Nga phản ứng về gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/4 tuyên bố gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine sẽ không làm thay đổi cục diện trên chiến trường sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ ấn định lịch bỏ phiếu về các dự luật viện trợ cho Ukraine, Israel và các đồng minh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với giới báo chí, ông Peskov tuyên bố gói viện trợ này sẽ không làm thay đổi diễn biến trên chiến trường mà Moskva cho là “đang bất lợi cho phía Ukraine”.
Trước đó, ngày 17/4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson thông báo các hạ nghị sĩ Mỹ sẽ bỏ phiếu về 3 dự luật viện trợ riêng lẻ cho Ukraine, Israel và các đồng minh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào ngày 20/4 tới. Các dự luật viện trợ trên do Ủy ban Ngân sách Hạ viện đề xuất, với tổng trị giá hơn 95 tỉ USD. Các dự luật đề cập đến gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine, 26 tỷ USD dành cho Israel và 8 tỷ USD cho các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Nếu Hạ viện Mỹ thông qua các gói viện trợ trên, các dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện để biểu quyết thông qua. Hồi tháng 2, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, trong đó bao gồm một số điều khoản tương tự dự luật mới mà Hạ viện đưa ra.
Cũng trong ngày 18/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhấn mạnh Quốc hội Mỹ phải thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine vì đây là nhu cầu “khẩn cấp”.
Phát biểu này được ông Blinken đưa ra trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại cuộc họp của các bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại đảo Capri của Italy. Các Ngoại trưởng G7 dự kiến sẽ thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine tại phiên họp trong ngày 18/4.
Một nguồn tin ngoại giao của Italy, quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7, cho biết mục đích của cuộc họp là đẩy nhanh việc chuyển giao các hệ thống phòng không cho Kiev.
Nga vô tình thả bom 'cực kỳ mạnh' xuống khu do mình kiểm soát ở Ukraine?
Đoạn phim mới cho thấy quả bom nặng 1.500 kg đã rơi xuống một thị trấn do lực lượng Nga kiểm soát ở Donetsk thuộc miền đông Ukraine nhưng không phát nổ, theo tờ Newsweek.
Một đoạn clip ngắn được lan truyền trên mạng xã hội dường như cho thấy một quả bom FAB-1500 rơi xuống trúng một cửa hàng trong thị trấn Yenakiieven nhưng không phát nổ, theo Newsweek ngày 10.4. Thị trấn Yenakiieven nằm trong khu vực do lực lượng Nga kiểm soát ở vùng Donetsk.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với thông tin trên.
Trong tháng trước, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Nga đã thả 700 quả bom dẫn đường xuống lãnh thổ Ukraine chỉ trong một tuần.
Trong lúc diễn ra chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga bị cho là vô tình tấn công một số khu vực do lực lượng Nga kiểm soát ở Ukraine và lãnh thổ nằm trong biên giới được quốc tế công nhận của Nga, theo Newsweek.
Bức ảnh do giới chức Ukraine công bố cho thấy quả bom FAB-1500 không phát nổ ở tỉnh Donetsk ngày 16.3. Ảnh Chụp màn hình Newweek
Vào tháng 4.2023, một máy bay chiến đấu của Nga đã vô tình ném bom thành phố Belgorod của Nga, gần biên giới Ukraine.
Ngoài ra, vào ngày 8.1, một quan chức thân Moscow cho hay một máy bay Nga đã vô tình thả quả bom FAB-250 xuống thành phố Rubizhne thuộc vùng Luhansk.
Dòng bom FAB, bao gồm FAB-250 và FAB-500 nhỏ hơn, là vũ khí thời Liên Xô đã được nâng cấp với thiết bị dẫn đường để trở thành bom chính xác. Các quan chức Ukraine đã mô tả FAB-1500 là vũ khí hủy diệt mà các máy bay Nga đã triển khai rộng rãi hơn trong những tuần gần đây.
Vào đầu tháng 3, đoạn phim được cho là chiếu cảnh giao tranh xung quanh thị trấn Krasnohorivka thuộc tỉnh Donetsk cho thấy một quả bom FAB-1500 rơi xuống một tòa nhà nhiều tầng.
Điểm xung đột: Phòng không Ukraine thiếu trước hụt sau; Israel giết con của thủ lĩnh Hamas
Phát ngôn viên Không quân Ukraine Ilya Yevlash ngày 1.4 cho hay FAB-1500 là "vũ khí cực kỳ mạnh". Cách chống lại bom hạng nặng này là tiêu diệt các máy bay phóng chúng như Su-34 và Su-35, theo ông Yevlash.
Ông Trump ra điều kiện để đổi ý, ủng hộ viện trợ Ukraine Cựu tổng thống Mỹ muốn cung cấp gói viện trợ cho Ukraine dưới dạng khoản nợ chứ không phải là quà tặng và cho rằng các đồng minh châu Âu cũng cần phải hỗ trợ Ukraine tương đương Mỹ. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York ngày 25/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh truyền hình RT, phát biểu trước các phóng viên...