bản chìm xuống cùng 1.435 người, trong đó có cả thuyền trưởng và hai sĩ quan hoa tiêu.
Sau chiến tranh, hải quân Mỹ công bố nghiên cứu cho thấy các thiết giáp hạm lớp Yamato, gồm cả tàu sân bay Shinano, gặp lỗi thiết kế nghiêm trọng. Các điểm nối ở phần vỏ giáp dễ bị rỉ nước và bung ra khi bị tác động mạnh, trong khi ngư lôi của USS Archerfish đã đánh trúng các điểm yếu này.
Việc đánh chìm tàu Shinano cũng là thành tích khá may mắn của tàu ngầm Mỹ, do chiến hạm Nhật lại cơ động đúng vào hướng phóng ngư lôi và cả 4 quả đều đánh trúng điểm yếu trên vỏ tàu, chuyên gia Peck nhận định.
Shinano không phải là tàu sân bay duy nhất bị tàu ngầm đánh chìm trong Thế chiến II. Mỹ từng mất tàu sân bay Wasp do trúng ngư lôi của Nhật Bản, trong khi nhiều hàng không mẫu hạm Anh cũng là nạn nhân của tàu ngầm Đức. Tuy nhiên, Shinano vẫn đi vào lịch sử với tư cách là chiến hạm lớn nhất từng bị một tàu ngầm tiêu diệt.
Theo Duy Sơn (VNE)
Nga sắp ra mắt siêu máy bay ném bom vượt mặt Mỹ Nga vừa hé lộ những hình ảnh của máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2, vốn đang trong quá trình cải tiến để ra mắt vào đầu năm tới. Phiên bản mới của "Thiên nga trắng" nước Nga có thông số ấn tượng hơn hẳn máy bay ném bom B1-B Lancer của Không quân Mỹ. Máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-160M2...