Nga phản đối OSCE vì họp nhưng không mời Ngoại trưởng Lavrov
Các ngoại trưởng OSCE đang nhóm họp tại Ba Lan nhưng nước này đã không mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov.
Nga đã phản đối hành động này, còn các nước phương Tây cho rằng lỗi do chính Nga gây ra.
Quang cảnh cuộc họp của OSCE diễn ra tại Ba Lan ngày 1/12. Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle (Đức), các bộ trưởng ngoại giao của 56 trong số 57 thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang nhóm họp tại thành phố Lodz của Ba Lan và các cuộc đàm phán sẽ kết thúc vào ngày 2/12.
Trong khi đó, chỉ đại diện thường trực của Nga tại OSCE được mời vì Ba Lan từ chối mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov dẫn đầu phái đoàn sang tham gia các cuộc đàm phán.
Do tất cả các quyết định quan trọng của OSCE đều cần có sự đồng thuận, nên khả năng cao là các vấn đề trong chương trình nghị sự, chẳng hạn như thiết lập ngân sách năm 2023 cho nhóm, sẽ không được giải quyết trong tuần này.
Ba Lan là một trong những quốc gia chỉ trích Nga gay gắt nhất ở châu Âu kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Điều này đặt OSCE vào một vị trí đầy thách thức.
Video đang HOT
Nga tuyên bố việc không mời ông Lavrov tham gia các cuộc họp đã làm mất giá trị các công cụ ngoại giao. Ông Lavrov cũng đã tổ chức một cuộc họp báo ở Moskva ngày 1/12, thời điểm trùng với cuộc họp ở Ba Lan, cáo buộc các nước phương Tây và NATO đã làm giảm giá trị các nguyên tắc nền tảng của cơ quan giám sát nhân quyền và an ninh châu Âu.
“Tận dụng ưu thế về số lượng của mình trong tổ chức này, phương Tây đã tìm cách ‘tư nhân hóa’ OSCE trong nhiều năm. Có thể nói rằng họ đang tìm cách kiểm soát OSCE, chi phối nền tảng đối thoại duy nhất này của khu vực”, ông Lavrov nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng chỉ trích đích danh Ba Lan, nói rằng hành động của nước này trên cương vị Chủ tịch OSCE đang hướng tổ chức “đi tới nơi chưa từng có trong lịch sử của OSCE”.
Những tuyên bố trên đã thu hút sự chú ý đáng kể ở Nga. Cuối ngày 1/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov được hỏi liệu Nga có thể rời OSCE hay không.
“Do vị thế mà OSCE đảm nhận, tổ chức này tự động mất đi tính hiệu quả. Và tổ chức này đánh mất cơ hội, không phải bằng lời nói mà bằng hành động, để giải quyết các vấn đề an ninh và hợp tác ở châu Âu”, ông Peskov cho biết.
Tương tự, đại diện OSCE của Nga, Alexander Lukashevic, cũng nói với các đại biểu tham dự cuộc họp ở Lodz rằng: “Phương Tây đang làm mất giá trị các công cụ ngoại giao, kiên quyết đi vào con đường đối đầu. OSCE đã bỏ lỡ một cơ hội lịch sử để thúc đẩy một cuộc đối thoại toàn diện ở Ukraine”.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, quốc gia đang ở trong tình thế khó khăn khi là một đồng minh của Ba Lan, nhưng cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga, gần như chỉ trích việc loại ông Lavrov khỏi cuộc họp của OSCE lần này, nói rằng các kênh liên lạc phải được duy trì.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau cho biết Nga đang tìm cách đổ lỗi khi họ có lỗi liên quan đến việc ông Lavrov không được mời tham dự cuộc họp. “Tôi có thể nói rằng thật xúc phạm khi nghe Nga cáo buộc Chủ tịch OSCE đã đẩy tổ chức này xuống vực sâu, phá hủy nền tảng và vi phạm các quy tắc của mình”, ông Rau nói.
Phát biểu với các phóng viên bên lề hội nghị, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock lập luận rằng sự thống nhất trong OSCE có lẽ “chưa bao giờ lớn hơn thế, nhưng trong thời điểm này, khi tất cả chỉ là làm rõ bạn đứng về phía nào, 56 quốc gia đã quyết định đứng về phía hòa bình, tự do”.
Bà Baerbock cũng chỉ trích Nga vì đã trì hoãn các cuộc đàm phán về các vấn đề như ngân sách OSCE, nói rằng Đức đã quyết định tự nguyện nộp khoản đóng góp tăng thêm 10 triệu euro cho năm 2023.
OSCE được thành lập trong Chiến tranh Lạnh để làm một nền tảng hiếm hoi nhằm thảo luận giữa các quốc gia phương Tây và các quốc gia khối phương Đông. 57 thành viên của nhóm bao gồm gần như toàn bộ Liên Xô cũ và châu Âu, dù là thành viên EU hay không, cũng như Mỹ và Canada và một số quốc gia châu Á.
Moskva cảnh báo Moldova không đe dọa binh sĩ Nga ở Transnistria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 1/9 cảnh báo Moldova rằng việc đe dọa an ninh đối với quân đội Nga tại khu vực ly khai Transnistria có nguy cơ gây ra đối đầu quân sự với Moskva.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik
"Mọi người nên hiểu rằng bất kỳ hành động nào đe dọa đến an ninh của quân đội chúng tôi (ở Transnistria) sẽ được luật pháp quốc tế coi là một cuộc tấn công vào Nga, như trường hợp ở Nam Ossetia khi lực lượng gìn giữ hòa bình của chúng tôi bị tấn công bởi (cựu Tổng thống Gruzia Mikheil) Saakashvili", ông Lavrov nói.
Transnistria, nơi chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Moskva, đã xuất hiện một loạt cuộc tấn công lẻ tẻ vào tháng 4, làm gia tăng căng thẳng vốn đã lên cao sau cuộc xung đột ở Ukraine, nước giáp biên giới với Moldova.
Ví dụ, hai vụ nổ đã làm hư hỏng cột phát sóng từ thời Liên Xô của đài phát thanh Nga từ một ngôi làng ở vùng Transnistria hôm 26/4, khiến Tổng thống Moldova phải triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp.
Nga đã đóng quân gìn giữ hòa bình ở Transnistria từ đầu những năm 1990, khi một cuộc xung đột vũ trang dẫn đến lực lượng ly khai giành phần lớn khu vực khỏi sự kiểm soát của Moldova. Nga cho biết quân đội của họ ở đó để duy trì hòa bình và ổn định, nhưng Moldova muốn Moskva rút lực lượng của mình.
Chính quyền ở Chisinau, từng nhấn mạnh rằng họ cam kết đối thoại hòa bình vì tương lai của khu vực, cho biết sẽ triệu tập quyền đại sứ Nga để nêu rõ lập trường của mình.
"Chisinau vẫn hoàn toàn cam kết đối thoại hòa bình ở (Transnistria) và kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ của chúng tôi. Bất kỳ đề xuất nào về một cách tiếp cận khác đều không có cơ sở. Để làm rõ những điều trên, Ngoại trưởng Nicu Popescu đã quyết định triệu quyền Đại sứ Nga đến Bộ Ngoại giao Moldova", Daniel Voda, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Moldova, nêu rõ.
Người phát ngôn trên cũng nhấn mạnh quyền của tất cả các nhóm thiểu số - bao gồm cả những người nói tiếng Nga - ở Moldova đã được đảm bảo.
Hungary chặn Ukraine tham dự cuộc họp chính thức cấp ngoại trưởng NATO Budapest khẳng định quyền của người Hungary ở khu vực Transcarpathian, tỉnh nằm ở phía Tây Nam Ukraine phải được cải thiện trước khi mở các cuộc đối thoại NATO-Kiev. Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó. Ảnh: MTI Nhật báo Hungary (hungarytoday.hu) ngày 30/11 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại nước này Péter Szijjártó cho biết, Chính phủ Hungary sẽ...