Nga-Pháp ngỏ ý đối thoại sau những căng thẳng phát ngôn
Trước mong muốn tiếp tục đối thoại với người đồng cấp Nga của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Moskva cho biết nước này sẵn sàng tham gia trò chuyện với Paris.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại Moskva, Nga. Ảnh: Sputnik
“Nga chưa bao giờ từ chối đối thoại với Pháp… Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán, đặc biệt là các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, nhằm đạt được những kết quả nhất định.
Chúng tôi sẵn sàng đối thoại ở mức độ mà các đối tác của chúng tôi cũng sẵn sàng. Hoàn toàn không có điều kiện nào cho việc này”, kênh truyền hình RT dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong cuộc họp báo ngày 25/6.
Trước đó, trong một buổi phóng vấn trên chương trình podcast “Generation Do It Yourself”, Tổng thống Macron đã đề cập đến triển vọng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Mặc dù nhà lãnh đạo Pháp xác nhận ông không liên lạc với Tổng thống Putin trong những tháng gần đây, nhưng ông bày tỏ sẵn sàng nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga vì ông tin tưởng vào sức mạnh của đối thoại.
Video đang HOT
“Tôi sẽ tiếp tục đối thoại với ông Vladimir Putin. Tôi tin rằng việc tiếp tục đối thoại luôn là điều quan trọng”, Tổng thống Macron nói.
Trong một vài tháng trở lại đây, Tổng thống Macron luôn thể hiện mình là một trong những người ủng hộ hàng đầu cho Ukraine khi liên tục đưa ra những tuyên bố được coi là khá “khiêu khích” nhằm vào Nga như việc đề cập đến khả năng đưa quân đội Pháp và các nước phương Tây khác tới tham gia cuộc chiến tại Ukraine. Hồi tháng 3, ông Macron gọi Nga là “đối thủ”, đồng thời khẳng định Paris sẵn sàng đưa ra bất kỳ quyết định cần thiết nào để ngăn chặn chiến thắng của Nga trong cuộc xung đột.
Nga cảnh báo sẽ coi binh sĩ Pháp là mục tiêu hợp pháp ở Ukraine
Ngày 8/5, Nga cảnh báo Pháp rằng nếu Tổng thống Emmanuel Macron gửi binh sĩ tới Ukraine thì họ sẽ bị quân đội Nga coi là mục tiêu hợp pháp.
Ảnh minh họa binh sĩ Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang arabnews.com dẫn nguồn thông tin phương Tây cho biết, Tổng thống Macron đã gây tranh cãi vào tháng 2 khi nói rằng ông không thể loại trừ việc triển khai bộ binh ở Ukraine trong tương lai. Nhà lãnh đạo Pháp cũng cảnh báo nếu Nga thắng ở Ukraine thì uy tín của châu Âu sẽ giảm xuống mức bằng 0.
Phản hồi về ý kiến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên rằng Tổng thống Macron muốn tạo ra một loại bất ổn chiến lược nào đó cho Nga. Bà Zakharova nói: "Chúng tôi sẽ làm ông ấy thất vọng. Đối với chúng tôi, tình hình có vẻ chắc chắn hơn. Nếu người Pháp xuất hiện trong khu vực xung đột, họ chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của các lực lượng vũ trang Nga. Đối với tôi, có vẻ như Pháp đã có bằng chứng về điều này".
Bà Zakharova cho biết Nga đã thấy có ngày càng nhiều công dân Pháp nằm trong số những người thiệt mạng ở Ukraine.
Trước đó, ngày 6/5, Nga cho biết họ sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trong khuôn khổ cuộc tập trận sau những lời cảnh báo từ Pháp, Anh và Mỹ.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này đã triệu Đại sứ Pháp tới để lên án các chính sách của Paris, sau phát biểu của Tổng thống Macron rằng binh sĩ phương Tây có thể được đưa đến Ukraine. Tuyên bố có đoạn: "Phía Nga đánh giá rằng đường lối của Paris đang dẫn đến leo thang xung đột... Những nỗ lực của chính quyền Pháp và những tuyên bố về việc có thể triển khai lực lượng phương Tây tới Ukraine chắc chắn sẽ thất bại".
Cũng trong ngày 6/5, viết trên Telegram, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói: "Việc phương Tây gửi quân đến lãnh thổ Ukraine sẽ khiến quốc gia của họ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến và chúng tôi sẽ phải đáp trả. Và thật không may, không phải chỉ trên lãnh thổ Ukraine. Sẽ có một thảm kịch toàn cầu".
Ngày 3/5, Điện Kremlin đã chỉ trích những bình luận mới của Tổng thống Macron, trong đó ông nhắc lại quan điểm không nên loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Tuyên bố này rất nghiêm trọng và nguy hiểm". Theo ông, Tổng thống Macron tiếp tục nói về khả năng can dự trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine và đây là xu hướng hết sức nguy hiểm.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã đưa quân đến Ukraine. Trên trang mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ: "Không đúng. Pháp không đưa quân đến Ukraine".
Bộ Ngoại giao Pháp đưa ra tuyên bố trên để phủ nhận các thông tin gần đây khẳng định Paris đã triển khai Quân đoàn nước ngoài tới Ukraine.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn tờ Economist ngày 2/5, Tổng thống Macron tái khẳng định quan điểm rằng ông không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine, cho rằng vấn đề này sẽ hợp pháp nếu Nga xuyên thủng chiến tuyến của Ukraine và Kiev đưa ra yêu cầu như vậy.
Hồi tháng 2, một số quốc gia thành viên NATO, trong đó có Mỹ, đã nhanh chóng phản đối khi Tổng thống Macron lần đầu tiên tuyên bố Paris không loại trừ khả năng đưa quân vào Ukraine.
Argentina ghi nhận dấu hiệu tích cực trong kiềm chế siêu lạm phát Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến công du 5 ngày, từ 1-5/4, tới Pháp và Bỉ, với chương trình nghị sự chủ yếu tập trung vào các vấn đề nóng như viện trợ cho Ukraine, xung đột ở Gaza và kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh:...