Nga phát hiện 12.000 xe dầu ở biên giới Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ
Tình báo Nga cho biết đã phát hiện gần 12.000 xe bồn chở dầu và xe tải tại khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.
“Hình ảnh ghi lại từ trên không cho thấy 11.775 xe bồn và xe tải gần thành phố Zakho của người Kurd ở Iraq, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ”, Chỉ huy Cơ quan chiến dịch Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, Trung tướng Sergey Rudskoy cho biết ngày 25/12. “Tất cả dầu mỏ từ Iraq và Syria đều được vận chuyển qua trạm kiểm soát ở Zakho”.
Trung tướng Rudskoy cho biết các xe tải hạng nặng chở theo dầu mỏ tiếp tục qua lại biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại cùng thời điểm, số lượng xe bồn vận chuyển dầu tại các tuyến đường ở phía bắc và phía tây Syria đang suy giảm.
Hình ảnh do tình báo Nga thu được cho thấy hàng nghìn xe chờ dầu của IS tập trung tại biên giới giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Theo dữ liệu vệ tinh thu được, số lượng xe bồn chở dầu di chuyển qua tuyến phía bắc hướng tới khu lọc dầu ở thành phố Batman ở Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm đáng kể”, ông Rudskoy tiết lộ. “Trong khi đó, số lượng xe bồn sử dụng tuyến phía tây Syria đã giảm xuống còn 265 phương tiện”.
Không quân Nga tại Syria đã phá hủy khoảng 2.000 xe bồn được nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng để vận chuyển dầu. Trong tuần qua, các máy bay chiến đấu của Nga đã phá hủy 17 đoàn xe bồn chở dầu và một số lượng lớn xưởng lọc dầu thô sơ của IS.
Video đang HOT
Các cuộc không kích hiệu quả của Không quân Nga tại Syria đã buộc nhóm phiến quân IS phải tìm kiếm những tuyến đường vận chuyển dầu thô mới. Ngày 25/12, các xe bồn chở dầu tại tỉnh Deir ez-Zor do IS kiểm soát được phát hiện di chuyển tới biên giới với Iraq tại thành phố Zakho và Mosul.
Theo Danviet
Nga có thể đối phó với lá chắn tên lửa NATO đã bố trí ngay sát vách?
Theo nhận định của báo Nga, các thành phần thuộc hệ thống lá chắn tên lửa của NATO bao vây quanh Nga đã được thiết lập đúng tại các vị trí đã tính toán.
Tên lửa đạn đạo Topol-M của quân đội Nga.
Báo Sputnik của Nga cho biết, các tên lửa đạn đạo của Nga có thể đối phó hiệu quả với hệ thống lá chắn phòng thủ của NATO bố trí áp sát lãnh thổ Nga ở châu Âu.
Theo báo Nga, cách đây 1 tuần, thông tin về việc NATO triển khai hệ thông tên lửa phòng thủ đánh chặn lớp Aegis tại căn cứ không quân Deveselu của Ba Lan đã xuất hiện trên một số tờ báo của châu Âu.
Đây được xem là một thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở châu Âu, giai đoạn tiếp theo của cái mà một nhà báo Đức có tên Florian Rotzer gọi là "chạy đua hạt nhân" giữa Nga và Mỹ.
Theo nhà báo Florian Rotzer, hệ thống lá chắn phòng thủ của NATO ở châu Âu có mục đích chính là răn đe, gia tăng áp lực nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, để được hệ thống lá chắn phòng thủ này bảo vệ, các quốc gia thành viên NATO, trong đó, có những nước láng giềng với Nga đã phải đánh đổi và trả giá bằng sự độc lập về chính trị, quân sự và công nghệ của chính mình.
Hiện NATO đã thiết lập hệ thống cảnh báo sớm AN/TPY-2 trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2011 và các chiến hạm của NATO hiện vẫn đang tuần tra trên Địa Trung Hải bằng các tên lửa đánh chặn tân tiến SM-3.
Theo nhận định của báo Nga, các thành phần thuộc hệ thống lá chắn tên lửa của NATO bao vây quanh Nga đã được thiết lập đúng tại các vị trí đã tính toán.
Dự kiến, sau khi hệ thống tên lửa đánh chặn ở Ba Lan được triển khai vào năm 2018 tới đây thì kế hoạch của Mỹ và NATO gần như đã hoàn chỉnh.
Trong khi đó, các quan chức của NATO thì một mực khẳng định rằng hệ thống lá chắn tên lửa của họ không nhằm vào Nga mà chủ yếu được thiết lập để bảo vệ châu Âu trước đã tên lửa đạn đạo tầm xa có thể được bắn đi từ Trung Đông, đặc biệt là từ Iran.
Tên lửa Topol-M của Nga đang hành quân di chuyển dưới dự yểm trợ của lực lượng hộ tống chuyên biệt. (ảnh tư liệu).
Tuy nhiên, theo nhà báo Đức Florian Rotzer, các giải thích này của NATO hoàn toàn không thuyết phục được Moscow bởi Nga luôn một mực cho rằng Mỹ và NATO đang kê tên lửa sát vách nước Nga nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm năng trong tương lai.
Báo Sputnik, Nga trích dẫn nhận xét của nhà báo Đức Rotzer cho hay: "Ngay cả những người cả tin nhất cũng có thể nhận ra được một thực tế Iran không thể được xem như một mối đe doạ duy nhất đối với NATO, dù vậy, tất cả những cáo buộc nói NATO, Mỹ lắp tên lửa để chống lại Nga đều bị bác bỏ".
Nhà báo Đức nói thêm rằng, khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo hình thành năm 1972 (trong đó giới hạn các hệ thống tên lửa của Nga, Mỹ) thì Moscow cũng đã cảnh báo rằng nước này có thể phát triển các tên lửa có khả năng đánh bại mọi hệ thống đối kháng của quân Mỹ.
Báo Nga dẫn lời ông Rotzer nói: Và, đến bây giờ, ngay cả khi NATO thiết lập xong các thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa thì các tên lửa xuyên lục địa Topol của nước này cũng có thể đánh bại lại các đối thủ.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tuyên bố đưa thêm quân vào Iraq Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Iraq bằng việc đưa thêm quân đến miền Bắc nước này, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmer Davutoglu cho biết hôm qua 22/12. Binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Iraq. (Ảnh: AFP) Phát biểu trước các thành viên đảng cầm quyền AK tại quốc hội hôm...