Nga “phát hoảng” khi kinh tế Trung Quốc chững lại
Với sự hợp tác chặt chẽ, nếu nền kinh tế Trung Quốc suy giảm, nền kinh tế Nga cũng sẽ lung lay theo.
Nga đang lo lắng sự chững lại của kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Nga
Nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của Nga đang có được một vài giây phút nhẹ nhõm khi giá dầu tăng. Tuy tăng chưa nhiều nhưng cũng giúp đỡ nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới này. Bên cạnh đó, sự hợp tác với Trung Quốc cũng góp phần đáng kể trong việc phục hồi nền kinh tế Nga.
Trong lĩnh vực năng lượng, Nga đang có rất nhiều hợp đồng, dự án lớn với Trung Quốc, chủ yếu là cung cấp dầu và khí đốt cho quốc gia tiêu tốn nhiều năng lượng này. Xuất khẩu dầu thô từ Nga sang Trung Quốc tăng 28% trong năm 2015, khiến Nga trở thành nguồn cung lớn thứ hai cho Trung Quốc, chỉ sau Ả Rập Saudi. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm 12,8% tổng doanh thu thương mại của Nga.
Xuất khẩu thép ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tài chính. Năm ngoái, nhiều công ty dầu mỏ và khí đốt của Nga đã mua trái phiếu bằng nhân dân tệ. Năm 2014, Ngân hàng Trung ương Nga đã ký một thỏa thuận hoán đổi 150 tỷ nhân dân tệ với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho phép cả hai nước trực tiếp giao dịch bằng đồng rúp và nhân dân tệ, không cần dùng đến đô la Mỹ.
Video đang HOT
Vì vậy, Nga đang ngày “cận kề” bên cạnh Trung Quốc, và sẽ càng hợp tác hơn nữa khi những dự án trên phát triển trong tương lai. Thế nhưng, hiện Nga đang rất lo lắng về sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và sự mất giá của đồng nhân dân tệ.
Lo lắng trên được đề cập trong một hội nghị của ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) về các thị trường mới nổi tại Moscow.
Năm 2014, Ngân hàng Trung ương Nga đã ký một thỏa thuận với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho phép cả hai nước trực tiếp giao dịch bằng nội tệ
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Ksenia Yudaeva cảnh báo nền kinh tế toàn cầu không sẵn sàng trước một “đồng nhân dân tệ lung lay”.
Biến động tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng toàn cầu, bà cảnh báo. Bà đang lo cho nước Nga. Nền kinh tế Trung Quốc cứ suy giảm 1 điểm phần trăm, nền kinh tế của Nga sẽ bị chững lại 0,5 điểm, bà cho biết. Đây chính là “làn sóng” từ Trung Quốc lây lan sang Nga.
Vì vậy, các ngân hàng của Nga sẽ theo dõi sát sao tình hình ở Trung Quốc, và nếu cần thiết, sẽ có biện pháp để duy trì “sự ổn định tài chính”, một cụm từ quan trọng trong thuật ngữ ngân hàng trung ương trong việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính.
Các ngân hàng của Nga sẽ theo dõi sát sao tình hình ở Trung Quốc, và nếu cần thiết, sẽ có biện pháp để duy trì “sự ổn định tài chính”
Cũng tại hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Maxim Oreshkin cảnh báo bất kỳ “sự cố” nào ở Trung Quốc cũng sẽ lan sang Nga qua thị trường hàng hóa. Ông lo lắng về giá dầu và việc kinh tế Trung Quốc suy thoái có thể khiến giá dầu giảm.
Theo ông, đối với chính sách kinh tế nói chung, việc nhận thức được rủi ro xuất phát từ Trung Quốc là rất quan trọng. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga đang thấy nền kinh tế Trung Quốc có nhiều nguy cơ, và sự “tăng trưởng” của Trung Quốc có thể làm thị trường thất vọng.
Ông không chỉ nhìn thấy một sự suy giảm ở Trung Quốc từ “siêu tăng trưởng nóng” xuống “tăng trưởng nóng” (sự suy giảm được Trung Quốc chính thức công nhận), mà ông nhìn thấy một nguy cơ suy thoái kinh tế thực sự. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu mua dầu và các loại hàng hóa khác của Trung Quốc. Và sự chững lại này không chỉ ảnh hưởng đến nước Nga, mà cả nền kinh tế thế giới.
Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến Mỹ. Tiền của các nhà đầu tư Trung Quốc “đã cạn kiệt”, một nhà môi giới bất động sản ở San Francisco cho biết, khi ông đang rất lo lắng về thị trường bất động sản địa phương. Và các nhà môi giới ở thung lũng Silicon, Mỹ đang kêu than.
Theo Danviet
Bé trai 11 tuổi tự cắt ngón tay vì bị cấm dùng smartphone
Bị bố mẹ cấm chơi game trên điện thoại, một bé trai 11 tuổi ở Trung Quốc đã dùng dao tự cắt lìa ngón tay của mình.
Dailymail đưa tin, vụ việc này xảy ra hôm 5/3 vừa qua tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cậu bé Peng (11 tuổi) đã được bố mẹ đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị đứt lìa 2 đốt trên của ngón tay trỏ bên trái, chảy máu nhiều.
Do được đưa vào viện kịp thời, sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sỹ tại bệnh viện ở Tô Châu đã nối tạm thời ngón trỏ bị đứt lìa cho cậu bé. Tuy ca phẫu thuật thành công nhưng rất có thể ngón tay trỏ của Peng không thể cử động tốt như trước.
Cậu bé Peng tự cắt ngón tay vì bố mẹ không cho chơi điện tử trên điện thoại
Trao đổi với phóng viên, bố của Peng cho biết con trai ông dán mắt vào smartphone để chơi điện tử từ 9h sáng và không chịu rời mắt khỏi nó suốt cả ngày. Thấy anh chơi điện tử, em trai 6 tuổi của Peng cũng ngó vào để xem.
Bực mình vì cả 2 anh em mải chơi điện tử, mẹ của Peng nhắc nhở: "Con nên dạy em học thay vì chơi điện tử". Peng ngay lập tức cãi lại mẹ: "Con không dạy. Năm ngoái con dạy rồi có được đâu. Con không dạy nó nữa đâu".
Tuy ca phẫu thuật thành công nhưng rất có thể ngón tay trỏ của Peng không thể cử động tốt như trước.
Sau đó, Peng bất ngờ quăng nĩa đang cầm trên tay rồi lấy con dao ngay cạnh để cắt đứt ngón tay trỏ của mình. Cha mẹ của Peng lúc đó thực sự rất sốc vì không nghĩ rằng con mình lại phản ứng dữ dội và có hành động như vậy.
Bác sỹ Zhou Rong, một trong những người trực tiếp phẫu thuật cho Peng cho biết: "Hiện ngón tay đã được kết nối tạm thời nhưng chúng tôi vẫn phải theo dõi thêm. Nếu cậu bé cử động quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nghẽn mạch dẫn đến việc ngón tay có nguy cơ hoại tử hoàn toàn".
Theo_Eva
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm đáng sợ đến mức nào? Sau ba thập niên bùng nổ tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc đang mở rộng với tốc độ chậm hơn và gây không ít ảnh hưởng lên các thị trường tài chính toàn cầu. Công nhân làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quôc - Anh: Reuters Vì thế, nếu không may kinh tế Trung Quốc rơi...