Nga phản đối mạnh mẽ hành động quân sự quá mức chống Triều Tiên
Nga cho rằng tham vọng hạt nhân của Triều Tiên gây quan ngại nghiêm trọng nhưng không nên có phản ứng quân sự “quá mức”.
Tên lửa Triều Tiên được phóng từ tàu ngầm. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi quan ngại nghiêm trọng về diễn biến trên bán đảo Triều Tiên. Nga vẫn cam kết toàn diện với một chế độ không phổ biến hạt nhân và không công nhận tham vọng hạt nhân của Triều Tiên”, Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm nay nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Ông nhấn mạnh Nga đồng thời “phản đối mạnh mẽ việc phản ứng quân sự quá mức với hành động của Bình Nhưỡng”. “Chúng tôi thấy việc cố sử dụng chương trình tên lửa hạt nhân Triều Tiên làm cái cớ để thay đổi sự cân bằng quân sự và chính trị trong khu vực là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Antonov nói.
Video đang HOT
Ông Antonov đề cập đến kế hoạch của Mỹ trong việc triển khai các thành phần của lá chắn phòng thủ tên lửa toàn cầu tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. “Những động thái thiển cận như thế mang lại đầy hậu quả nghiêm trọng với ổn định khu vực”, ông nói thêm.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang sau khi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch đầu tháng một và đưa vệ tinh vào quỹ đạo một tháng sau đó, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khiến cộng đồng quốc tế lên án.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thành phần thiết bị quân sự Nhật
Mỹ nhất trí dỡ lệnh cấm nhập khẩu các thành phần dùng trong thiết bị quân sự Nhật, giúp các công ty Nhật dễ dàng cung cấp cho các nhà thầu vũ khí Mỹ hơn.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ - Nhật ký kết biên bản ghi nhớ hôm qua. Ảnh:Reuters
Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng cấp Nhật Gen Nakatani hôm qua ký Biên bản ghi nhớ về việc mua bán quốc phòng đối ứng trong cuộc họp bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe năm 2014 dỡ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí kéo dài hàng thập kỷ. Việc dỡ lệnh cấm đồng nghĩa với các công ty có thể lần đầu tiên cung cấp các bộ phần được thiết kế dành riêng cho dự án quân sự.
Việc này cũng mở đường cho các nhà thầu Mỹ như Lockheed Martin Corp, Raytheon Co để trực tiếp nhắm vào các công ty công nghệ Nhật với tư cách nhà cung cấp.
Khi mua thiết bị quân sự, Mỹ thường hạn chế sử dụng vật liệu từ nước ngoài, như titanium và các kim loại khác, áp đặt chính sách "Mua đồ Mỹ" và áp thuế với các thành phần nước ngoài.
Mỹ đã ký thoả thuận mua bán quốc phòng đối ứng với 23 nước khác, hầu hết là các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu. Đồng minh Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên tham gia danh sách đó.
Trọng Giáp
Theo VNE
Campuchia phản đối Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông Phó Thủ tướng Campuchia Tea Banh phản bác chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắm vào hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. REUTERS Trong buổi hội đàm song phương với đô đốc...