Nga phản ứng thế nào trước việc Ukraine được trao tư cách ứng viên EU?
Mặc dù Tổng thống Putin tuyên bố không phản đối Ukraine đạt được tư cách ứng viên EU nhưng các quan chức Nga cho rằng việc mở rộng EU là một hành động thù địch có liên quan đến lợi ích quốc gia của Nga.
Tổng thổng Nga Vladimir Putin tuần trước khi được hỏi về triển vọng Ukraine đạt được tư cách thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) đã trả lời rằng: “Chúng tôi không phản đối”. Tuy nhiên, sau đó, các quan chức và các nhà phân tích Nga cho rằng nhà lãnh đạo Nga không thực sự có ý như vậy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass
“Chúng tôi nhìn nhận việc mở rộng EU theo quan điểm rất tiêu cực. Đó là một hành động thù địch và trên thực tế có liên quan đến các lợi ích quốc gia của Nga”, Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov nhận định với một hãng thông tấn nhà nước Nga tuần này.
Với Nga và Ukraine, câu hỏi liệu Ukraine sẽ gia nhập EU vào một ngày nào đó là vấn đề xếp sau câu hỏi liệu quốc gia này sẽ chống cự thế nào trước chiến dịch quân sự của Nga. Đó có lẽ là lý do cho việc Ukraine nộp đơn xin gia nhập EU không phải mối quan tâm chính của Nga.
Theo quan điểm của điện Kremlin, trục chống Nga gồm Mỹ và Anh đang đẩy EU phải chấp nhận Ukraine là một thành viên, điều có thể đi ngược lại các lợi ích tốt nhất của liên minh này.
“Châu Âu sẽ nhận được gì? Ukraine hay những gì còn lại của đất nước này? Nga sẽ không cho phép điều đó xảy ra bởi Moscow hiểu rõ EU đang trở thành hình ảnh phản chiếu cho trò chơi chống Nga của Mỹ và Anh”, một bài bình luận trên hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti cho hay.
Video đang HOT
Một số nhà quan sát cho rằng, khi Tổng thống Putin nhận định tại hội nghị kinh tế ở St, Peterburg hồi tuần trước rằng ông không bận tâm đến việc Ukraine gia nhập EU, điều đó đã khiến một số nhà phân tích bối rối. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng việc chấp nhận Ukraine trở thành thành viên sẽ khiến EU phải tốn kém và các công ty EU sẽ không muốn nền kinh tế Ukraine phát triển để tránh các đối thủ cạnh tranh mới.
“Theo quan điểm của tôi, nếu Ukraine không thể bảo vệ thị trường nội địa của mình, nước này sẽ biến thành một quốc gia nửa thuộc địa. Nhưng tôi muốn nhắc lại rằng, đó không phải là việc của chúng tôi”.
Dù vậy, tư cách ứng viên của Ukraine chỉ là “cử chỉ ủng hộ mang tính biểu tượng” của EU, Kadri Liik, một nhà phân tích tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu tại Berlin bình luận, đồng thời dự đoán sẽ phải mất nhiều năm thì nước này mới có thể gia nhập liên minh. Mặc dù Nga so sánh EU với NATO nhưng việc trở thành thành viên EU sẽ không tự động cung cấp cho Ukraine các đảm bảo an ninh
Điểm lại những vấn đề chính trong bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu về nhiều vấn đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) ngày 17/6 mà Điện Kremlin mô tả là bài phát biểu "cực kỳ quan trọng".
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg (SPIEF) 2022 ở Saint Petersburg ngày 17/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, Tổng thống Putin phát biểu trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang diễn ra, gây tác động tới toàn thế giới.
Các biện pháp trừng phạt Nga
Theo Tổng thống Putin, khi Mỹ và các đồng minh phát động chiến dịch "xóa bỏ" Nga do cuộc xung đột ở Ukraine, họ hy vọng sẽ làm sụp đổ và phá hoại nền kinh tế, xã hội Nga. Thay vào đó, các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến những người tạo ra chúng, làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế và xã hội, làm tăng chi phí thực phẩm, điện và nhiên liệu, đồng thời làm tổn hại đến chất lượng cuộc sống ở phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu.
Tổng thống Putin nói: "Liên minh châu Âu đã hoàn toàn mất chủ quyền chính trị của mình và giới tinh hoa quan liêu đang hùa theo người khác, chấp nhận bất cứ điều gì họ được bảo từ phía trên, gây tổn hại cho người dân và nền kinh tế của chính họ".
Ông nói thêm rằng các công dân EU sẽ phải trả giá cho những quyết định không dựa trên thực tế và trái với lẽ thường, vì thiệt hại trực tiếp từ các lệnh trừng phạt có thể vượt quá 400 tỷ USD trong một năm.
Giá năng lượng và lạm phát
Tổng thống Nga nói rằng việc phương Tây đổi lỗi cho Nga gây tăng giá năng lượng và lạm phát ở phương Tây là điều "ngớ ngẩn" và "chỉ dành cho những người không biết đọc hay viết". Ông Putin nói: "Đừng đổ lỗi cho chúng tôi, hãy tự trách bản thân".
Theo nhà lãnh đạo Nga, do EU tin tưởng một cách mù quáng vào các nguồn năng lượng tái tạo và từ bỏ các hợp đồng khí đốt tự nhiên dài hạn với Nga nên khiến giá năng lượng tăng vọt vào năm ngoái. Trong khi đó, cả Mỹ và EU đều giải quyết đại dịch COVID-19 bằng cách in hàng nghìn tỷ USD và euro.
Tầng lớp tinh hoa phương Tây
Ông Putin nói rằng các chính sách do các nhà lãnh đạo EU và Mỹ thực hiện đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và chia rẽ trong xã hội, không chỉ về mặt phúc lợi mà còn về giá trị và định hướng của các nhóm khác nhau.
Ông Putin cho rằng điều này chắn sẽ dẫn đến gia tăng chủ nghĩa dân túy và phát triển các phong trào cấp tiến, dẫn đến những thay đổi lớn về kinh tế và xã hội, dẫn đến suy thoái và trong tương lai gần, dẫn đến thay đổi trong giới tinh hoa.
Nguy cơ nạn đói toàn cầu
Tổng thống Putin chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và EU - đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu phân bón và ngũ cốc - là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng. Ông nói: "Nếu có nạn đói xảy ra ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, điều này sẽ hoàn toàn là do chính quyền Mỹ và châu Âu".
Theo ông Putin, rắc rối về nguồn cung cấp lương thực đã nảy sinh trong vài năm qua - chứ không phải vài tháng - do hành động của những người quen giải quyết vấn đề của mình mà gây hại cho người khác,bóp méo dòng chảy thương mại bằng cách in tiền.
Ông nói Nga đã sẵn sàng gửi thực phẩm tới châu Phi và Trung Đông, nơi có nguy cơ đói kém nghiêm trọng nhất, nhưng phải đối mặt với những trở ngại về hậu cần, tài chính, vận tải do phương Tây áp đặt.
Phát triển kinh tế
Theo ông Putin, trong thế kỷ 21, chủ quyền không thể là một phần. Tất cả các yếu tố của chủ quyền đều quan trọng như nhau và bổ sung cho nhau và nền kinh tế là một trong số đó. Có năm nguyên tắc chính mà Nga sẽ tuân theo trong phát triển kinh tế: cởi mở, tự do, công bằng xã hội, cơ sở hạ tầng và chủ quyền công nghệ.
Ông Putin khẳng định Nga sẽ không bao giờ đi theo con đường tự cô lập và chuyên quyền, mà sẽ mở rộng tương tác với bất kỳ ai muốn giao dịch, đồng thời cho biết thêm rằng có rất nhiều quốc gia như vậy. Nga cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tìm cách giảm bất bình đẳng xã hội và đảm bảo các công nghệ chủ chốt của nước này không phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.
3 xu hướng cho thấy Nga vẫn kiếm nhiều tiền từ bán dầu khí trong vài năm tới Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong một cuộc họp vào tuần trước rằng bất chấp lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) gần đây đối với năng lượng Nga, sẽ mất nhiều năm phương Tây mới có thể ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên Nga. Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva...