Nga phát hiện Mỹ đang ‘rút trộm’ dầu khỏi Syria?
Hình ảnh vệ tinh của Nga cho thấy dầu từ Syria đang được đưa ra nước ngoài, dưới sự bảo vệ của lính Mỹ.
Ngày 26-10, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố hình ảnh tình báo vệ tinh nhằm chứng minh việc dầu ở Syria đang được đưa ra nước ngoài dưới sự canh gác của lính Mỹ. Thông tin trên được hãng tin Sputnik dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Igor Konashenkov, cho biết.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, “hình ảnh do thám không gian đã cho thấy dầu được tích cực khai thách và xuất khẩu nhằm chế biến bên ngoài Syria, dưới sự bảo vệ chắc chắn của lính Mỹ, cả trước và sạu khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị đánh bại.
Các phương tiện chuyên chở dầu tại tỉnh Deir ez-Zor, Syria, cách Al Mayadin 10 km về phía Đông. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG NGA. Việt hóa: QUANG TUỆ
Video đang HOT
Các phương tiện chuyên chở dầu tụ tập gần trạm xăng Al-Omar, tỉnh Deir ez-Zor, cách Al Mayadin 14 km về phía Đông. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG NGA. Việt hóa: QUANG TUỆ
Trước đó, vào ngày 25-10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết nước này, trong tương lai gần, sẽ sử dụng các biện pháp nhằm củng cố vị trí ở vùng Deir ez-Zor với mục đích ngăn chặn việc các phần tử khủng bố có thể chiếm các ỏ dầu ở đây. Theo ông Esper, Mỹ đang tìm cách điều phối lực lượng tại khu vực, nhằm “đảm bảo an toàn cho các giếng dầu”.
Hãng Fox News ngày 24-10, dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc cấp cao cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã vạch kế hoạch điều hàng trăm binh sĩ và một tiểu đoàn xe tăng tới bảo vệ các mỏ dầu ở phía đông Syria và đang chờ Tổng thống Donald Trump phê duyệt. Theo kế hoạch, khoảng 30 xe tăng Abrams sẽ được triển khai tới khu vực.
QUANG TUỆ
Theo PLO
Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ - kẻ được người mất trong bàn cờ Syria
Bàn cờ Syria đang có sự thay đổi rất lớn khi Mỹ rút quân, Thổ Nhĩ Kỳ ngừng chiến dịch quân sự sau khi bắt tay với Nga giúp chính quyền Damas tiến một bước lớn tới thống nhất đất nước sau nhiều năm nội chiến.
Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay tại Sochi ngày 22/10
Việc Mỹ rút quân khỏi Syria sau nhiều năm tham chiến là "công lớn" của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 9/10, Ankara mở chiến dịch Mùa xuân hòa bình nhằm đánh đuổi lực lượng người Kurd ở Syria ra khỏi vùng biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lực lượng từng kề vai với Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Syria nhưng bị Ankara coi là khủng bố vì có liên hệ với đảng PKK mưu đồ làm phản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành sau khi lãnh đạo Mỹ và Thổ đạt được thỏa thuận, theo đó Mỹ rút quân khỏi Syria, bỏ mặc lực lượng người Kurd cho Thổ Nhĩ Kỳ. Về phía người Kurd, sau khi bị Mỹ bỏ rơi, bị Thổ Nhì Kỳ vây đánh, họ không còn cách nào khác ngoài dựa vào chính quyền Syria nhằm đối phó cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau một tuần lễ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được 2 thành phố và 40 ngôi làng dọc 120 cây số biên giới. Nhưng chiến dịch này bị quốc tế lên án vì vấn đề nhân đạo và có nguy cơ đẩy Ankara và Damas vào cuộc đối đầu trực diện về quân sự. Sau đó, theo tinh thần thỏa hiệp với Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 17/10, Ankara chấp thuận ngưng bắn trong 5 ngày để cho chiến binh Kurd rút lui khỏi vùng đệm giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng một ngày trước khi lệnh ngừng bắn hết hạn, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, theo lời mời của Tổng thống Nga, sang Sochi đàm phán một thỏa thuận khác. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ thương lượng, ông Putin đã thuyết phục được ông Erdogan đồng ý một thỏa thuận ngưng bắn mà theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một "quyết định lịch sử". Trước đó, theo yêu cầu của lực lượng Kurd, quân đội Syria và quân cảnh Nga được đưa lên vùng biên giới. Theo thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/10, Nga bảo đảm để cho chiến binh Kurd rút khỏi khu vực ở biên giới giữa Thổ và Syria với diện tích 440 cây số chiều dài và 30 cây số chiều rộng như Ankara yêu cầu. Thổ Nhĩ Kỳ cũng được quyền kiểm soát 120 cây số biên giới đã chiếm được. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là không giao hết diện tích đất đai vùng biên giới Syria, 13.200 km2, cho Thổ Nhĩ Kỳ.
So với thỏa thuận với Phó tổng thống Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ kiểm soát được một phần ba. Đã vậy, thỏa thuận Sochi còn quy định hai bên Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung dọc theo 320 cây số còn lại ở khoảng cách 10 cây số cách biên giới, nhằm bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ Syria. Nhưng toàn bộ 320 cây số biên giới là do Nga và Syria kiểm soát. Các chiến binh Kurd nhân được tối hâu thư trong vòng 150 giờ tính từ chiều 23/10 phải rút khỏi dải biên giới 30 km. Đến 29/10, khi hạn chót chấm dứt, quân Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ cùng tuần tra dọc phía Tây và Đông của khu vực hiên quân Thổ Nhĩ Kỳ đang có chiến dịch "tẩy sạch" người Kurd. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 22/10 nhận định rằng, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông bắc Syria đang kết thúc và những diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc rút quân của người Kurd.
Tổng thống Putin đã điện đàm với Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau thỏa thuận với Ankara và khẳng định rằng: "Khôi phục sự thống nhất lãnh thổ của Syria là nhiệm vụ chính hiện nay". Tuyên bố của Điện Kremlin cũng khẳng định: "Tổng thống Bashar al-Assad đã ủng hộ những quyết định này. Ông Assad cảm ơn Tổng thống Putin và hoàn toàn tán thành với các kết quả đạt được, cũng như khẳng định rằng quân đội bảo vệ biên giới Syria luôn sẵn sàng triển khai ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các đơn vị quân cảnh của Nga". Như vậy, không cần phải nổ súng, các lực lượng của chính phủ Syria đang quay trở lại những thị trấn và làng mạc ở đông bắc đất nước, nơi họ không đặt chân trong nhiều năm.
Thổ Nhĩ Kỳ, vốn từng ủng hộ các phiến quân lật đổ ông Assad, giờ đã ngầm trao cho nhà lãnh đạo Syria "sự công nhận thực tế", hãng tin AP dẫn lời bà Lina Khatib, giám đốc chương trình Trung Đông - Bắc Phi thuộc Chatham House, nhận định. "Ông Assad và Nga coi sự công nhận này là khởi đầu của quá trình bình thường hoá của cộng đồng quốc tế với chính quyền Tổng thống Assad, như một dấu hiệu chiến thắng của họ", bà Khatib nói. Trong khi đó, chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump cũng đem đến cho ông Assad những thuận lợi. Tổng thống Donald Trump nhiều lần nhắc lại rằng ông không quan tâm đến việc loại bỏ ông Assad khỏi quyền lực hoặc để quân đội Mỹ tham gia vào các cuộc chiến bất tận. Nhà lãnh đạo Mỹ hoan nghênh Nga và chính quyền Assad lấp đầy khoảng trống.
Một số phương tiện truyền thông phương Tây coi Mỹ là "người thua đậm nhất" trong bàn cờ chính trị tại Syria. Giới chuyên gia nhận định cuộc rút lui nhanh chóng của lực lượng Mỹ là một "món quà" đối với ông Putin, khi Nga có cơ hội tăng hiện diện quân sự tại khu vực và tăng cường sức ảnh hưởng của mình. Theo bình luận viên Andrew Osborn của Reuters, việc Nga hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm thay đổi diện mạo Syria, nhằm chứng minh Moscow đủ sức đem lại hòa bình. Thành công trong quá trình này sẽ giúp Nga hoàn tất chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria từ năm 2015, vốn mang tới vị thế mới cho họ ở Trung Đông trong bối cảnh Mỹ ngày càng xa rời khu vực. Rõ ràng Nga đang lấp đầy khoảng trống Mỹ để lại ở phía bắc Syria. Nó giúp Moscow thể hiện vai trò trung gian hòa giải như lời sĩ quan Nga Safar Safarov tuyên bố khi bắt đầu tuần tra Manbij: "Cờ Nga xuất hiện ở đâu thì chiến sự chấm dứt ở đó. Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd đều không muốn làm hại chúng tôi, xung đột kết thúc chính nhờ nỗ lực của Nga".
Nhưng Tổng thống Trump có cách nhìn khác. Ông ca ngợi quyết định ngưng chiến của Thổ Nhĩ Kỳ, gọi đó là "một ngày tuyệt vời với nền văn minh". "Tôi vui mừng thông báo về một thành công vang dội liên quan đến vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ", ông nói với các phóng viên sau khi Phó tổng thống Pence thông báo về thỏa thuận với Ankara. "Đây là một kết quả tuyệt vời..., là điều mà họ đã cố gắng đạt được trong suốt 10 năm qua". Chưa hết, ngày 23/10 Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ các lênh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này ngừng các cuôc tấn công lực lượng người Kurd. Niềm hân hoan của ông Trump cho thấy một quan điểm rất khác so với các tướng quân đội, nhà ngoại giao của ông hay giới lãnh đạo đảng Cộng hòa, những người cho rằng ông đã gây tổn hại tới uy tín cũng như ảnh hưởng mà Mỹ đã dày công xây dựng trên toàn cầu. Trong khi đảng của Trump và cả đảng Dân chủ cáo buộc ông phản bội đồng minh, hỗ trợ Nga, Tổng thống Mỹ vẫn khẳng định ông đơn giản chỉ đang thực hiện lời hứa từ chiến dịch tranh cử, đưa binh sĩ về nước từ "những cuộc chiến tranh vô tận".
Dù trở thành người cầm trịch ở Syria hiện nay, Nga cũng phải tính đến những rủi ro khi đảm nhận vai trò mới ở nước này. Tình hình ở đông bắc Syria ngày càng bất ổn. Thông điệp của Thổ Nhĩ Kỳ khi phát động chiến dịch Mùa xuân hòa bình là đẩy lùi các tay súng người Kurd khỏi vùng đệm do Ankara thiết lập. Điện Kremlin cũng quan ngại nguy cơ công dân Nga từng tham gia hàng ngũ IS và phiến quân Syria có thể về nước, gây tình trạng bất ổn. Ngay từ khi Ankara phát động chiến dịch ở miền bắc Syria, Moscow đã tỏ ý nghi ngờ về khả năng kiểm soát hàng nghìn tay súng IS và người thân đang bị người Kurd giam giữ.
Chưa hết, chiến dịch Mùa xuân hòa bình chống người Kurd xem như chấm dứt. Vấn đề là liệu về lâu dài có giải quyết được khủng hoảng hay không? Theo chuyên gia Maxim Souchkov thuộc Hội đồng Quốc tế Vụ của Nga, tình hình vẫn còn nhiều bất trắc: Nếu quyết định rút quân của chiến binh Kurd đã được Damas và đại diện của phe này thỏa thuận với nhau rồi, thì cuộc đàm phán tại Sochi là màn đạo diễn tuyệt vời của Tổng thống Putin. Còn nếu chưa có thỏa thuận giữa người Kurd và Damas thì coi chừng diễn biến phức tạp.
H.Phan
AFP
Theo petrotimes
Các bên xúc tiến thực hiện thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 24/10, các lực lượng người Kurd ở Đông Bắc Syria đã rời khỏi nhiều vị trí ở khu vực biên giới của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ, theo thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được hôm 22/10. Trong khi đó, lực lượng quân cảnh Nga đã tuần tra dọc khu vực biên giới này. Nga và Thổ Nhĩ...