Nga phạt ‘Trái táo cắn dở’ vi phạm luật chống độc quyền
Ngày 27/4, Nga thông báo phạt Apple hơn 906 triệu rubble (tương đương 12,1 triệu USD) với lý do tập đoàn của Mỹ đã “lạm dụng” vị trí thống lĩnh thị trường, bằng cách ưu tiên phân phối các ứng dụng cho chính tập đoàn này phát triển.
Biểu tượng Apple tại một cửa hàng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Cơ quan Chống độc quyền LB Nga nêu rõ: “Apple bị phát hiện đã lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình trong thị trường phân phối iOS… qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của tập đoàn này”.
Giới chức Nga thường xuyên điều tra và xử phạt những công ty công nghệ nước ngoài như Facebook, Google… vì không tuân thủ quy định luật pháp của nước mình. Nước này cũng đang điều tra nền tảng chia sẻ video YouTube (công ty con của Google) vì nghi ngờ lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường để đưa ra những quyết định “không minh bạch, thiên vị và khó đoán”.
Theo thông báo của Cơ quan Chống độc quyền LB Nga, YouTube đã dựa trên những quy định của nền tảng này để xóa và chặn tài khoản người dùng mà không cảnh báo hay cho phép giải thích. Hành động như vậy có thể dẫn tới xâm phạm quyền lợi của người dùng và hạn chế cạnh tranh.
Italy phạt Facebook hơn 8 triệu USD do sai phạm trong bảo vệ dữ liệu
Cơ quan chống độc quyền AGCM của Italy ngày 17/2 thông báo đã áp mức phạt mới 7 triệu euro (8,45 triệu USD) đối với Facebook do sai phạm trong việc bảo vệ dữ liệu.
Biểu tượng của Facebook trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, AGCM nêu rõ, trang mạng xã hội "khổng lồ" của Mỹ đã không thông báo thích đáng cho người dùng về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ vì mục đích thương mại. Trước đó, năm 2018, AGCM đã phạt Facebook 5 triệu euro do đã tiến hành những giao dịch không công bằng, đồng thời yêu cầu trang mạng này phải khắc phục sai lầm. Do đó, AGCM đã đưa ra mức phạt thứ 2 trị giá 7 triệu euro do Facebook đã phớt lờ những yêu cầu của cơ quan này.
Tuyên bố của AGCM nêu rõ ngay cả khi không tự quảng cáo là miễn phí, song Facebook vẫn không cung cấp những thông tin về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của người dùng vì mục đích thương mại. Đây là thông tin mà người tiêu dùng cần có để quyết định xem có tham gia dịch vụ hay không.
Mạng xã hội Facebook cũng từng bị nhiều quốc gia khác nhau kiện do vi phạm quyền riêng tư, như thu thập dữ liệu trái quy định. Tại Australia, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) cáo buộc Facebook có hành vi sai trái, gây hiểu lầm và lừa dối người tiêu dùng trong việc quảng cáo ứng dụng di động Onavo Protect. Đây là ứng dụng phần mềm mạng cá nhân ảo được Facebook mua lại từ một công ty của Israel vào năm 2013 và hiện không còn tồn tại.
Theo ACCC, từ ngày 1/2/2016 đến tháng 10/2017, Facebook, Facebook chi nhánh Israel và Onavo Protect đã đánh lừa người tiêu dùng địa phương bằng cách quảng cáo rằng ứng dụng Onavo Protect sẽ giữ bí mật hoạt động cá nhân và dữ liệu của người dùng, đảm bảo không sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào khác ngoài sản phẩm của Onavo.
Tuy nhiên, thông qua Onavo Protect, Facebook đã thu thập và sử dụng dữ liệu hoạt động cá nhân rất chi tiết và có giá trị của hàng nghìn người tiêu dùng cho các mục đích thương mại của riêng mạng xã hội này. ACCC cho rằng việc làm của Facebook và Onavo Protect tước đi cơ hội đưa ra lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng, khi chủ ý phân tích các thông tin và sở thích, cũng như hoạt động cá nhân của khách hàng.
Năm 2018, Onavo bị chính Facebook gỡ bỏ khỏi thị trường ứng dụng trực tuyến Apple Store do vi phạm chính sách liên quan đến việc thu thập dữ liệu. Đồng thời, trong cùng năm, ứng dụng này cũng đã bị loại khỏi cửa hàng trực tuyến Google Play sau một loạt cáo buộc vi phạm.
Nga ra tối hậu thư với Navalny Giới chức Nga yêu cầu nhà hoạt động đối lập Navalny trình diện ở Moskva ngày 29/12, nếu không bản án treo của ông sẽ bị chuyển thành án tù. "Dựa trên thông tin Navalny đã được rời khỏi bệnh viện Charite từ ngày 20/9 và đến ngày 12/10, tất cả triệu chứng ốm đau của ông ta đã hết. Như vậy ông...